[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Giáo án Lịch sử 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X . Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem video về mẫu [Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU
GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X
I. MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Lập được sơ đồ về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X.
- Trình bày được những nét chính, giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng).
- Nêu được kết quả và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X.
- Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
- Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Phẩm chất
Yêu nước, tự hào về tinh thần bất khuất, “không chịu cúi đầu” của dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc - lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực. Phiếu học tập
- Kênh hình, lược đồ phóng to, giấu A2/A0 (nếu có thể).
- Video clip về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu sgk trang 70 và trả lời câu hỏi: Em đã biết, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phương Bắc đã tìm “trăm phương nghìn kế” để áp đặt ách cai trị đối với nước ta. Nhưng thực tế lịch sử có thuận theo ý đồ của họ không? Em suy nghĩ gì về lời “phàn nàn” của viên Thái thú người Hán: Dân xứ ấy rất khó cai trị?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Các triều đại phương Bắc đã tìm “trăm phương nghìn kế” để áp đặt ách cai trị đối với nước ta. Nhưng thực tế, theo lời “phàn nàn” của viên Thái thú người Hán: Dân xứ ấy rất khó cai trị. Đó là vì tinh thần đấu tranh liên tục, quật cường chống ách đô hộ của người Việt qua các cuộc khởi nghĩa.
- GV đặt vấn đề: Ở Hà Nội có đường phố, thậm chí cả một quận mang tên Hai Bà Trưng; ở Thái Nguyên có trường THPT Lý Nam Đế; ở Nghệ An, Hà Tĩnh có trường THPT Mai Thúc Loan,... Việc các nhân vật lịch sử được đặt tên trường, đường phố, gợi cho em suy nghĩ gì? Đó phải chăng chính là lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ cội nguồn dân tộc, ghi nhớ tinh thần đấu tranh liên tục, quật cường chống ách đô hộ của người Việt qua các cuộc khởi nghĩa? Để tìm hiểu rõ hơn về các cuộc khởi nghĩa và những nhân vật lịch sử tiêu biểu chúng ta cùng tìm hiểu Bài 16 – Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích của cuộc khởi nghĩa; chỉ được trên lược đồ những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; rút ra được nhận xét về tương quan lực lượng giữa nghĩa quân Hai Bà Trưng và quân của Tô Định; Kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc khổ chữ đầu mục 1 và nhớ lại điểu đã học về những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong bài trước. - GV cung cấp thêm tư liệu về quê hương, tên gọi của Hai Bà Trưng: Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra và lớn lên ở khu vực đôi bờ sông Hồng (đoạn từ Hạ Lôi, Mê Linh đến thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nơi có nghề trồng dâu, nuôi tằm. Vì vậy, tên tuổi của hai bà được thần tích dân gian giải thích được bắt nguồn từ cách gọi tên theo các loại kén: kén dày là trứng chắc, tức Trưng Trắc; kén mỏng là trứng nhì, tức Trưng Nhị....). - GV yêu cầu HS trả lời câu 1 sgk trang 73: Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Sau khi HS trả lời, GV mở rộng kiến thức cho HS về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nở cuộc khởi nghĩa theo quan niệm dân gian: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này” - GV chia HS thành 3 nhóm, phát phiếu học tập cho HS, mỗi nhóm sẽ trả lời một câu hỏi (câu 2,3,4 sgk trang 73): + Nhóm 1: Chỉ trên lược đồ hình 2 (tr.71) diễn biến chính của khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Nhóm 2: Đoạn tư liệu 1 và hình 3 cho em biết điều gì về khí thế của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tình thế của chính quyền đô hộ? + Nhóm 3: Khai thác thông tin và đoạn tư liệu trong sgk, hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Sau khi các nhóm đã thảo luận và trả lời câu hỏi, GV tổ chức cho HS “Tập làm hướng dẫn viên du lịch” bằng hính thức xây dựng màn hỏi - đáp, dẫn chuyện của 2 HS: + 1 HS đặt câu hỏi + 1 HS đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về đền Hát Môn và lễ hội đền Hai Bà Trưng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện các nhóm đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS nhóm khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân khởi nghĩa: bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán. - Mục đích của cuộc khởi nghĩa: chống ách đô hộ, bảo vệ nhân dân, khôi phục lại nền độc lập tự chủ đã được thiết lập từ thời vua Hùng dựng nước.
- Nhóm 1: Diễn biến chính của khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Phất cờ nổi dậy khởi nghĩa tại cửa sông Hát (xã Hát Môn, Hà Nội). Tướng lĩnh khắp nơi đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa. Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa (Hà Nội); Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu (Bắc Ninh) và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ; Khởi nghĩa giành thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (Hà Nội). - Nhóm 2: Tương quan lực lượng và khí thế của hai bên trái ngược: + Quân Hán, đứng đầu là Tô Định hốt hoảng, bỏ chạy, cắt tóc, cạo râu, lén trốn về Trung Quốc. + Quân của Hai Bà Trưng mạnh mẽ, hùng dũng đi “đến đâu đều như có gió cuốn, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn “các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố,... đều hưởng ứng”). - Nhóm 3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: + Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành được quyền tự chủ trong ba năm nhưng cuối cùng bị đàn áp do tương quan lực lượng chênh lệch. + Ý nghĩa: chứng tỏ tỉnh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt; tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này. - HS trình bày ngắn gọn màn hỏi – đáp của mình. Nêu được những nét chính về: + Đền Hát Môn: còn gọi là đền Quốc tế, đền Hai Bà Trưng, tọa lạc ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu. Đây cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Tương truyền, đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt. Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Đền Hát Môn được chọn làm nơi sinh hoạt, luyện tập của dân quân du kích địa phương. Những sự kiện lịch sử và hệ thống di tích quanh vùng sông Hát góp phần làm giàu thêm nội dung và tôn cao giá trị của đền thờ Hai Bà Trưng. + Lễ hội đền Hai Bà Trưng: được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, mồng 6 là ngày chính hội. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức nhà nước và truyền thống địa phương: lễ dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức cổ truyền.
|
Hoạt động 2: Khởi nghĩa Bà Triệu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức