[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tổn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Giáo án Lịch sử 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tổn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem video về mẫu [Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tổn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hoá của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.
  • Nhận biết được sự phát triển của văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng :
  • Khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc về sức mạnh cội nguồn của nền văn hoá Việt chính là nền tảng để dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển dù đứng trước bất kì khó khăn, thử thách nào.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Hình minh họa về cuộc đấu tranh giữu gìn và phát triển văn hóa dân tộc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu sgk trang 78 và trả lời câu hỏi: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thủ tiêu văn hoá của người Việt. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, em có biết, người Việt đã làm gì để bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của mình. Điều gì đã tạo nên sự kì diệu đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa để phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

- GV đặt vấn đề: Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, chống lại nhiều biện pháp thủ tiêu văn hóa người Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc, dân tộc ta đã bảo vệ và giữ gìn được những giá trị văn hóa truyền thống của mình. Tiêu biểu như tục xăm mình có thời dựng nước. Người Việt cổ sống nhiều trong môi trường sông nước nên tin rằng nếu xăm mình sẽ không bị thủy quái làm hại. Tục này tồn tại đến đời vua Trần Anh Tông mới bỏ. Sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa đó có được là do dân tộc ta đã biết tiếp thu có chọn lọc từ các những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi vào bài học này hôm nay – Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sức sống của nền văn hóa bản địa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những phong tục tập quán của người Việt; liên hệ và nhận biết được những nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Sự tích trầu cau, lí giải tục ăn trầu của người Việt (tranh minh họa) sgk trang 78. GV lí giải cho HS ăn trầu là tục tương truyền có từ thời Hùng Vương. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến nay phong tục này vẫn được duy trì và bảo tồn. Trong văn hoá giao tiếp truyền thống của người Việt, miếng trầu như một thông điệp về lòng hiếu khách, một “triết lí siêu ngôn ngữ” để diễn tả tình cảm của con người dành cho nhau. Miếng trầu vì vậy đã đi vào tâm thức người dân Việt với ý nghĩa rất quan trọng như “miếng trâu là đầu câu chuyện” hay đi vào ca dao, thơ ca với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như bài thơ Mời trầu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Sức sống của nền văn hóa bản địa sgk trang 78 và trả lời cầu hỏi trong sgk:

+ Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên.

+ Hãy cho biết một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc.

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV bổ sung thêm một số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc (ngoài thông tin sgk nêu) như: con trai cởi trần đóng khố, nữ mặc váy - yếm. Mặc váy và yếm là một nét riêng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt.

Các chính quyền đô hộ phương Bắc dùng mọi cách bắt người Việt phải theo cách ăn mặc như người Hán nhưng không thành. Người Việt rất tự hào với cái váy mang đậm yếu tố văn hoá bản địa của mình trong so sánh với văn hoá Trung Quốc:

    “Cái trống mà thủng hai đầu

Bên ta thời có, bên Tàu thì không”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sức sống của nền văn hóa bản địa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu bài học: vẽ mình (xăm mình), đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân, tiếp khách thì đãi trầu cau.

- Một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ; truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, tôn trọng phụ nữ; các phong tục tập quán vốn có như cạo tóc, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng - bánh giầy.

Hoạt động 2: Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số kĩ thuật, phát minh của người Trung Quốc; những tiếp thu có chọn lọc từ người Trung Quốc.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu, đọc thông tin, sơ đồ trong mục 2 Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa, sgk trang 79 và trả lời câu hỏi: Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV giới thiệu rõ hơn:

+ Nho giáo do Khổng Tử sáng lập và được du nhập vào nước ta từ thời thuộc Hán. Sĩ Nhiếp, Tích Quang, Nhâm Diên là những Thái thú đã có nhiều nỗ lực truyền bá Nho giáo vào Việt Nam. Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về đạo vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và việc nhấn mạnh các phạm trù đạo đức như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đã được các triều đại phong kiến phương Bắc sử dụng làm công cụ tinh thần để cai trị nhân đân ta.

+ Đón nhận tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo được truyền bá từ Trung Quốc sang. Đạo giáo từ Trung Quốc dần hoà nhập với tín ngưỡng dân gian, thờ thần của người Việt,...

+ Tiếp thu một số lễ tết có nguồn gốc từ Trung Quốc như tết Hàn thực, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu,... Tết Hàn thực sang Việt Nam trở thành tết Bánh trôi, bánh chay, tết Đoan ngọ trở thành ngày tết “giết” sâu bọ; tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc dành cho sum họp gia đình,... Đó là nét khác biệt thể hiện sự tiếp thu và Việt hoá văn hoá Trung Quốc của người Việt.

- GV chia HS làm 2 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Em hãy nêu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tiếp thu được từ Trung Quốc còn duy trì đến ngày nay?

+ Nhóm 2: Viên quan Lưu An từng nói với vua Hán Vũ Đế: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được”. Em hãy cho biết lời của viên quan đô hộ người Hán có ý nghĩa gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS nhóm khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

 

- Sự tiếp thu có chọn lọc của nhân dân ta đối với văn hóa Trung Hoa:

+ Học một số phát minh kĩ thuật: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.

+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán; chịu ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, phụ quyền nhưng vẫn giữ gìn truyền thống, tôn trọng phụ nữ.

+ Đón nhận một số dòng Phật giáo. Xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

+ Tiếp thu một số lễ tết như: tết Nguyên đán, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 1: Những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tiếp thu được từ Trung Quốc còn duy trì đến ngày nay:

+ Ảnh hưởng tích cực:

·        Làm cho con người đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Ứng xử theo thứ bậc, khuôn phép, giúp duy trì xã hội có trật tự, có kỷ cương.

·        Con người có nếp sống kính trên nhường dưới.

·        Con người phải tu dưỡng đạo đức để làm tấm gương cho người dưới. Người cán bộ nhà nước phải có đức thì dân mới tin và kính phục.

+ Ảnh hưởng tiêu cực:

Do quá trọng “đức”, “tình” nên buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật.

Việc coi trọng lễ và giáo dục con người theo hướng cứng nhắc, bảo thủ, thụ động.

-  Ý nghĩa lời của viên quan đô hộ người Hán: Nước ta vốn là một nước độc lập (ngoài cõi), có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán riêng (cắt tóc, vẽ mình), khác với người Hán, không thể áp đặt được đồng thời cũng phản ánh sự thừa nhận thất bại từ chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  2. Ni dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  3. Sn phm hc tp: Kết quả của HS.
  4. T chc thc hin:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

Chat hỗ trợ
Chat ngay