[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Giáo án Lịch sử 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem video về mẫu [Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI

 I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Giới thiệu và phân tích được những tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã.
  • Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.
  • Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng:
  • Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
  • Khai thác và sử dụng được một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
  1. Phẩm chất

Trân trọng những di sản của nền văn minh Hy Lạp và La Mã để lại cho nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án. Phiếu học tập của HS.
  • Lược đồ Hy Lạp thời cổ đại, Lược đồ Hy Lạp hiện nay, Lược đồ đế quốc La Mã thế kỉ II (phóng to).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh đền thờ Pác-tê-nông trong phần mở đầu và trả lời câu hỏi: Em đã từng nhìn thấy công trình này chưa? Theo em công trình này nằm ở quốc gia nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: (HS có thể biết hoặc không biết câu trả lời. GV khuyến khích HS trả lời, phát biểu).

Công trình này ở Hy Lạp cổ đại.

- GV đặt vấn đề: Ngôi đền Pác-tê-nông đứng sừng sững trên thành cổ Ác-rô-pô-lit ở A-ten (Hy Lạp) được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten và cái nôi của nền văn minh phương Tây. Công trình này cũng được đánh giá là một trong những toà nhà tốt nhất mọi thời đại, do nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời cổ đại - Phi-đi-at thiết kế và nhiều kiến trúc sư giỏi khác trực tiếp giám sát quá trình thi công. Vì sao ngôi đền này được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten và của văn minh phương Tây cổ đại? Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong bài học Bài 10 - Hy Lạp và La Mã cổ đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Hy Lạp cổ đại lớn hơn ngày nay rất nhiều; hiểu và phân tích được từng điều kiện tự nhiên sẽ có ưu thế để phát triển từng ngành kinh tế riêng; nêu được điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3 và đọc nội dung mục 1a Hy Lạp cổ đại sgk trang 45.

- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 45:

+ Quan sát lược đồ hãy cho biết vị trí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật?

+ Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển ngành kinh tế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV hỏi thêm:

+ Quan sát lược đồ, em hãy so sánh lãnh thổ Hy Lạp cổ đại với Hy Lạp ngày nay.

+ Hãy tìm những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu trang 45 thể hiện hoạt động kinh tế của Hy Lạp.

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4, đọc nội dung mục 1b La Mã cổ đại sgk trang 46 và trả lời câu hỏi: Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại?

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời, GV mở rộng kiến thức, yêu câu HS trả lời câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Hy Lạp cổ đại?

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Điều kiện tự nhiên

a. Hy Lạp cổ đại

 

 

 

 

- Vị trí của Hy Lạp cổ đại có đặc điểm nổi bật:

+ Phạm vi lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay, gồm vùng nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Ê-giê và các dải đất ven bờ Tiểu Á.

+ Điều kiện tự nhiên nổi bật của Hy Lạp:

·        Địa hình bị chia cát thành vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển, đất đai canh tác ít, không màu mỡ nên không thuận lợi cho nông nghiệp trồng lương thực.

·        Đường bờ biển gồ ghề, có nhiều vũng, vịnh thích hợp cho việc lập những hải cảng buôn bán (xuất nhập khẩu hàng hoá và nô lệ).

·        Nhiều khoáng sản nên thủ công nghiệp, luyện kim rất phát triển.

- Với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển ngành kinh tế:  

 + Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực mà chỉ thích hợp cho việc trồng cây ôliu và nho. 

 + Nhưng bù lại, Hy Lạp lại có rất nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lacôni, đồng ở Ơbê, bạc ở Áttich, vàng ở Toraxi… cộng với tài nguyên rừng phong phú. Đặc biệt, ở một số vùng của Hy Lạp cổ đại có loại đất sét đặc biệt rất thích hợp cho việc phát triển và chế tạo đồ gốm tinh xảo. Có thể nói, thiên nhiên không ưu đãi về đất đai, địa hình bị chia cắt, nền kinh tế nông nghiệp Hy Lạp cổ đại không có điều kiện phát triển sớm như các quốc gia phương Đông, và do vậy cũng không xuất hiện nhà nước sớm (chưa tạo ra sản phẩm thừa trong xã hội). + Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chính vì thế, cư dân Hy Lạp cổ đại đã tìm cách khai thác, phát triển tài nguyên rừng, khoáng sản và phát triển các ngành nghề thủ công.

+ Lợi thế biển được người Hy Lạp khai thác triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác, làm cho ngành thương nghiệp hoạt động hết sức nhộn nhịp và mạnh mẽ. Xu hướng kinh tế dần dần được định hình bằng việc phát triển nền kinh tế theo hướng thủ công nghiệp, thương mại hơn là phát triển kinh tế nông nghiệp.

 

 - Hy Lạp cổ đại lớn hơn Hy Lạp ngày nay rất nhiều.

- Những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu trang 45 thể hiện hoạt động kinh tế của Hy Lạp: trung tâm xuất - nhập khẩu, buôn bán nô lệ sầm uất nhất, xuất khẩu đi các sản phẩm nổi tiếng như: rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch,...; nhập ngũ cốc, hạt tiêu, chà là, lúa mì,...

b. La Mã cổ đại

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại:

+ Vị trí: Nhà nước La Mã cổ đại được hình thành trên bán đảo I-ta-li-a (ở Nam Âu) sau được mở rộng ra trên phần lãnh thổ của cả ba châu lục Âu, Á, Phi.

+ Đường bờ biển phía nam có nhiều vịnh, hải cảng.

+ Ở thời kì đế quốc, đất đai được mở rộng, có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển.

+ Có nhiều khoáng sản nên nghề luyện kim phát triển.

 

- Giống nhau: xung quanh đều được biển bao bọc; bờ biển có nhiều vịnh, cảng nên thuận lợi để phát triển thương mại đường biển; lòng đất có nhiều khoáng sản nên thuận lợi phát triển luyện kim.

- Khác nhau:

+ La Mã cổ đại có nhiều đồng bảng rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển.

+ Hy Lạp bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng cây lương thực.

 

 

 

Hoạt động 2: Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế, xã hội; hiểu và vận dụng được cả kiến thức trong bài học để trả lời được hạn chế của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

Giáo án Lịch sử 6 kết nối Bài 1: Lịch sử và cuộc sống
Giáo án Lịch sử 6 kết nối Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 3: Thời gian trong lịch sử

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 4: Nguồn gốc loài người
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 5: Xã hội nguyên thủy
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 8: Ấn Độ cổ đại
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 11: Các quốc gia sơ kỉ ở Đông Nam Á
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 3: Thời gian trong lịch sử
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tổn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 19: Vương quốc Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 20: Vương quốc Phù Nam

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 1: Lịch sử và cuộc sống
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 3: Thời gian trong lịch sử

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 4: Nguồn gốc loài người
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 5: Xã hội nguyên thuỷ
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 6: Sự chuyển biến và phân hoá của xã hội nguyên thuỷ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 13: Giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc của người Việt
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 20: Vương quốc Phù Nam

Chat hỗ trợ
Chat ngay