Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện…

2. Tác giả

- Nguyễn Dữ sống trong thế kỷ XVI, thời gian cụ thể về năm sinh và mất vẫn chưa rõ.

- Là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.

- Ông là người tài năng, trí thức lớn, đã từng đỗ đạt và làm quan dưới thời Lê. Tuy nhiên, nội chiến và cuộc đấu tranh giữa nhà Mạc, Lê, Trịnh đã khiến ông chán nản. Do đó, sau một năm làm quan, ông quyết định rút lui và sống ẩn dật bên cạnh mẹ già, theo đuổi đam mê viết văn.

3. Tác phẩm

Truyền kì mạn lục được Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao cả, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì, được mệnh danh là áng “thiên cổ kì bút”.

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Phân tích một số yếu tố của truyện truyền kì trong Chuyện người con gái Nam Xương (cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật lời thoại, yếu tố kì ảo).

a. Cốt truyện

Sơ đồ diễn biến cốt truyện: 

Tech12h

=> Nội dung bao quát của truyện: thói cả ghen của người chồng và số phận bất hạnh của nàng Vũ Thị Thiết.

b. Thời gian, không gian

- Thời gian: sắp xếp theo trình tự tuyến tính (việc gì xảy ra trước kể trước).

- Không gian: Sự kiện được kể theo các phạm vi khác nhau nối tiếp nhau: trần thế - thuỷ phủ – trần thế; không gian trần thế là thế giới thực, không gian thuỷ phủ là thế giới kì ảo. Con người có thể đi về giữa hai thế giới.

c. Lời thoại: 

- Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là lời độc thoại. 

=> Cơ sở xác định: lời dẫn của người kể chuyện, dấu hiệu lời thoại; cách xưng hô (Kẻ bạc mệnh này ... thần sông...), lời cầu xin, thề thốt (Nếu ... Nhược bằng...)...

- Lượt thoại thứ nhất của bé Đản với Trương Sinh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện: làm cho Trương Sinh nghi ngờ lòng thuỷ chung của vợ, dẫn đến cái chết của nàng. 

- Lượt thoại thứ 2: vừa minh oan cho Vũ Thị, vừa giúp Trương Sinh nhận ra sai lầm của mình.

d. Lời phân trần của nhân vật Vũ Nương

- Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, khẳng định sự thủy chung, trong sạch, hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình.

- Đau đớn, thất vọng tột cùng khi bị đối xử bạc bẽo, bất công.

- Giãi bày nỗi niềm trước khi tự vẫn, xót xa vì mình luôn thủy chung, thanh bạch, khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc vậy mà cuối cùng phải tìm đến cái chết để vùi chôn nỗi oan khiên – nỗi oan mà chỉ trời đất mới có thể thấu tỏ.

=> Lời phân trần, lời than của Vũ Nương cho thấy nét đặc trưng của ngôn ngữ truyện truyền kì là sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

e. Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo

Tác dụng khắc họa 

nhân vật

Tác dụng thể hiện 

chủ đề

Nhân vật và thế giới kì ảo: thuỷ phủ của Linh Phi; các đồ vật kì ảo.

Nỗi oan và lời than của Vũ Thị làm động lòng Linh Phi, được xoa dịu nỗi đau thương, oan khổ; được sống trong thế giới xứng đáng hơn.

Thể hiện niềm cảm thương, mong ước: có một thế giới tốt đẹp trọng ân nghĩa.

Hành động kì ảo: việc Linh Phi báo mộng và được Phan Lang cứu sống; việc cứu sống Vũ Thị, trả ơn Phan Lang của Linh Phi.

Hành động ân nghĩa phù trợ lẫn nhau giữa Linh Phi, Phan Lang dành cho Vũ Thị, cho thấy Vũ Thị là người đáng được trân trọng cứu giúp.

Thể hiện niềm cảm thương, mong ước: người tốt sẽ được thần nhân phù trợ.

Cảnh gặp gỡ kì ảo: đàn tràng giải oan, cảnh gặp gỡ trong cách biệt.

Vũ Thị trở về, vẫn thuỳ mị nết na nhưng đã trong một tư thế khác, yếu tố kì ảo như hứa hẹn một sự đổi khác, một cuộc đời mới.

Thể hiện sự đồng cảm, người tốt sẽ có được cuộc sống tốt đẹp.

2. Nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương

a. Nhân vật chính/ phụ:

Nhân vật chính: Vũ Nương (Vũ Thị Thiết).

- Nhân vật phụ: Trương Sinh, bé Đản, mẹ Trương Sinh, Linh Phi, Phan Lang.

b. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương

Nguyên nhân trực tiếp: 

+ Chiếc bóng trên tường (Vũ Nương thường chỉ vào và bảo với con rằng đó là cha nó).

+ Câu nói ngây thơ của đứa trẻ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” đã thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh.

+ Tính cách của Trương Sinh: đa nghi, ghen tuông, mù quáng, hồ đồ, gia trưởng.

Nguyên nhân gián tiếp: 

+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng: Vũ Nương là “con kẻ khó” được Trương Sinh, là con nhà khá giả, đem trăm lạng vàng để xin cưới. 

+ Lễ giáo phong kiến cùng chế độ nam quyền đã hạn chế tiếng nói bình đẳng, quyền được bảo vệ bản thân của người phụ nữ.

+ Những cuộc chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh li tử biệt, vợ chồng xa cách.

b. Tính cách nhân vật Vũ Nương

- Một người vợ "đẹp người" lẫn “đẹp nết", vẻ đẹp toàn diện, xứng đáng được quý trọng và được hưởng hạnh phúc.

- Người con dâu hiếu nghĩa; người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền thảo.

- Trọng danh dự, phẩm giá, là tiếng nói cảm thương, thái độ phê phán thói ghen tuông gia trưởng chà đạp nhân phẩm của người phụ nữ.

- Người tốt đẹp bị vu oan được thần nhân cứu thoát; giải oan, khẳng định sự trong sạch thuỷ chung, vị tha, độ lượng của Vũ Thị.

c. Tính cách nhân vật Trương Sinh

- Một số chi tiết Nguyễn Dữ sử dụng để khắc hoạ nhân vật Trương Sinh: có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức; tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong số lính đi vào loại đầu,...

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đồng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

2. Nghệ thuật

- Cốt truyện tuyến tính.

- Lời thoại mang đậm màu sắc truyền kì, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động.

- Sử dụng yếu tố kỳ ảo đan xen với yếu tố thực làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay