Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức Chủ đề 7 Bài 2: Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7_Bài 2_Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢM THIỂU HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Hydrogen.

B. Nitrogen.

C. Carbon dioxide.

D. Oxygen.

Câu 2: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Hydrogen

B. Nitrogen

C. Carbon dioxide

D. Oxygen

 Câu 3: Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch?

A. Oxygen

B. Nitrogen

C. Chất bụi

D. Carbon dioxide

Câu 4:: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?

A. Làm khí hậu biến đổi thất thường.

B. Gây ra thiên tai.

C. Nóng lên toàn cầu.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới cảnh quan thiên nhiên?

A. Diện đất rừng bị thu hẹp.

B. Nhiều vùng đất bị nhấn chìm do nước dâng cao.

C. Băng tan.

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?

A. Xuất hiện nhiều loại bệnh mới

B. Hệ miễn dịch của con người suy giảm

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 7: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong các bãi rác thải rắn.

B. Sử dụng và đốt nhiên liệu hóa thạch.

C. Do ống dẫn nước vào các tuabin đặt dưới đáy hồ thủy điện.

D. Cả ba ý trên.

Câu 8: Hiệu ứng nhà kính tác động đến ai?

A. Tự nhiên.

B. Con người.

C. Cả tự nhiên và con người.

D. Không ai cả.

Câu 9: Để bảo vệ môi trường giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, ta cần làm gì?

A. Xây dựng kế hoạch truyền thông kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.

B. Chỉ cần một mình bảo vệ môi trường là được.

C. Hiệu ứng nhà kính không có tổn hại gì nên không cần quan tâm.

D. Cả ba ý trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu không phải là tác động của hiệu ứng nhà kính đến con người??

A. Gây ra các hiện tượng thủng tầng oznoe, nóng lên toàn cầu.....

B. Sức khoẻ: mưa nhiều, nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi và phát triển, kéo theo nhiều loại bệnh, dịch bệnh phát tan tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

C. Thu nhập và khả năng tìm kiếm việc làm cũng tụt giảm do tình trạng sức khoẻ không cho phép.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đâu là các thói quen chưa hợp lý dẫn đến hiệu ứng nhà kính?

A. Đốt rơm rạ.

B. Chưa tiết kiệm điện.

C. Đốt rác.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Hãy chọn đáp án đúng?

A. Hiệu ứng nhà kính là việc của thiên nhiên chúng ta không cần bảo vệ.

B. Mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực, tích cực để góp phần giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường.

C. Chúng ta chỉ cần có những hành động theo sở thích cũng góp phần giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Đâu không phải là biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính?

A. Trồng nhiều cây xanh.

B. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và xe đạp, hạn chế sử dụng ô tô, mô tô, xe máy, nhất là khi những phương tiện này đã quá hạn sử dụng.

C. Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 5: Cần làm gì trong buổi tuyên truyền mọi người về vấn đề ô nhiễm môi trường?

A. Thống kê, chứng minh ô nhiễm môi trường rất có hại cho con người và sinh vật trên Trái Đất.

B. Nêu ra lí do làm môi trường ô nhiễm nặng nề.

C. Đưa ra giải pháp để định hướng mọi người bảo vệ môi trường.

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: Nếu vận động mọi người bảo vệ môi trường bằng hành động, chúng ta nên tổ chức hoạt động gì?

A. Nhặt rác quanh bãi biển

B. Ngày không túi nilong ở các siêu thị, chợ

C. Tái chế chậu cây từ vỏ chai

D. Cả ba ý trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Là học sinh, để khắc phục hiệu ứng nhà kính, em cần làm gì?

A. Trồng nhiều cây xanh.

B. Tiết kiệm điện, nước.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 2: Theo em, chính quyền có thể làm gì để giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính?

A. Kêu gọi người dân chung tay thực hiện các kế hoạch giúp giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính.

B. Đưa ra quy định đối với các doanh nghiệp.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 3: Nếu em là các nhà hoạt động môi trường, em có thể yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, người dân làm gì?

A. Có những hành động giảm thiểu tác động đến môi trường.

B. Xử lý chất thải.

C. Giảm thiểu lượng khí thải độc hại thải ra môi trường.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Cứ vào Chủ nhật hằng tuần, Tuấn lại cùng các bạn tham gia chăm sóc trồng cây xanh ở địa phương. Em có suy nghĩ gì về hành động của các bạn?

A. Đồng tình với hành động của các bạn.

B. Không đồng tình với hành động của các bạn.

C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình.

Câu 5: Để vận động được mọi người bảo vệ môi trường, bản thân em cần làm gì?

A. Trau dồi kiến thức, kĩ năng để hiểu biết sâu sắc về môi trường

B. Rèn luyện bản thân hàng ngày để trở thành tấm gương cho mọi người

C. Nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người, đất nước

D. Cả ba ý trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Pin năng lượng Mặt Trời được tạo ra nhằm mục đích gì?

A. Có lợi cho sức khỏe

B. Bảo vệ môi trường

C. Tiết kiệm tiền của

D. Cả ba ý trên.

 Câu 2: Hiện nay, rất nhiều hãng xe ra mắt sản phẩm sử dụng nhiên liệu là nguồn điện thay cho xăng dầu. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. Con người đã ý thức được việc bảo vệ môi trường.

B. Sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.

C. Xăng, dầu rất đắt nên chúng ta phải chuyển qua sử dụng diện.

D. A và B đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay