Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức Chủ đề 8 Bài 2: Tìm hiểu một số nghề có ở địa phương (tiếp)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệmChủ đề 8_Bài 2_Tìm hiểu một số nghề có ở địa phương (tiếp). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

BÀI 2: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ HIỆN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG (TIẾP)

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Đâu là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương để tuyên truyền?

A. Thử làm một số việc của nghề đó

B. Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi

C. Quan sát thực tế

D. Cả ba ý trên.

Câu 2: Để thu thập thông tin tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương hiệu quả, chúng ta cần làm gì?

A. Tìm kiếm công việc

B. Lập bảng dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương

C. Chỉ cần hỏi người dân

D. Cả ba ý trên

Câu 3: Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được?

A. Thông tin công việc

B. Cách thức tiến hành

C. Kinh nghiệm khi thực hiện công việc

D. Cả ba ý trên

Câu 4: Chúng ta sử dụng hình thức nào để trình bày dự án tìm hiểu nghề địa phương?

A. Trình chiếu

B. Tiểu phẩm

C. Sơ đồ

D. Cả ba ý trên.

Câu 5: Chúng ta có thể tuyên truyền nghề ở địa phương qua những phương tiện nào?

A. Qua internet.

B. Qua sách báo, tranh vẽ, báo đài,…

C. Qua việc tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

.Câu 6: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?

A. Chăm chỉ, kiên trì

B. Trung thực

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 7: Mỗi nghề ở địa phương đều có những yêu cầu riêng về gì đối với người làm nghề?

A. Phẩm chất.

B. Năng lực.

C. Cả hai đáp trên đều đúng.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 8: Đâu là những điểm chung về phẩm chất và năng lực của người lao động trong các nghề ở địa phương?

A. Đều có tính kỉ luật cao, luôn phải tuân theo những quy định đã được đề ra khi làm nghề.

B. Có trình độ chuyên môn tốt, khả năng ứng biến, xử lí các tình huống bất ngờ.

C. Trung thực, cẩn thận.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Đâu là phẩm chất, năng lực của thợ rèn?

A. Sáng tạo, cẩn thận, có năng lực thẩm mĩ.

B. Cẩu thả, thiếu thận trọng.

C. Không tuân thủ những quy định về an toàn lao động.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng?

A. Tìm hiểu thông tin về nghề địa phương giúp ta có thêm lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp.

B. Mỗi địa phương đều có những nghề đặc trưng.

C. Chúng ta nên phát triển các nghề địa phương.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đâu không phải là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?

A. Quan sát thực tế.

B. Thử làm một số việc của nghề đó.

C. Bắt ép người dân lao động ở địa phương đó trả lời những câu hỏi về đặc trưng của một số nghề.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Hãy chọn đáp án sai?

A. Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được thông tin công việc.

B. Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được cách thức tiến hành công việc.

C. Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được kinh nghiệm khi thực hiện công việc.

D. Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ không thu được gì cả.

Câu 4: Đâu không phải là những điểm chung về phẩm chất và năng lực của người lao động trong các nghề ở địa phương?

A. Có tính kỉ luật cao.

B. Trình độ chuyên môn tốt.

C. Có khả năng ứng biến, xử lí các tình huống bất ngờ.

D. Dối trá, cẩu thả, thiếu thận trọng.

Câu 5: Đâu không phải là điểm chung về năng lực và phẩm chất giữa thợ rèn và thợ làm bánh?

A. Hiểu biết về trẻ em.

B. Cẩn thận.

C. Năng lực thẩm mĩ.

D. Sáng tạo.

Câu 6: Hãy chọn đáp án sai?

A. Phẩm chất cần có ở bác sĩ là hung dữ, dối trá và vô trách nhiệm.

B. Năng lực và phẩm chất cần có ở thợ điện là chăm chỉ, kiên trì và sử dụng thành thạo công cụ

C. Giáo viên cần phải có kiến thức vững vàng, hiểu biết về trể em và sử dụng thành thạo các phần mềm word, powerpoint.

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong buổi tuyên truyền về nghề địa phương, em là người phụ trách nội dung về an toàn khi làm nghề ở địa phương. Đâu là những nội dung mà em sẽ tuyên truyền tới mọi người để biết giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương?

A. Đọc kỹ bản hướng dẫn an toàn lao động.

B. Kiểm tra thường xuyên về sức khỏe bản thân và cả sự an toàn của các thiết bị lao động.

C. Sử dụng đồ bảo hộ lao động.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2: Theo em, đâu là lợi ích của việc tuyên truyền về nghề ở địa phương?

A. Giúp bản thân và mọi người biết thêm về những đặc điểm của hoạt động làng nghề hay những nét đặc trưng riêng của các nghề ở một số địa phương.

B. Nâng cao vốn hiểu biết về những rủi ro, nguy hiểm người lao động có thể gặp cũng như cách giữ an toàn cho bản thân khi làm nghề ở địa phương.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 3: Theo em, giữ gìn và phát triển nghề đặc trưng ở các địa phương có quan trọng không?

A. Không quan trọng vì những nghề đó chẳng mang lại lợi ích gì.

B. Rất quan trọng vì nó không chỉ tạo nên giá trị văn hóa riêng và lâu đời của địa phương đó mà còn mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương

C. A đúng, B sai

D. A sai, B đúng.

Câu 4: Chú M. làm nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản nhưng không bao giờ đeo khẩu trang khi làm việc. Em nghĩ gì về hành động này?

A. Hành động này đúng vì đeo khẩu trang bí, không thở được.

B. Hành động này chưa đúng vì nếu không đeo khẩu trang khi tham gia nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản rất dễ bị nhiễm hóa chất độc hại.

C. Không có suy nghĩ gì.

D. Đáp án khác.

Câu 5: Bạn K. có ước mơ muốn trở thành một giáo viên dạy toán, theo em, bạn K. cần những phẩm chất, năng lực nào?

A. Học toán tốt.

B. Khả năng tư duy tốt.

C. Kiên nhẫn.

D. Cả ba đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nếu em làm lãnh đạo địa phương, em có thể làm gì để phát triển các nghề ở địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?

A. Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương.

B. Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mĩ nghệ,....

C. Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Là làng nghề với hơn 500 năm tuổi, làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội lưu giữ nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Vậy theo em, để có thể duy trì và giữ gìn nét văn hóa này lâu đến như vậy, các nghệ nhân làm gốm ở đây cần có những phẩm chất, năng lực nào?

A. Giao tiếp lưu loát.

B. Có khả năng võ thuật.

C. Khéo léo, tỉ mỉ, có năng lực thẩm mĩ.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay