Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập Bài 9: Hôm nay và ngày mai (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Hôm nay và ngày mai (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI (PHẦN 1)

Câu 1: Sự khác nhau giữa người da đỏ và người da trắng trong cách đối xử giữa đất đai và thiên nhiên là gì?

Trả lời:

- Đối với người da trắng:

+ Họ coi mảnh đất này là kẻ thù và khi chinh phục được thì họ sẽ lấn tới.

+ Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi.

+ Ở thành phố người da trắng không có nơi nào yên tĩnh.

+ Người da trắng không để tâm đến bầu không khí họ đang hít thở.

- Người da đỏ:

+ Họ ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ.

+ Đối với họ không khí là quý giá.

+ Người da trắng phải đối xử với các muông thú như những người anh em

Câu 2: Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối của bức thư?

Trả lời:

Ở phần cuối của bức thư, tác giả đã đưa ra những lời kiến nghị có ý nghĩa sâu sắc:

- Cách ứng xử của người da trắng hoàn toàn đối lập với cách ứng xử của người da đỏ đối với đất đai và thiên nhiên.

- Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải dạy con cháu biết kính trọng đất đai vì sự giàu có của đất đai là do nhiều mạng sống của người da đỏ bồi đắp nên.

- Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải khuyên bảo con cháu coi đất như là Mẹ vì bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cho đời sống của con người.

Câu 3: Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?

Trả lời:

Quá trình kiến tạo đồng bằng là được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm của con sông.

Câu 4: Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp. 

Trả lời:

- Phim tài liệu "Hành trình của chúng ta" đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu , nhưng môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất đồng thời mang tới thông điệp sống còng: "Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn"

- Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng, đồng thời vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng đẹp và rực rỡ.

- Trong tập phim về Thế giới băng giá rất nhiều loài động vật hoang dã sống ở môi trường băng tuyết tại Nam Cực và Bắc Cực đang có nguy cơ bị thu hẹp do biến đổi khí trường băng tuyết đang tan nhanh chóng

- Không chỉ ở hai vùng cực gadan như ở bất cứ môi tryowfng sống nào trên hành tinh từ trên cạn đến dưới nước từ những rừng mưa nhiệt đới đến rừng rậm ở Amazon từ sa mạc ở Châu Phi đến vùng đồng bằng ở Bắc mĨ những dòng sông nước ngọt dài hàng ngàn km đều bị tàn phá nghiêm trọng khiến nhiều giống loài biến mất hoặc đứng bên bờ tuyệt chủng.

- Nhưng vẫn chưa muộn, rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra và nhiều tư liệu mang tới thông điệp tích cực ở cuối môic tập phim.

Câu 5: Vẻ đẹp ở các cảnh phim hiện lên như thế nào qua lời miêu tả của tác giả văn bản?

Trả lời:

Hàng chục ngàn chúc chim cánh cụt đi lạch bạch qua những con đường hẹp trên tuyết ở Nam Cực.

Những con hà mã khổng lồ, mập mạp nằm lười biền trong đàn hay cạnh tranh để chinh phục con cái

Cuộc săn mồi kì vĩ của đàn cá heo, cá mập, cá ngừ vậy xanh,...

Câu 6: Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin nào trong văn bản “Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta”?

Trả lời:

Theo em tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới quãng thời gian quay phim và quá trình ghi lại những thước phim quan trọng về thiên nhiên để mang tới những lời cảnh tỉnh, cảnh báo tới người xem trước sự tàn phá của thiên nhiên.

Câu 7: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong các câu sau

  1. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

(Cây bút thần)

  1. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!

(Em bé thông minh)

Trả lời:

  1. Câu khiến
  2. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? – câu hỏi

Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ! – câu trần thuật

Câu 8: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong câu văn sau

Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngôi xa cách nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi!

(Cuộc chia tay của những con búp bê)

Trả lời:

Anh nhớ chưa? – Câu hỏi

Anh hứa đi! – Câu cầu khiến

Câu 9: Nêu cách nhận biệt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

Trả lời:

Các kiểu câu này được nhận biết căn cứ vào:

- Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu.

- Dấu kết thúc câu khi được thể hiện bằng chữ viết.

- Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu.

Câu 10: Xác định cách triển khai của văn bản “Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta” và nhận xét về cách triển khai đó.

Trả lời:

Cách triển khai theo từng luận điểm, cách triển khai này giúp người đọc hiểu được từng vấn đề từng câu chuyện mà tác giả muốn đề ra mà không quá nhiều thông tin chồng chéo lên nhau.

Câu 11: Theo em, việc sản xuẩt những bộ phim tài liệu về thiên nhiên, về sự sống trên trái đất sẽ có tác động như thế nào tới nhận thức của con người?

Trả lời:

Những bộ phim tài liệu về thiên nhiên, sự sống trên trái đất đều là những thước phim chân thực được dụng công sản xuất trong một thời gian dài. Những bộ phim ấy sẽ đem đến những góc nhìn sinh động, phong phú và rộng mở về sự sống trên trái đất, từ sâu trong lòng đại dương đến những khu rừng rậm nhiệt đới, từ những thảo nguyên phì niêu đến những cánh rừng già ở châu Phi hay thậm chí là những hoang mạc khô cằn. Đó là những nơi người xem có thể chưa có cơ hội đặt chân tới khám phá, chúng ta sẽ được mở mang kiến thức về thế giới quanh mình, chứng kiến sự sinh tồn của các loài động thực vật trên khắp trái đất. Trong những bộ phim tài liệu ấy, những thực trạng về môi trường, về khí hậu được lồng ghép đan xen để người xem nhận thức được những tác động khủng khiếp mà con người đang gây ra cho trái đất. Từ đó, phần nào tác động vào việc thay đổi nhận thức của con người về tự nhiên, khí hậu và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ sự sống trên hành tinh này bao gồm cả sự sống của chính chúng ta.

Câu 12: Viết một đoạn văn ngắn bàn về sự cần thiết của bản lĩnh trong cuộc sống trong đó có sử dụng câu phủ định với ý nghĩa khẳng định

Trả lời:

Bản lĩnh chính là dám nghĩ, dám sống, dám làm những gì mà mình cho là đúng, không ảnh hưởng đến người khác. Bản lĩnh còn chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường vượt qua tất cả để dành được điều mà mình mong đợi. Bản lĩnh là một đức tính cần được rèn luyện, gọt giũa của mỗi người để có thể tìm cho mình một con đường đi đúng đắn nhất. Khi chúng ta có bản lĩnh, sẽ không phải cúi đầu, không phải băn khoăn, không phải lo nghĩ sẽ phải làm gì, làm như thế nào. Bản lĩnh sẽ khiến con người quyết đoán hơn. Đứng trước nhiều sóng gió đang ập đến, một gia đình đang xảy ra nhiều biến cố, những người thân lần lượt rời bỏ bạn mà đi. Bạn suy sụp, gục ngã; khi đó chính bạn phải là người tự vực mình dậy, kiên cường gánh vác mọi chuyện. Ấy là bản đã có bản lĩnh, bắt đầu dùng nó để hành động, để mang lại hạnh phúc và bình an. Bản lĩnh sẽ làm nên một con người khác biệt, bạn sẽ tự thấy mình không giống ai. Bản lĩnh sẽ khiến cho bạn tự tin hơn, vươn đến những ước mơ mà bạn đã từng suy nghĩ đến. Là một người sống bản lĩnh thì chắc chắn rằng bạn sẽ không ngần ngại làm sai và sửa sai, bởi bạn biết rằng thành công nào cũng sẽ đánh đổi bởi những thất bại. Không ai có thành công mà không phải trải qua những vấp ngã, khó khăn. Bạn nên nhớ, bản lĩnh chỉ có thể làm đòn bẩy để bạn có thể thực hiện mọi điều một cách chắc chắn nhất. Nếu như bạn để mất bản lĩnh của mình, mọi việc sẽ rất khó khăn để thực hiện.

Câu 13: Phân tích giá trị của những từ phủ định trong các ví dụ sau:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

(Tràng Giang – Huy Cận)

  1. Đêm nào, anh chẳngnhớ em.

Chờ mãi anh sang anh chả sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

 Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

 Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Mình em lầm lũi trên đường về

Có ngắn gì đâu một dải đê!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Trả lời:

  1. Phủ định không đò, không cầu
  2. Khẳng định nỗi nhớ của chàng trai với cô gái
  3. Lời giận hờn dịu dàng
  4. Lời trách cứ, giận hờn

Câu 14: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

  1. a) Đẹp gì mà đẹp!
  2. b) Làm gì có chuyện đó!
  3. c) Bài thơ này mà hay à!
  4. d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.

Trả lời:

Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng được biểu thị ý phủ định.

Đặt câu có ý nghĩa tương đương:

Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

  1. a) Không đẹp!
  2. b) Không có chuyện đó!
  3. c) Bài thơ này không hay!
  4. d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn

Câu 15: Chuyển các câu sau thành câu khẳng định

  1. Hôm qua, mẹ ở nhà.
  2. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
  3. Cô ấy rất đẹp.
  4. Anh ấy đi xe cẩn thận

Trả lời:

  1. Hôm qua, mẹ không đi đâu cả.
  2. Trong giờ Toán, Hoa không nói chuyện riêng.
  3. Cô ấy không xấu.
  4. Anh ấy không đi xe ẩu.

Câu 16: Đặt các câu khẳng định và phủ định

Trả lời:

* Câu khẳng định

- Chiến dịch này nhất định thắng lợi vì chúng ta đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết.

- Chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng đại dịch Covid vì mọi người đều tuân thủ các biện pháp phòng dịch an toàn.

- Chỉ cần có sự quyết tâm thì chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Chúng ta sẽ có sức khỏe tốt khi thường xuyên luyện tập thể dục và chơi thể thao.

* Câu phủ định

- Tôi chẳng sao quên được

- Tôi không thể nào là không nhớ

- Ai mà chẳng biết

- Chả đứa nào là đứa không có bút

- Không ai trong lớp không thích tôi

Câu 17: Em đã xem những bộ phim nào nói về sự sống trên Trái Đất hoặc thảm họa thiên nhiên? Hãy chia sẻ điều em tâm đắc về một trong những bộ phim ấy.

Trả lời:

Em đã xem bộ phim Khe nứt – San Andreas (2015) nói về thảm họa động đất. Trước hết, bộ phim đã được đầu tư với kinh phí 100 triệu USD và là bộ phim đầu tiên về đề tài thảm họa được dựng bởi công nghệ 3D đem đến những trải nghiệm về hình ảnh, âm thanh chân thực, sống động. Về phần kĩ xảo và hiệu ứng âm thanh thì đoàn làm phim đã làm vô cùng tốt. Về phần nội dung phim, San Andreas cho người xem không chỉ hình dung mà còn có cảm giác chân thực về sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại trước sức công phá kinh hoàng của thiên nhiên. Khe nứt gãy San Andreas sau hơn 100 năm im ắng đã hoạt động trở lại, gây nên hàng loạt thảm họa động đất kinh hoàng, đe dọa cuộc sống và tính mạng của hàng triệu người dân Mỹ. Ray – một nhân viên cứu hộ trên không - phải xoay sở để cứu gia đình mình trước sức tàn phá khốc liệt của thiên nhiên. Cả thành phố chìm trong đổ nát, mặt đất tách làm đôi và cơn sóng thần thì đang chực chờ ập đến. Trong nguy hiểm, người ta mới thực sự nhận ra đâu là chân giá trị của tình thân gia đình. 

Câu 18: Trình bày một vài hiểu biết của em về thực trạng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra.

Trả lời:

Biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này. Biến đổi khí hậu khiến cho mực nước biển ngày một dâng lên, các bờ biển đang dần biến mất, các hệ sinh thái bị phá hủy từ những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và hiện tượng axit hóa đại dương. Biến đổi khí hậu cũng gây mất đa dạng sinh học, dự tính 50% các loài động thực vật sẽ đối diện với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2025. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của biển đổi khí hậu, chúng ta bị đe dọa về nguồn lương thực, nhiên liệu, nơi cư trú và thu nhập cũng dần mất đi. Thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo, xung đột là những nguy cơ chúng ta phải đối mặt khi biến đổi khí hậu diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn.

Câu 19: Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn là tài nguyên, đất, phù sa màu mỡ, thức ăn,....

- Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đồng thời thấy được lũ mang tới nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho người dân nơi đây, ngoài ra mang tới những tài nguyên mới và quá trình tái tạo đất.

Câu 20: Qua những thông tin tác giả cung cấp trong văn bản, theo em, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long mang đến những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Nguồn nước ngọt quan trọng để thau chua, rửa mặn đất cho phần lớn diện tích đất nhiễm phèn nhiễm mặn ở đồng bằng.

+ Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng (hằng năm đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục mở rộng về phía biển hàng chục mét).

+ Mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có cho vùng.

+ Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn.

+ Phát triển giao thông trên kênh rạch.

- Khó khăn:

+ Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài.

+ Phá hoại nhà cửa, vườn dược, mùa màng.

+ Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.

+ Gây thiệt hại về người và của.

Câu 21: Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?

Trả lời:

Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt là

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

Ấn tượng của em là những đúc kết của người xưa về những hiện tượng quan sát trên trời và dự đoán được mưa bão sắp tới bảo vệ nông nghiệp và mùa màng

Câu 22: Trình bày một vài hiểu biết của em về mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Người dân miền tây hay gọi mùa nước nổi bằng nhiều cách gọi như mùa nước lên, mùa nước lớn, mùa nước lũ... Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch ( tức khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lịch), con nước từ thượng nguồn sông Mê Công lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long tạo thành biển nước, từ An Giang, Đồng Tháp men theo kênh Vĩnh Tế về Kiên Giang - nơi cuối nguồn mùa nước nổi. Dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng người miền tây lại không coi đó là thiên tai. Vào mùa nước nổi, cũng là lúc con người miền tây hối hả nhất. Họ coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác và mưu sinh, thay vì canh tác nông nghiệp, họ chuyển sang khai thác những nguồn lợi dồi dào mà nguồn nước mang lại. Đây là thời điểm tất cả mọi thứ vùng này dường như sinh sôi, nảy nở trong mùa nước nổi. Mùa nước nổi, là mùa cho đất đai vùng hạ lưu sông Mê Công được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng và cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân miền tây mùa nước nổi lấy thuyền làm nhà. Mọi sinh hoạt, ăn uống đều trên ghe thuyền với những bữa ăn đạm bạc, vội vàng để kịp theo những con nước mưu sinh. Đến miền tây mùa nước nổi, nơi đầy ắp những nỗi nhớ, niềm thương cho những du khách khi xa nó với những bữa cơm ấm tình đồng nghiệp trong lời ca vọng cổ. 

Câu 23: Theo em, trẻ em có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ hành tinh Trái Đất?

Trả lời:

Bảo vệ môi trường hiện nay đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Muốn giải quyết thành công bài toán ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì trước hết chúng ta cần bắt đầu bằng việc giáo dục trẻ em, nâng cao nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường ngay từ những cấp học nhỏ nhất. Theo Unilever Vietnam, chúng ta hãy bắt đầu giáo dục trẻ em từ việc tiết kiệm nước. Với một hành động nhỏ như tiết kiệm nước cũng góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Hãy bắt đầu từ việc tắt điện khi không dùng đến. Tiết kiệm điện cũng quan trọng chẳng kém gì nước, vì đây cũng là nguồn năng lượng quý và phải rất khó khăn mới tạo ra được. Hãy bắt đầu với việc yêu cây, cỏ. Từng lá cây, từng bông hoa, ngọn cỏ cũng sẽ giúp cho môi trường trở nên tươi xanh, không khí trong lành. Hãy bắt đầu với việc bỏ rác đúng nơi. Rác thải luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để tạo nên kết quả lớn lao, chung tay góp sức mình vào việc gìn giữ hành tinh xanh thân yêu của chúng ta.

Câu 24: Em hiểu thế nào về câu nói của thủ lĩnh da đỏ: "Đất là Mẹ"

Trả lời:

Câu nói "Đất là Mẹ" nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất:  con người sống được là nhờ có đất đai. Đất đai cho con người nơi trú ngụ. Đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Đất đai nuôi sống cây cỏ, thú vật và các thứ này lại nuôi sống con người. Trên mặt đất còn có những dòng suối, con sông cho con người nguồn nước và nguồn thủy sản... Tóm lại nhờ có đất con người mới sống được. Đất đai tựa như người Mẹ đã sinh ra con người. Những con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất., cần có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.

Câu 25: Tại sao Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn cách đây hơn một thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường?

Trả lời:

Đây là một bức thư rất nổi tiếng, cách đây hơn một thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường. Bởii lẽ, ngày nay khi xã hội phát triển, con người chạy đua công nghệ, ra sức phát triển kinh tế. Đất đai ngày càng bị ô nhiễm, xói mòn và dường như bị "bỏ mặc" không được quan tâm và sử dụng đúng cách. Dẫu là trong quá khứ hay hiện tại thì đất đai vẫn là nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng đối với đời sống của con người và là lãnh thổ của một dân tộc. 

Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ. Qua bức thư này, người da đỏ đã bày tỏ lòng quý trọng thiên nhiên, sự gắn bó của con người và bầu trời, mặt đất, các dòng sông, muôn loài cỏ cây và muông thú. Họ đã tỏ rõ ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sông và họ hiểu sâu sắc rằng bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Đó là những thông điệp quý giá và luôn có ý nghĩa trong mọi thời đại

Câu 26: Bằng những hiểu biết của em, hãy nêu cảm nhận về cuộc sống tôn thờ thiên nhiên của người da đỏ.

Trả lời:

Người da đỏ là cộng đồng người dân bản địa sống tại Hoa Kỳ từ hàng nghìn thậm chí hàng triệu năm trước. Họ là những người dân du mục được cho là đến từ châu Á. Văn hóa của những người Mỹ bản địa có lịch sử đến hàng trăm năm và được phát triển cùng với thiên nhiên. Mọi yếu tố trong cuộc sống người dân da đỏ đều được dựa trên sự phát triển của Trái đất. Các bộ tộc người da đỏ tôn thờ linh hồn của các loài động vật như những vị thần. Tuy nhiên họ vẫn giết thịt chúng để làm thực phẩm và quần áo. Họ sẽ không bao giờ bỏ phí bất cứ phần nào của các loài động vật, họ ăn thịt, dùng lông làm áo, sử dụng da làm trống và xương để chế tạo nên các công cụ, vũ khí. Những người da đỏ tin rằng, linh hồn các loài động vật sẽ sống mãi cùng linh hồn bộ lạc. Họ chạm khắc những "totem" hình mặt thú trên khúc gỗ để biểu trưng cho linh hồn người thân trong gia đình hay nhân vật quan trọng trong bộ tộc. Người da đỏ tin rằng mỗi người đều mang linh hồn của một loài động vật nhất định. Khi họ chết đi, linh hồn của họ sẽ sống trong con vật đó. Họ coi thiên nhiên là một món quà của thượng đế và luôn quan niệm rằng, cần phải tôn kính và quý trọng thiên nhiên.

Câu 27: Em đã đọc những tác phẩm nào viết về người da đỏ? Kể tên và nêu cảm nghĩ của em về những tác phẩm đó.

Trả lời:

Tác phẩm viết về người da đỏ mà em đã đọc là: “Không nhà” – Tommy Orange

“Không Nhà” nói lên sự thật về câu chuyện của người Mỹ bản địa, nhưng không phải là bức tranh với những người thổ dân cưỡi ngựa, mang cung tên bên mình. Thay vào đó là cuộc đấu tranh của những người Mỹ bản địa trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sự vật lộn của từng cá nhân để tiếp tục tồn tại. Tác giả không ngay trực tiếp đưa người đọc vào câu chuyện của mình mà ông đưa vào những dư liệu có thật trong lịch sử về cuộc xâm lược của người da trắng lên vùng dất bản địa của người da đỏ. Về những chiếc thủ cấp, việc người da trắng đã giết hại, cướp bóc dã man đến thế nào rồi sau đó đẩy những người bản địa phải tha phương, từ bỏ đi tên họ và quê hương của mình. Nó lý giải cho người đọc vì sao những câu chuyện được bắt đầu. Và nếu người ta nhìn phương Tây, nhìn người da trắng là sự phát triển của văn minh nhân loại thì văn minh của nhân loại thực ra không vượt ra bên ngoài thời kỳ dã man là bao mà chỉ là dã man theo một cách khác. Bởi vì họ chẳng qua là những kẻ mạnh hơn và thành công trong các cuộc xâm chiếm, xóa bỏ đi bản sắc của dân tộc khác rồi khoác lên mình bộ áo “văn minh”. Khép lại trang cuối cùng của “Không nhà”, em cảm nhận rõ hơn những khó khăn, đau đớn mà người da đỏ phải chịu đựng trước sự xâm chiếm tham lam, độc ác của những người ngoại tộc. Và cũng giống như trong văn bản “Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn”, người da đỏ họ yêu mảnh đất của mình như máu thịt, trong họ có chảy dòng chảy của núi rừng và tình yêu thiên nhiên, muông thú, cỏ cây luôn ngập tràn trái tim họ. “Không nhà” quả thực là một cuốn sách đáng để đọc và suy ngẫm.

Câu 28: Kể tên những bài báo mà em biết viết về miền đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời:

Có thể kể đến một số bài báo sau:

- “Đồng bằng sông Cửu Long vào top 10 điểm đến giá trị nhất”

- “Du lịch qua ảnh: Buôn bán bên bờ sông Cửu Long”

- “Làm nông “tử tế” ở Đồng bằng sông Cửu Long”

- “Để Đồng bằng sông Cửu Long ‘đứng dậy’ làm chủ và vươn lên mạnh mẽ hơn”

 

Câu 29: Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu về cơ bản vẫn giữ được

  1. Anh nên đóng cửa sổ lại
  2. Ông Giáo hút trước đi

Trả lời:

  1. Người em bảo anh mình đóng cửa sổ lại
  2. Lão Hạc mời ông Giáo hút thuốc trước

Câu 30: Đặt câu nghi vấn nhằm mục đích

  1. Bộc lộ cảm xúc trước một vườn hoa đẹp
  2. Nhờ bạn đèo về nhà
  3. Mượn bạn cái bút

Trả lời:

  1. Ôi, sao vườn hoa này lại đẹp đến thế nhỉ?
  2. Hoa ơi, hôm nay xe của tớ bị hỏng mà nhà tớ gần nhà cậu, cậu có thể đèo tớ về nhà được không?
  3. Tuấn ơi, hôm nay tớ đi vội nên quên hộp bút ở nhà, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay