Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập Bài 9: Hôm nay và ngày mai (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Hôm nay và ngày mai (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI (PHẦN 2)

Câu 1: Tóm tắt văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn.

Trả lời:

Đối với người da đỏ, đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng.Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. “Đất là mẹ” của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.

Câu 2: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ là gì?

Trả lời:

Đối với người da đỏ, mỗi tấc đất là thiêng liêng. Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ

- Những bông hoa là người chị, người em của người da đỏ.

- Dòng nước óng ánh, êm ả là máu của tổ tiên người da đỏ.

- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

Câu 3: Câu khẳng định dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề.

Câu 4: Xác định câu phủ định, khẳng định trong những câu dưới đây.

  1. Không phải, nó chần chần như cái đòn càn
  2. Trời chưa tạnh hẳn đâu, vẫn còn mưa lâm râm
  3. Trời chắc hẳn lạnh lắm, mọi người mặc nhiều áo thế kia cơ mà.

Trả lời:

  1. Câu phủ định
  2. Câu phủ định
  3. Câu khẳng định

Câu 5: Câu kể dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu dùng để trần thuật về một hiện tượng sự việc, kết thúc bằng dấu chấm.

Câu 6: Câu hỏi dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu được đặt trong mạch đối thoại, trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp, có từ không và dấu chấm hỏi.

Câu 7: Hãy trình bày hiểu biết của em về về tác giả Lê Anh Tuấn

Trả lời:

*Tác giả:

- Lê Anh Tuấn sinh năm 1960, quê ở Thừa Thiên Huế, chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới Đồng Bằng sông Mê Kông vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu,

- Ông đã xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Câu 8: Xác định phần Sapo của bài báo “Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ”

Trả lời:

Khi “lũ” không về hoặc về ít đi trong nhiều năm liền, các nhà quản lý mới nhận ra đồng bằng sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ, điều mà người nông dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa đặc biệt này cái tên mùa nước nổi.

Câu 9: Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

Trả lời:

Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Vùng Châu thổ sông Cửu Long cũng không ngoài quy luật đó và càng đặc biệt hơn với vùng địa mạo có tuổi địa chất trẻ, nằm tận cùng của một lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhều vùng địa chất khác nhau đổ dài từ các rặng của hãy núi Hymalaya cao nhất thế giới, bằng qua vùng cao nguyên Tây Tạng.

- Bổ sung nước từ hai phía tả ngạn và hữu ngạn của các khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp hình thành ở các vùng đồi núi dãy Trường Sơn, nối tiếp với cao nguyên trung phần Việt Nam hùng vĩ và tiếp tục xuôi về phía đồng bằng của đất nước Chùa Tháp, kết nối với Biển Hồ bao la và cuối cùng đổ về vùng châu thổ sông Cửu Long thấp và phẳng của Việt Nam.

Câu 10: Tác giả cho biết điều gì về bố cục và quy mô phản ánh của bộ phim “Hành tinh của chúng ta”?

Trả lời:

Tám tập phim với tám môi trường sống trên khắp thế giới, từ vùng cực băng giá (Nam cực và Băng cực), những cánh rừng mưa nhiệt đới, vùng sa mạc và đồng cỏ ở châu Phi, những đại dương sâu thẳm cho đến sông ngòi và những khu rừng rậm đa dạng ở Nam Mỹ...

Câu 11: Nội dung nào được tác giả nhắc đến trong phần “Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng”?

Trả lời:

Nội dung được nhắc đến là những vẻ đẹp ngoạn mục của thế giới tự nhiên hoang dã và những con số, lời cảnh báo đau lòng của các nhà làm phim , của các nhà khoa học về hành tinh của chúng ta

Câu 12: Nêu giá trị nội dung của văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn.

Trả lời:

Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng – klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

Câu 13: Trong đoạn văn “Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn” tác giả đã sử dụng phép so sánh và nhân hoá, hãy chỉ ra các phép tu từ đó và nêu tác dụng.

Trả lời:

* Các phép nhân hóa:

Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ ( dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên )

Những bông hoa ngát hương là người chị, người em ( dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên )

Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa “đều cùng một gia đình” ( dùng để tả hiện tượng thiên nhiên.)

* Các phép so sánh được sử dụng:

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.

Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.

* Tác dụng của các phép tu từ

Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trên cho ta thấy rõ sự gắn bó máu thịt ngàn đời của người da đỏ với thiên nhiên. Con người với thiên nhiên được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là chị em, như là con người trong một gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

Câu 14: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong câu văn sau

Anh đã nghĩa thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang. 

(Dế mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

Câu trần thuật

Câu 15: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong đoạn thơ sau

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)

 

Trả lời:

Đoạn thơ trên dùng kiểu câu hỏi

Câu 16: Hãy đặt câu theo 4 kiểu câu chia theo mục đích nói dựa trên câu trần thuật đã cho sau đây: 

Hôm nay con đi chơi rất vui

Trả lời:

Câu nghi vấn: Hôm nay con đi chơi có vui không?

Câu khiến: Hôm nay con đi chơi hãy thật vui nhé!

Câu cảm thán: Hôm nay con đi chơi vui quá!

Câu trần thuật: Hôm nay con đi chơi không vui.

Câu 17: Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì đã chỉ ra những đặc điểm và nhược điểm khi lũ mang tới nơi đây. Tuy nhiên ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, đặc biệt mang đến tài nguyên vô cùng phong phú với người dân.

Câu 18: Vì sao có lũ lớn lại điều được người dân miền sông nước mong đợi?

Trả lời:

Năm nào có lũ lớn là năm đó có nhiều có chim, sản vật của mùa lũ rất nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa và sản lượng cao vì vật nông dân ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mớ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước.

Câu 19: Xác định kiểu phủ định trong những câu dưới đây

  1. Hôm nay, tôi không đi học.
  2. Chẳng phải hôm qua cậu đặt nó ở đây mà.
  3. Không phải cô Nga bị gãy chân.
  4. Tôi chưa nấu cơm.

Trả lời:

  1. Phủ định miêu tả
  2. Phủ định bác bỏ
  3. Phủ định bác bỏ
  4. Phủ định miêu tả

Câu 20: Trong những câu dưới đây, câu nào có chứa từ phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định, câu nào không có từ phủ định nhưng mang nghĩa phủ định?

  1. Tôi không thể không nhớ
  2. Mẹ tôi chẳng quên một kỉ niệm nào về cô Hoa
  3. Giỏi gì mà giỏi.
  4. Đứa trẻ nào chẳng thích kẹo
  5. Thế mà bảo hát hay lắm.

Trả lời:

Câu có chứa từ phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định: a, b, d

Câu không có từ phủ định nhưng mang nghĩa phủ định:c, e

Câu 21: Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác vì mỗi nới đều có những ưu nhược điểm, đặc biệt về địa hình và môi trường sống của các loài sinh, động vật, ngoài ra còn thời tiết, người dân, môi trường nên không thể áp dụng.

Câu 22: Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ “Sống chung với lũ”? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.

Trả lời:

Sống chung với lũ là cách ứng xử tốt nhất của người dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa lũ lụt. Tư duy mới về sống chung với lũ đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân: Việc người dân không lo chạy lũ sẽ tập trung tận dụng các lợi thế để hình thành các mô hình sản xuất mùa lũ theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Hàng vạn đất nông nghiệp sẽ được rửa mặn, tẩy phèn, tiêu diệt sâu bọ, bồi đắp thêm phù sa màu mỡ. Lũ về mang lại nguồn lợi thủy hải sản lớn. Không chỉ sống chung với lũ mà người dân ở đây còn phải sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn.

Câu 23: Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"  thuộc kiểu văn bản gì? Nếu căn cứ cho phép em xác định như vậy

Trả lời:

Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"  thuộc kiểu văn bản khoa học.

Căn cứ vào thông tin và dữ liệu xác thực của tác giả đưa ra trong suốt 4 năm quay dựng phim.

Đồng thời văn bản đưa ra các dẫn chứng về khoa học môi trường,....

Câu 24: Cách kết thúc văn bản có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cách kết thúc văn bản đặc biệt thay vì đưa ra lời khuyên, lời cảnh cáo hay phương pháp thì tác giả đã chỉ ra dữ liệu và số lượng người tham gia bộ phim quay vào ghi lại những thước phim chân thực nhất tới khán giả.

Câu 25: Cho biết những câu chứa từ “hứa” sau đây thực hiện những mục đích gì. Dựa vào đâu mà em biết?

-         Em để nó ở lại- Giọng em ráo hoảnh – (1) Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? (2) Anh hứa đi.

-         (3) Anh xin hứa.                                                               ( Khánh Hoài)

Trả lời:

 (1) Câu trần thuật

(2) Câu khiến

(3) Câu trần thuật

Câu 26: Phân tích tình cảm, cảm xúc thể hiện trong những câu sau và có thể xếp các câu đó vào kiểu câu cảm thán được không?

“Ai là cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con”

“Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”

c.

 “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;

Đem chi xuân đến gợi thêm sầu.”

(Chế Lan Viên, Xuân)

  1. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

  1. Câu ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với thân phân của những con người nhỏ bé trong xã hội.
  2. Sự than thân, trách phận đã đẩy người chinh phụ tới cảnh đơn chăn gối chiếc, cô đơn.
  3. Nỗi buồn đau, sự cô đơn chán trường vẫn ngự trị thường trực trong lòng tác giả khi mọi người đang mong chờ xuân tới.
  4. Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.

   → Đây đều là những câu nói bộc lộ cảm xúc tuy nhiên không có câu nào là câu cảm thán vì không chứa từ ngữ cảm thán, và không có dấu chấm than kết thúc cuối câu nên không xếp vào kiểu câu cảm được.

 

Câu 27: Đặt 5 câu có chứa từ phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định

Trả lời:

- Không có con đường nào đi đến thành công mà không chứa đầy chông gai thử thách.

- Chúng ta không thể không phòng chống dịch Covid-19 bởi đây là một đại dịch nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

- Tôi chẳng thể nào quên được hình ảnh con sông quê hương yêu dấu.

- Ai mà chẳng có những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp mà mỗi khi nhớ về, tâm hồn lại xao xuyến, bâng khuâng.

- Chẳng có nỗi lực nào lại không được đền đáp bằng kết quả xứng đáng, chỉ cần chúng ta luôn luôn kiên trì và không nản chí.

Câu 28: Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu Tô Hoài thay từ không bằng từ chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?

Trả lời:

Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có thay đổi, bởi: từ chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho tới thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể.

Nghĩa là Dế Choắt lúc ấy không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa. Sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Câu 29:  Diễn đạt nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định ( ý nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi)

  1. Hôm qua, nó ở nhà.
  2. Trong giờ học, nó rất trật tự.

Trả lời:

  1. Hôm qua, nó không thể không ở nhà.
  2. Trong giờ học, nó không hề nói chuyện.

Câu 30: Phân tích tác phẩm Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn.

Trả lời:

Bảo vệ thiên nhiên và môi trường hiện nay là vấn đề sống còn đối với nhân loại. Tất nhiên phải có sự đồng thuận và những biện pháp có tính chất chiến lược toàn cầu. Song, để có được những hành động kịp thời và hiệu quả ấy, con người phải tự đổi mới về nhận thức. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn góp phần tích cực vào tư tưởng, tình cảm của chúng ta trên phương diện vừa nêu.

"Đất là mẹ". Luận điểm quan trọng này chạy suốt bài văn, và riêng ở phần đầu bức thư, nó mở ra một quan niệm hoàn toàn mới mẻ. Vì sao "mỗi tấc đất là thiêng liêng", nghĩa là một khái niệm vật chất đã được tinh thần hoá ? Vì một mặt, "mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương..." đối với người dân da đỏ đã trở nên không khí trong lành để sống, để hít thở hằng ngày. Và một mặt khác, nó là trí tuệ, là khái niệm. Đất vừa là không gian vừa là thời gian, và tất cả điều này đã trở nên máu thịt: "Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ". Câu văn chân thành như một lời tâm niệm, một tiếng nói trung thực tha thiết của lương tâm. Hình ảnh bà mẹ trở đi trở lại nhiều lần ở đoạn văn nhằm khẳng định quan hệ huyết thống, mà khi đã có quan hệ huyết thống thì không thể chia cắt, tách rời: "Chúng tôi là một phần của mẹ, và mẹ cũng là một phần của chúng tôi". Người với bông hoa là chị, là em: người với mỏm đá, vũng nước,... đều cùng chung một gia đình. Dòng nước đâu chỉ là những giọt nước, nó là "máu của tổ tiên chúng tôi". Tiếng thì thầm của nó chính là "tiếng nói của cha ông chúng tôi". Luận điểm quan trọng này một mặt phản ánh quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường sống từ buổi sơ khai, nhưng một mặt nó xác nhận một quy luật trường tồn: con người muốn tồn tại, phải dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Và như thế, đồng thời nó dự báo những nguy cơ: con người sẽ tự huỷ diệt nếu những khế ước thiêng liêng giữa con người với môi trường đã được thiết lập một cách tự nhiên bị xâm phạm. Và không dưới hai lần, khế ước tinh thần ấy được gọi tên một cách nôm na là "kí ức của người da đỏ".

Trên cơ sở ấy, tác giả bức thư gay gắt phê phán lối sống thực dụng của "người da trắng" đã và đang phá vỡ mối quan hệ vốn thân thiện giữa con người với đất, với thiên nhiên. Họ đã thay thế quan hệ gia đình bằng quan hệ sở hữu, quan hệ chiếm đoạt. Lấy lợi nhuận làm thước đo, con người tàn bạo, ích kỷ và tham lam tự biến mình thành con thú: "Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc". Thế giới mà người da trắng tạo ra là những thành phố rất trái với tự nhiên ở chỗ: "chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng". Thế là: biến đất đai thành vật bán mua, biến nông thôn thành đô thị, nhưng quá quắt hơn, họ biến bầu không khí vốn là của chung, của muông thú, cỏ cây, cả người da trắng cũng cùng sẻ chia "hít thở bầu không khí đó" thành đối tượng chẳng đáng quan tâm. Điều đáng nói ở đây, cũng thật vô lý ở đây: tác giả bức thư lưu ý cả đến quyền lợi của những người đi chinh phục, trong lúc chính kẻ đi chinh phục lại chẳng đoái hoài. "Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ". (Ở đoạn trước: những âm thanh của mùa xuân đối với họ không có ý nghĩa gì hơn là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai). Cách lập luận dẫn đến cao trào khi người viết bức thư so sánh hai hình ảnh một thuộc về thiên nhiên, còn một thuộc về nền văn minh hiện đại: "con trâu rừng" và "con ngựa sắt nhả khói". Nếu xét về phương diện ích lợi trong giao thông thì: "con ngựa sắt nhả khói" là vô địch, là niềm tự hào. Nhưng nếu chỉ cần đến nó mà bắn bỏ những con trâu rừng thì khi đoàn tàu chạy qua lại là một hành vi tự sát. Câu văn sau đây vượt qua sự khập khiễng của biện pháp so sánh thông thường để đạt đến một sự tiên tri, minh triết: "Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống". Một câu hỏi không có hồi âm vì không thể có một cách nào đó trả lời, vậy bản thân nó đã là chân lý, một sự thật hiển nhiên.

Phần kết của bức thư cũng như phần quan trọng phía trên không bị ràng buộc bởi nghi thức bán mua thông thường một vùng đất có thể còn rất hoang vu. Cái chính là thái độ của con người trước sau đối với đất ra sao ? Về chủ sở hữu, nó có thể thuộc về người da trắng, nhưng "Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi", mảnh đất ấy "do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên", nghĩa là mồ mả tổ tiên của người da đỏ. Nhưng cái chính cũng chưa hẳn đã là như thế ! Dù chủ sở hữu là ai, đối với người da đỏ và người da trắng: "Đất là Mẹ". Đã là mẹ, đất sẽ yêu thương đùm bọc mọi đứa con mình. Nhưng có điều: đừng có một ai xúc phạm tới đất đai. Bởi "Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất"

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay