Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Chân trời sáng tạo CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Hoạt động 2.1. Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 – 2000)

Hoạt động 2.1.1. Sự phát triển không ổn định về kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tình hình phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 2.8 – Hình 2.10, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.25 – 27 và trả lời câu hỏi: Nêu tình hình phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: 

Khai thác Hình 2.8 – Hình 2.10, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.25 – 27 và thực hiện nhiệm vụ: 

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Hình 2.8. Quy định hạn chế mua xăng dầu 

trong khủng hoảng dầu mỏ ở các nước tư bản năm 1973

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Hình 2.9. Rô-bốt công nghiệp trong dây chuyền

sản xuất ô tô ở Nhật Bản

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Giá cổ phiếu lên cao thời kì kinh tế 

bong bóng của Nhật Bản

+ Nhóm 1 (Chủ đề 1):Cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thế giới năm 1973 đã tác động tới các nền kinh tế lớn (trong đó có Nhật Bản) như thế nào?

+ Nhóm 2 (Chủ đề 2):Tìm hiểu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997- 1998) và sự tác động đến Nhật Bản.

+ Nhóm 3 (Chủ đề 3):Tìm hiểu thời kì “kinh tế bong bóng” và “bong bóng vỡ” ở Nhật Bản. 

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành: 2 vòng.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- HS chia thành 3 nhóm có vị trí A, B, C.

+ Từng nhóm có nhóm trưởng, các thành viên của nhóm có số thứ tự của mình (ví dụ số 1, 2, 3,...), các nhóm bốc thăm vấn đề của mình.

+ Các nhóm cùng tra cứu tài liệu (được phép sử dụng điện thoại, máy tính) và thảo luận, ghi nội dung vào giấy A0 ở vị trí chủ đề của mình. Yêu cầu mỗi thành viên phải nắm chắc được vấn để của chủ đề đã bốc thăm (thời gian khoảng 15 phút, tuỳ vào việc tổ chức), đảm bảo trở thành chuyên gia cho vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Hình thành 3 nhóm mới, gọi là nhóm mảnh ghép. Căn cứ vào số lượng HS để bốc cùng số vào một nhóm. Ví dụ: nhóm A lúc này gồm HS có số 1, 2, 3; nhóm B là HS có

số 4, 5,6,...

+ HS di chuyển về vị trí mới, giấy A0 để trên bàn, giữ nguyên tại vị trí cũ.

+ Các vấn đề ban đầu được các thành viên chuyên gia sử dụng thông tin có trên giấy A0 để chia sẻ cho nhóm mới (thời gian 5 - 10 phút).

+ Hết thời gian, tờ giấy A0 được chuyển sang vị trí bên cạnh theo chiều kim đồng hồ và cứ tiếp tục các chuyên gia của chủ đề chính lại chia sẻ với thành viên mới. Các nhóm còn lại hoàn thiện thông tin được chia sẻ vào phần giấy ghi các chủ đề (thời gian mỗi lần 5 - 10 phút).

+ Sẽ có 3 lần giấy A0 được chuyển tới các vị trí và quay về vị trí cũ. 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu cho HS (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1.1).

- GV giải thích thêm cho HS về “hiện tượng bong bóng kinh tế” (Tư liệu đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1.1).

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao có sự phát triển không ổn định nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế lớn của thế giới?

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hội ý và chốt lại vấn đề.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày 3 chủ đề về tình hình phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận:

Mặc dù Nhật Bản có sự phát triển không ổn định nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế lớn của thế giới bởi: 

+ Đội ngũ lao động cần cù, có tay nghề cao (nhân tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế). 

+ Chính sách quản lí hiệu quả, áp dụng thành công các thành tựu khoa học, kĩ thuật.

+ Chi phí quốc phòng ít.

+ Tận dụng các yếu tố bên ngoài, chớp được thời cơ, vượt qua thử thách thành công. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong khoảng ba thập niên cuối thế kỉ XX, Nhật Bản bước vào thời kì không ổn định: khủng hoảng, điều chỉnh, phục hồi rồi lại suy thoái.

- GV nhấn mạnh: Mặc dù phát triển không ổn định nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

a. Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 – 2000)

* Sự phát triển không ổn định về kinh tế 

Biểu hiện

- Thời kì khủng hoảng và phục hồi (tác động từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thế giới năm 1973):

+ Khủng hoảng:

  • Tình trạng lạm phát, mức độ lạm phát cao nhất thế giới .

  • Sản xuất đình đốn, tổng sản phẩm quốc dân suy thoái, thiết bị nhà máy ngừng hoạt động.

+ Phục hồi:

  • Ưu tiên phát triển ngành tiêu thụ ít năng lượng. Phát triển công nghiệp tái chế.

  • Đầu tư ngành công nghiệp tiên tiến.

  • Đẩy mạnh quá trình dịch vụ hóa nền kinh tế. 

  • Thay đổi chính sách khoa học – kĩ thuật, tự sáng tạo.

→ Trở thành cường quốc khoa học – kĩ thuật; giữ vị thế kinh tế thứ hai thế giới, cường quốc tài chính hàng đầu, chủ nợ của nhiều quốc gia. 

- Thời kì suy thoái 

+ “Nền kinh tế bong bóng”: xuất hiện cuối những năm 1980. 

+ Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997- 1998): 

  • Tăng trưởng kinh tế chậm, tăng trưởng âm.

  • Chứng khoán, bất động sản sụt giảm, phá sản ngân hàng.

→ Sụp đổ “nền kinh tế bong bóng” và “bong bóng vỡ”.

→ Khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao (sản xuất dân dụng, chinh phục vũ trụ).

 

Tư liệu 4. Sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000.

     4.1. “Hiện tượng bong bóng kinh tế” (đôi khi còn gọi là “bong bóng đầu cơ; “bong bóng thị trường”, “bong bóng tài chính” hay “speculative mania”) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hoá hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lí hoặc mức giá không bền vững.

     Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thoả dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lí thuyết kinh tế thông thường. Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy, càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay “bong bóng vỡ”. Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng “phản ứng thuận chiều”, khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.

     Bong bóng là gì?

     1. Một chu kì kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng.

     2. Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra.

     3. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ.

(Thế nào là một nền kinh tế bong bóng?, Báo Vnexpress, ngày 05/11/2009)

     4.2. “Nhật Bản phái dành một phần ngày càng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân để nhập khẩu nguyên vật liệu. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật, tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu của Nhật Bản năm 1978 là 12,36 tỉ USD, chiếm 32,9 % tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1984 tỉ lệ đó tăng lên tới 45,6 %,... Có thể nói, trong suốt thời kì tăng trưởng cao sau chiến tranh, mỗi bước phát triển đi lên của nền kinh tế Nhật là một bước làm xói mòn thêm cơ sở tồn tại của chính nó, đó là cơ sở nguyên liệu, năng lượng”.

(Lưu Ngọc Trịnh, Kinh tế Nhật Bản: Những thăng trầm trong lịch sử,

NXB Thống kê, Hà Nội, 1998, tr283 - 284)

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)
HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Nhật Bản trong thập kỉ bùng nổ kinh tế, trước khi bong bóng vỡ tung

Video: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Heisei (Phần 1) Bong bóng kinh tế vỡ khởi đầu 2 thập kỷ mất mát.

https://www.youtube.com/watch?v=1f4FX8-OhsQ (Từ 1p30 đến 4p58).

Hoạt động 2.1.2. Nguyên nhân của sự phát triển không ổn định về kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2a SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2a SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1973 - 2000 phát triển không ổn định do tác động bởi những nhân tố khách quan và chủ quan. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Những nhân tố đưa lại “sự thần kì” cho nền kinh tế trong giai đoạn trước không còn.

+ Các biện pháp của Chính phủ chưa thực sự hiệu quả và mang tính bền vững.

+ Thị trường xuất khẩu bị giảm sút, không đủ nguồn vốn đầu tư.

+Tình trạng già hóa dân số tăng.

- Nguyên nhân khách quan: 

+ Khủng hoảng năng lực năm 1973.

+ Khủng hoảng tài chính châu Á (1997 – 1998).

Hoạt động 2.1.3. Tình hình chính trị - xã hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình chính trị - xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2.11, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Nêu tình hình chính trị - xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính về tình hình chính trị - xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2.11, hình ảnh do GV cung cấp, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Nêu tình hình chính trị - xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. 

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

 

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Những thanh niên tại Nhật Bản

“không học vấn, không việc làm, không được huấn luyện” được gọi là NEET

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Hình 2.11. Lễ khánh thành bảng kỉ niệm việc 

hình thành Học thuyết Phu-cư-đa 

tại Ma-ni-la (Phi-lip-pin), ngày 1/10/2018

- GV cung cấp thêm tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1.3). 

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu thêm về Học thuyết Phu-cư-đa: 

+ Học thuyết Phu-cư-đa năm 1977 với nội dung tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á. Học thuyết khẳng định thiện chí và quyết tâm của Nhật Bản đóng góp vào hoà bình và thịnh vượng của Đông Nam Á với phương châm: hoà bình và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á là mối quan tâm tối cao của Nhật Bản với tư cách là một quốc gia châu Á. 

+ Học thuyết nhấn mạnh đến ba trụ cột trên cả hai phương diện là kinh tế và chính trị.

  • Thứ nhất, Nhật Bản, một quốc gia tôn trọng hoà bình, từ chối vai trò của một cường quốc quân sự, trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp cho hoà bình và thịnh vượng của Đông Nam Á và thế giới. 

  • Thứ hai, Nhật Bản, với tư cách là một người bạn thật sự của các nước Đông Nam Á, sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ cùng tin cậy lẫn nhau dựa trên sự hiểu biết chân thành với những nước này, trong nhiều lĩnh vực rộng lớn bao gồm không chỉ chính trị và kinh tế mà cả xã hội và văn hoá. 

  • Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một đối tác bình đẳng của ASEAN và các nước thành viên, sẽ cùng với những quốc gia khác có cùng quan điểm ở ngoài khu vực hợp tác tích cực với các nước ASEAN để tăng cường tình đoàn kết và khả năng phục hồi của những nước này, đồng thời hướng tới mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và do đó sẽ đóng góp vào việc xây dựng hoà bình và thịnh vượng trên khắp khu vực Đông Nam Á.

+ Học thuyết đặt nền tảng cho chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, sau khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Việt Nam kết thúc, thúc đẩy quan hệ ASEAN - Nhật Bản sang một bước ngoặt mới.

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)

Thủ tướng Phu-cư-đa Ta-kê-ô phát biểu 

hình thành Học thuyết Phu-cư-đa 

tại khách sạn Ma-ni-la, Phi-lip-pin

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000 có gì khác so với giai đoạn 1952 – 1973?

- GV hướng dẫn HS kết nối internet để tìm hiểu về quá trình phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản.

+ Ngày 21/9/1973, quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Việt Nam   được thiết lập. 

+ Đây là một năm nhiều dấu ấn của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết  lập quan hệ ngoại giao chính thức với 10 nước (bao gồm cả Nhật Bản). 

+ Sau khi Nhật Bản  nối lại viện trợ kinh tế vào cuối năm 1992, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản phát   triển nhanh chóng.

Video: Ngày 21/9/1973: Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao.

…………………

* Tình hình chính trị - xã hội 

- Về chính trị: 

Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản, nhưng nội bộ lục đục, uy tín bị giảm sút. Nền chính trị lâm vào khủng hoảng.

+ Tăng cường lực lượng phòng vệ. 

- Về đối ngoại:

+ Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước

An ninh Mỹ - Nhật Bản.

+ Tăng cường hợp tác với Tây Âu, các nước công nghiệp mới (NICs) và khu vực ASEAN.

- Về xã hội:

+ Sự già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp.

+ Tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển kinh tế.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 5-7 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay