Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chuyên đề 1

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Chân trời sáng tạo Thực hành Chuyên đề 1. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 1:

LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chuyên đề 1 – Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập thực hành.

  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng:

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chuyên đề 1 – Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo, Giáo án.

  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về chuyên đề đã học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề  “Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam”.

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề “Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam”.

- GV trình chiếu 15 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

 

 

Mảnh ghép số 1

Mảnh ghép số 2

Mảnh ghép số 3

Mảnh ghép số 4

Mảnh ghép số 5

Mảnh ghép số 6

Mảnh ghép số 7

Mảnh ghép số 8

Mảnh ghép số 9

Mảnh ghép số 10

Mảnh ghép số 11

Mảnh ghép số 12

Mảnh ghép số 13

Mảnh ghép số 14

Mảnh ghép số 15

Câu 1: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo?

A. Là niềm tin vào “tính thiêng”.

B. Là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người.

C. Có cơ sở thờ tự riêng. 

D. Thể hiện thông qua những lễ nghi gắn với phong tục, tập quán truyền thống. 

Câu 2: Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?

A. Sự phản ánh niềm tin về mối quan hệ giữa người đang sống với người đã khuất.

B. Giá trị đạo đức truyền thống, tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc.

C. Lòng biết ơn tổ tiên có công trong việc gìn giữ luật lệ, lề lối gia phong của làng xã. 

D. Sự tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng đối với những người phụ nữ có công với cộng đồng và sáng lập quốc gia. 

Câu 3: Nghi lễ truyền thống thờ Quốc Tổ Hùng Vương được tổ chức chính tại:

A. Đền Hùng (Đà Lạt, Lâm Đồng).

B. Đền thờ Vua Hùng (Đồng Nai). 

C. Khu Di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ). 

D. Đền tưởng niệm các Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). 

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tín ngưỡng thờ Mẫu?

A. Tiêu biểu là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ (vùng Bắc Bộ), tín ngưỡng thờ Ngũ Hành nương nương (Trung Bộ), tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na (Nam Bộ).

B. Tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh đậm nét những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước.

C. Trong đời sống dân gian, thực hành tín ngưỡng thờ mẫu gắn với nghi lễ hầu đồng. 

D. Ngày 1/1/2/2016, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Câu 5: Tín ngưỡng thờ Thành hoàng thể hiện đạo lí nào?

A. Uống nước nhớ nguồn.  

B. Có chí thì nên. 

C. Ở hiền gặp lành. 

D. Tốt danh hơn lành áo. 

Câu 6: Ý nghĩa của việc thực hành nghi lễ thờ cúng anh hùng dân tộc là gì?

A. Thể hiện giá trị đạo đức truyền thống, lòng thành kính, biết ơn đối với Thành hoàng.

B. Là dịp để người dân ôn lại những sự kiện lịch sử dân tộc, tưởng nhớ đến truyền thống hào hùng của cha ông, tiếp thêm lòng yêu nước và ý thức tự cường dân tộc.

C. Thể hiện mong muốn được bảo vệ và được trường tồn của người dân trong làng, xã.

D. Mang tính nhân văn, tính dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, khát vọng cầu sức khỏe, bình anh và làm ăn phát đạt.

Câu 7: Nho giáo du nhập vào Việt Nam và trở nên thịnh đạt từ thời:

A. Nguyễn.

B. Trần.

C. Lê sơ.

D. Lý. 

Câu 8: Triết lí nào của Phật giáo có sự tương đồng cao với truyền thống của các khối cư dân trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Tam cương, ngũ thường. 

B. Vô vi nhi, vô bất vi.

C. Nhân và lễ. 

D. Từ bi, bình đẳng, bác ái. 

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tín đồ Cơ đốc giáo?

A. Thực hành nếp sống tuân thủ những điều răn của Thiên Chúa ghi trong Kinh thánh.

B. Hội nhập sâu sắc vào văn hóa dân tộc.

C. Chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,…).

D. Kết hợp hài hòa giữa đức tin tôn giáo với đề cao đạo lí dân tộc, bảo tồn phong hóa.

Câu 10: Đạo quán nào dưới đây không thuộc Thăng Long tứ quán?

A. Trấn Vũ quán. 

B. Huyền Thiên quán.

C. Đồng Thiên quán. 

D. Chân Thánh quán. 

Câu 11: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây. 

“Đây được coi là một trong những thánh đường lâu đời nhất ở mảnh đất An Giang.  ………………….trở thành biểu tượng tôn giáo của cư dân đạo Hồi sinh sống nơi đây. Công trình nổi bật giữa trời rực nắng bởi hai gam màu trắng và xanh ngọc tạo nên sự hòa quyện độc đáo”.

A. Tòa thánh của Hội Cao Đài.

B. Nhà thờ Đức Bà. 

C. Thánh đường Hồi giáo Gia-mu-un A-da.

D. Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm.

Câu 12: Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại:

A. Phường Long Thành Trung, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

B. Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 

C. Xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

D. Xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 

Câu 13: Học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ và thực hiện Tứ Ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào nhân loại là chủ trương của tôn giáo nào?

A. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.

B. Hồi giáo. 

C. Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

D. Đạo Hòa Hảo. 

Câu 14: Trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam là:

A. Chùa Trấn Quốc (Hà Nội).

B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).  

C. Chùa Keo (Thái Bình). 

D. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế). 

Câu 15: Tinh thần mọi người “có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước” được thể hiện trong:

A. Luật Dân sự. 

B. Hiến pháp.

C. Luật Hôn nhân Gia đình. 

D. Luật Di sản văn hóa. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 15 HS lần lượt lật mở 15 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

C

A

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

D

C

D

Câu hỏi

11

12

13

14

15

Đáp án

C

A

D

B

B

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử: Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nội dung căn bản và quan trọng trong đảm bảo quyền con người và được Đảng, Nhà nước thể hiện bằng chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, được hiến định trong các Hiến pháp và gần nhất là Điều 24 Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở đó quyền con người tiếp tục được luật hóa và thực thi trong toàn xã hội.

Lễ hội chùa Bái Đính khai hội vào ngày mùng 6 Tết 

và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch (Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình)

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chuyên đề 1 – Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1: Tổ chức dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính của một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thực hiện các tiểu dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

c. Sản phẩm: Các tiểu dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ: Thực hiện dự án “Một số tín ngưỡng ở Việt Nam”.

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể:

+ Nhóm 1 (Tiểu dự án 1): Nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

+ Nhóm 2 (Tiểu dự án 2): Nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

+ Nhóm 3 (Tiểu dự án 3): Nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

+ Nhóm 4 (Tiểu dự án 4): Nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam.

+ Nhóm 5 (Tiểu dự án 5): Nét chính của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và hoàn thành tiểu dự án theo nhóm được phân công.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày 5 tiểu dự án về một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhật xét, đánh giá, kết luận về các tiểu dự án:

Tín ngưỡng

Nguồn gốc

Biểu hiện

Ý nghĩa

Thờ cúng tổ tiên

Có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc.

Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình, dòng họ vào ngày giỗ, dịp lễ, tết; giỗ/tế tổ làng, tổ nghề, giỗ Tổ Hùng Vương. 

Thể hiện ý thức hướng về nguồn cội, phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Thờ mẫu

Là tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau (thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần) cùng với những ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc.

Thờ Mẫu thần, nữ thần và thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong các đền, miếu, điện, phủ, am thờ. 

Gắn với nghi lễ chầu văn và các lễ hội thờ Mẫu khắp cả nước.

Thể hiện triết lí tôn thờ

người phụ nữ, người mẹ, khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có

phúc lộc.

Thờ Thành hoàng

Xuất hiện ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc và từng bước phát triển thành tín ngưỡng mang đặc trưng riêng của người Việt Nam.

Thờ cúng Thành hoàng gắn với lễ hội làng, lễ kì yên, lễ kị nhật (giỗ)... trong các đình, miếu, nghè,...

Thể hiện lòng biết ơn những người có công, phản ánh ý thức giữ gìn

luật lệ, lề lối gia phong của làng xã và tỉnh thần

đoàn kết cộng đồng của

nhân dân các địa phương.

Thờ anh hùng dân tộc

Có nguồn gốc lâu đời, bắt nguồn từ đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thờ các anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công khai hoang lập làng, chữa bệnh cứu dân, dạy học, truyền nghề,... trong các đền, miếu, nhà thờ, khu tưởng niệm.... vào các dịp mùa xuân, mùa thu, lễ, tết trong năm.

Thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; ý thức tôn kín và noi gương các bậc anh hùng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

GV kết luận chung: 

+ Việt Nam là đất nước đa tín ngưỡng, một số nhà nghiên cứu ví Việt Nam như “bảo tàng tín ngưỡng thế giới”.

+ Với sự phục hồi của nhiều sinh hoạt tín ngưỡng cũng đã góp phần làm cho văn hoá truyền thống được bảo tồn, phục hưng, tạo nên bức tranh đa diện của văn hoá Việt theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều di sản văn hóa gắn với tín ngưỡng là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, có tính giáo dục cao về truyền thống, lịch sử, văn hóa, bảo tồn và trao truyền văn hóa, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Thông qua các hoạt động ở di tích, việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là chất keo kết dính, biểu dương sức mạnh của cộng đồng, thấm đượm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hướng về cội nguồn dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng giúp người dân cân bằng đời sống tâm linh, tinh thần, là dịp vui chơi giải trí, bảo tồn, sáng tạo văn hóa, giáo dục con người về lịch sử, tinh thần yêu nước.

Video: Việt Nam đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

https://www.youtube.com/watch?v=hVJ0967bh7I

- GV chuyển sang nội dung mới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Lập bảng thể hiện nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính của một số tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lập bảng thể hiện nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

c. Sản phẩm: Bảng tóm tắt nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Lập bảng thể hiện nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.

Một số tư tưởng 

và tôn giáo

Nguồn gốc và quá trình phát triển du nhập, phát triển

Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội

Nho giáo

?

?

Phật giáo

?

?

Đạo giáo

?

?

Cơ đốc giáo

?

?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và hoàn thành bảng thống kê. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày nội dung chính của một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam theo bảng thống kê. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Một số tư tưởng 

và tôn giáo

Nguồn gốc và quá trình 

phát triển du nhập, phát triển

Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội

Nho giáo

- Nho giáo là một hệ thống triết học chính trị - xã hội, giáo dục, đạo đức do Khổng Tử sáng lập vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc.

- Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc (khoảng thế kỉ đầu Công nguyên), có quá trình được tiếp nhận, phát triển trải qua nhiều thời kì thăng trầm của lịch sử.

+ Thời Bắc thuộc: Nho giáo từng bước được truyền bá vào Giao Chỉ cùng với Phật giáo và Đạo giáo.

+ Thời Lý:

  • Nho giáo bắt đầu “có chỗ đứng” trong tam giáo (gồm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo). 

  • Triều đình cho xây dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử.

+ Thời Trần: Nho học phát triển khá mạnh, Quốc Tử Giám được mở rộng.

+ Thời Lê sơ: 

  • Nho giáo được độc tôn, mang màu sắc tôn giáo nhất định.

  • Hệ thống giáo dục Nho học mở rộng, thành lập các trường tư. 

  • Triều đình đẩy mạnh việc phổ biến Nho giáo xuống tận làng xã.

+ Thời Nguyễn:

  • Xây dựng Văn Miếu ở kinh đô Phú Xuân.

  • Chủ trương phục hồi, phát triển giáo dục Nho học mang tính hệ thống.

+ Từ đầu thế kỉ XX: 

  • Nho giáo suy tàn, chấm dứt nền giáo dục, khoa cử thời quân chủ. 

  • Xu hướng phê phán những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu của Nho giáo diễn ra ngày càng mạnh.

- Thờ Khổng Tử và các bậc tiên Nho thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân vẫn được duy trì ở nhiều văn miếu, văn từ, văn chỉ.

- Các quan niệm về hiếu, lễ, nghĩa, trung, tín, tam tòng, tứ đức, còn ít nhiều ảnh hưởng trong nhận thức và ứng xử của nhân dân.

- Lối sống có trật tự, khuôn phép, “trên kính dưới nhường” vẫn được duy trì,...

Phật giáo

 

 

Đạo giáo

 

Cơ đốc giáo

 

 

..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 5-7 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay