Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Chân trời sáng tạo CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 3:
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
(9 tiết)
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức
Sau chuyên đề này, HS sẽ:
Giải thích được khái niệm toàn cầu hoá. Sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về toàn cầu hoá. Phân tích được những biểu hiện, tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá thông qua ví dụ cụ thể.
Giải thích được khái niệm hội nhập quốc tế. Nêu được các lĩnh vực hội nhập quốc tế: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục,... thông qua ví dụ cụ thể. Giải thích được những tác động (tích cực và tiêu cực) của toàn cầu hoá đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Phân tích được vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tổ chức ASEAN (trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội,...). Nêu được những nét chính về quá trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, các tổ chức khác).
Trân trọng và có ý thức đóng góp vào những thành tựu hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về toàn cầu hoá, Biết cách sưu tâm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình Việt Nam hội nhập
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm toàn cầu hoá. Phân tích được những biểu hiện và tác động tích cực, tiêu cực của toàn cầu hoá thông qua ví dụ cụ thể; Giải thích được khái niệm hội nhập quốc tế. Nêu được các lĩnh vực hội nhập quốc tế: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục,... thông qua ví dụ cụ thể; Giải thích được những tác động (tích cực và tiêu cực) của toàn cầu hoá đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể; Phân tích được vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tổ chức ASEAN (trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội,...); Nêu được những nét chính về quá trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế khác).
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trân trọng và có ý thức đóng góp vào những thành tựu hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam; Phát triển các kĩ năng trong xử lí thông tin để đảm bảo được các nguyên tắc trung thực, khách quan, toàn diện, cụ thể của khoa học lịch sử trong nhận thức các vấn đề về lịch sử thế giới đương đại. Tăng cường ý thức và năng lực tự học lịch sử.
3. Phẩm chất
Yêu nước: có lòng tự tôn dân tộc, tự hào về lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trách nhiệm: sẵn sàng đóng góp trực tiếp cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
Bản đồ Việt Nam và bản đồ thế giới.
Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Phiếu học tập: dùng để HS trả lời các câu hỏi thảo luận.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn”, HS ghép nối thông tin và hình ảnh phù hợp về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
c. Sản phẩm: Thông tin, hình ảnh được ghép nối phù hợp về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ HS chia làm 2 đội. Thực hiện ghép nối thông tin và hình ảnh phù hợp về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong vòng 3 phút.
+ Đội nào có nhiều thông tin, hình ảnh ghép nối đúng hơn, đó là đội thắng cuộc.
Cột A | Cột B | Cột C |
a. 28/7/1995 | 1. Việt Nam chính thức gia nhập Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC) | ![]() Hình 1 |
b. 15/11/1998 | 2. Việt Nam kí Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với tư cách là một trong 11 nền kinh tế sáng lập. | ![]() Hình 2 |
c. 11/1/2007 | 3. Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021. | ![]() Hình 3 |
d. 8/3/2018 | 4. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). | ![]() Hình 4 |
e. 7/6/2019 | 5. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. | ![]() Hình 5 |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và tìm ra đáp án chơi trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 đội chơi đọc đáp án.
- Các HS bên dưới quan sát, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Sự kiện 1 (a – 4 – Hình 2): Ngày 28/7/1995: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ![]() Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Tuyên bố kết nạp Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, 1995 | + Sự kiện 2 (b – 1 – Hình 3): Ngày 15/11/1998, Việt Nam chính thức gia nhập Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC). ![]() Phiên họp Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 10 tại Ku-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), ngày 14/11/1998. Việt Nam, Nga, Pê-ru đã được kết nạp vào APEC |
+ Sự kiện 3 (c – 5 – Hình 1): Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. ![]() Biểu ngữ chào mừng Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO được treo tại trụ sở của tổ chức ở Thụy Sĩ (2007) | + Sự kiện 4 (d – 2 – Hình 4): Ngày 8/3/2018, Việt Nam kí Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với tư cách là một trong 11 nền kinh tế sáng lập. ![]() Các nước thành viên CPTPP tại lễ kí kết hiệp định ngày 8/3 tại San-ti-a-go, Chi-lê |
+ Sự kiện 5 (e – 3 – Hình 5): Ngày 7/6/2019, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021. ![]() Phái đoàn Việt Nam vui mừng khi Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vỉ toàn thế giới, cuốn hút sự tham gia của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với chủ trương tiến hành công cuộc Đổi mới (năm 1986) và hội nhập quốc tế, thế và lực của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới. Từ một nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển; văn hoá - xã hội có bước phát triển mạnh mẽ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Toàn cầu hoá đã tác động đến Việt Nam như thế nào? Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM (2 TIẾT)
Hoạt động 1.1. Toàn cầu hóa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm và những biểu hiện của toàn cầu hóa.
- Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân/ nhóm, khai thác Hình 3.2 – 3.5, Tư liệu 1, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.36 – 39 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày khái niệm và những biểu hiện của toàn cầu hóa.
- Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về toàn cầu hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm toàn cầu hóa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3.2, thông tin mục 1a SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái niệm toàn cầu hóa. ![]() Hình 3.2. Biểu tượng kết nối toàn cầu - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.36 để tìm hiểu thêm về thuật ngữ “toàn cầu hóa”. - GV mở rộng kiến thức, cung cấp tư liệu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao toàn cầu hóa có thể tạo ra một cộng đồng toàn cầu hóa? Tư liệu 1: “Toàn cầu hoá cũng sản sinh một khuynh hướng dân số riêng - sự dịch chuyển nhanh chóng của dân chúng từ những vùng nông thôn với đời sống nông nghiệp ra thành thị. Và lối sống ở thành thị đang ngày càng gắn liền với các xu thế toàn cầu trên phương diện thực phẩm, lương thực, thời trang, thị trường và giải trí”. (Thô-mát Phơ-rít-man, Chiếc Lexus và cây Ô liu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.52) ![]() Hình ảnh minh họa cho toàn cầu hóa - GV cho HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một ví dụ cụ thể về toàn cầu hóa. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tranh biện”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia làm 2 đội. 2 đội chơi đưa ra quan điểm và tranh biện về thời điểm bắt đầu của toàn cầu hóa. + GV nhận xét, đánh giá về các luận cứ thuyết phục cho quan điểm của 2 đội. Gợi ý: - Quan điểm 1: Toàn cầu hóa xuất hiện gắn với sự hình thành và phát triển Con đường tơ lụa thời kì cổ đại (khởi đầu từ Trung Quốc từ thế kỉ thứ II TCN). Con đường tơ lụa chính là con đường thương mại nối liền phương Đông với phương Tây. - Quan điểm 2: Toàn cầu hóa (sơ kì) đã xuất hiện sau các cuộc phát kiến địa lí, thời điểm các thương nhân phương Tây đẩy mạnh các hoạt động thương mại sang Viễn Đông tạo nên kỉ nguyên thương mại châu Á trong các thế kỉ XVI – XVII. - Quan điểm 3: Toàn cầu hóa gắn với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế thế giới trong XIX. → Từ những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra sâu rộng chưa từng có. Toàn cầu hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm toàn cầu hóa. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Toàn cầu hóa có thể tạo ra một cộng đồng toàn cầu, bởi: + Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, của công nghệ truyền thông, đặc biệt là internet và mạng xã hội đã giảm đáng kể các rào cản về khoảng cách địa lí. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin và tạo ra kết nối toàn cầu. + Toàn cầu hoá dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng giữa các quốc gia; khuyến khích sự hợp tác và hợp tác trên quy mô quốc tế. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ thực tế: Ví dụ cụ thể về toàn cầu hóa: Khoảng đầu thế kỉ XX, phở trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Từ những thập kỉ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, nhiều nhà hàng phở xuất hiện tại các thành phố lớn ở Mỹ, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Liên bang Nga, Đức, Hàn Quốc,... Phở được coi là “đại sứ ẩm thực” của Việt Nam. → Sản phẩm ẩm thực của Việt Nam đã phát triển từ cấp độ quốc gia lan đến toàn cầu. Quá trình này là một trong những biểu hiện của toàn cầu hoá. Video: Thưởng thức phở Việt trên đất Đức. https://www.youtube.com/watch?v=kiaQ9lQ-OkM Video: Phở Việt tại thủ đô nước Mỹ. https://www.youtube.com/watch?v=ElcgFFsvFDY Video: Người Nhật cảm nhận gì về phở Thìn? https://www.youtube.com/watch?v=tzEJtBVz9V4 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Toàn cầu hoá là thuật ngữ phản ảnh quá trình gia tăng mạnh mẽ các liên kết, tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực ở quy mô toàn cầu. - GV mở rộng: Sự phát triển của toàn cầu hóa trong lịch sử diễn ra qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1 (1492 - 1800): Quá trình toàn cầu hoá 1.0 với động lực chính là cơ bắp và khái niệm quốc gia trên thế giới. + Giai đoạn 2 (1800 - 2000): Quá trình toàn cầu hoá 2.0, nổi bật với những doanh nghiệp đa quốc gia, được giàu lên nhờ áp dụng chi phí vận chuyển và được cắt giảm hoá chi phí viễn thông. + Giai đoạn 3 (bắt đầu từ năm 2000 - thế kỉ XXI): Quá trình toàn cầu hoá 3.0, kiến tạo một mô hình kinh doanh, chính trị, xã hội hoàn toàn mới (Thế giới là một yếu tố nhỏ, mọi sự mọi vật đều được liên kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, sự bình đẳng và công bằng lên ngôi. Giai đoạn này phản ánh nội dung của Thế giới phẳng). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Một số khái niệm a. Toàn cầu hóa * Khái niệm toàn cầu hóa - Toàn cầu hoá: là một thuật ngữ phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ các liên kết, tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực ở quy mô toàn cầu. - Theo nghĩa hẹp: toàn cầu hoá chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. |
Nhiệm vụ 2: Những biểu hiện của toàn cầu hóa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 3.3 – 3.4, mục Em có biết SGK tr.36, 37 và trả lời câu hỏi: ![]() Hình 3.3. Biểu trưng của các công ty xuyên quốc gia + Trình bày những biểu hiện của toàn cầu hóa. + Lấy ví dụ cụ thể. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 5 HS lần lượt phân tích những biểu hiện của toàn cầu hóa, lấy ví dụ cụ thể. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Từ thập niên 80 của thế kỉ XX, quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện ở sự gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia, tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu, mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu, tăng cường trao đổi văn hóa toàn cầu, gia tăng di cư toàn cầu. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | * Những biểu hiện của toàn cầu hóa - Toàn cầu hoá mở rộng thị trường; mở thêm nhiều thị trường mới, góp phần phát triển mạnh mẽ quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các quốc gia chuyên môn hoá sản xuất. Ví dụ: Các thị trường trực tuyến mở rộng hoạt động trên toàn cầu, cho phép người bán từ nhiều quốc gia tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới và mở ra thị trường mới cho các doanh nghiệp. - Sự phát triển và tác động ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia, thể hiện qua hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ. Ví dụ: + Hiện nay, trên thế giới có khoảng 77 nghìn tập đoàn xuyên quốc gia, trong đó có khoảng 500 tập đoàn lớn. + Ở Việt Nam, có khoảng 100 tập đoàn xuyên quốc gia đang hoạt động. - Sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực đã thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu. Ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế bền vững. IMF tư vấn chính sách và hỗ trợ kĩ thuật cho các nước thành viên đang đối mặt với những thách thức về kinh tế. - Quá trình trao đổi giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gia tăng trên cơ sở quá trình hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho các quốc gia trao đổi ý tưởng, chia sẻ giá trị và tăng cường thực hành văn hoá, hình thành các xã hội đa văn hoá. Ví dụ: Ngành công nghiệp điện ảnh là minh chứng tiêu biểu cho gia tăng trao đổi văn hoá toàn cầu, góp phần thúc đẩy sự hội nhập và hình thành cộng đồng đa văn hoá. - Sự phát triển của các vấn đề an ninh phi truyền thống dẫn đến những thách thức an ninh cho các quốc gia, dân tộc, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia; gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc giải quyết các thách thức. Ví dụ: Những năm gần đây, đã có sự gia tăng di cư từ các nước như: + En Xan-va-đo, Hôn-đu-rát và Goa-tê-ma-la,... đến Mỹ. + Các nước châu Á như: Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,... có số lượng đáng kể công dân di cư ra nước ngoài, tìm kiếm việc làm ở Mỹ, Ca-na-đa, Xin-ga-po,... |
Tư liệu 2. Những biểu hiện của toàn cầu hóa. ![]() ![]() ![]() Video: Vai trò của các tập đoàn đa quốc gia trong chuẩn bị nguồn nhân lực ngành bán dẫn. https://www.youtube.com/watch?v=CmBVVDvqzfI Video: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mở đường cho Argentina tiếp cận 7,5 tỷ USD. https://www.youtube.com/watch?v=5kqwDRBuLfo Video: Iran: Triển lãm thư pháp giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. https://www.youtube.com/watch?v=3v56VQqx48E Video: Xây đắp nhịp cầu văn hóa kết nối Việt Nam và Trung Quốc. https://www.youtube.com/watch?v=DNwAC7PbjHI Video: Nóng lên vấn đề người di cư tại Châu Âu. https://www.youtube.com/watch?v=bOBJpleXhqQ | |
Nhiệm vụ 3: Tác động của toàn cầu hóa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập ……………………. | * Tác động của toàn cầu hóa - Tác động tích cực: ……………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo