Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời Bài 6: Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 12 bộ sách Chân trời sáng tạo Bài 6: Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Phân tích được cơ sở của kiểm soát sinh học.
Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch; sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về cơ sở và các biện pháp kiểm soát sinh học dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Phân tích được cơ sở của kiểm soát sinh học.
Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch; sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón).
Tìm hiểu thế giới sống: Tìm hiểu đặc điểm của một số loài thiên địch và đề xuất phương pháp bảo vệ thiên địch.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại cho cây trồng, vật nuôi, con người mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho con người; bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng tác nhân kiểm soát sinh học để kiểm soát số lượng sinh vật gây hại ở địa phương, hạn chế lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SCĐ, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.
Máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh về công nghệ gene, một số sản phẩm chuyển gene.
2. Đối với học sinh
SCĐ Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.
Bảng trắng, bút lông.
Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú tìm hiểu, khám phá nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS vận dụng hiểu biết về thực tiễn và thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu KWL, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như sau: Em hãy liệt kê các biện pháp được sử dụng để kiểm soát dịch hại mà bản thân từng thấy/chứng kiến/đọc/xem thông tin ở đâu đó.
K | W | L |
Liệt kê những điều bạn đã biết | Liệt kê những điều bạn muốn học | Liệt kê những gì bạn đã học được từ những bài học trước |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát; gợi ý HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 6. Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học
a. Mục tiêu: Phân tích được cơ sở của kiểm soát sinh học.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu nội dung mục I, quan sát Hình 6.1, 6.2 SCĐ tr.40 - 42 và tìm hiểu về Khái niệm kiểm soát sinh học.
c. Sản phẩm học tập: Cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4 - 6 HS). - GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu nội dung mục I SCĐ tr.40 - 42 và thảo luận hoàn thành Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục I SCĐ tr.40 - 42 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát hoạt động của các nhóm và định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV sử dụng https://vongquaymayman.comời đại diện nhóm HS trình bày. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC 1. Cơ sở sinh thái học a. Vật ăn thịt – con mồi - Tác nhân kiểm soát sinh học là vật ăn thịt (côn trùng, tuyến trùng, động vật có xương sống,...). b. Kí sinh – vật chủ - Côn trùng kí sinh: phần lớp côn trùng kí sinh có tập tính đẻ trứng vào vật chủ, trứng nở ra sẽ ăn bên trong vật chủ làm vật chủ chết từ từ. Ví dụ: - Mầm bệnh thường là virus, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh trên vật chủ. Ví dụ: Vi khuẩn (Bacillus thuringiensis) kí sinh trên sâu đục quả bông. (Nguồn: https://www.researchgate.net/figure/Mode-of-action-of-Bt-toxin_fig1_371408108) 2. Cơ sở di truyền học a. Đột biến gây bất dục - Gây đột biến côn trùng làm chúng mất khả năng sinh sản (bất dục) nhưng vẫn còn khả năng giao phối. - Nhân nuôi các con đực bất dục và thả vào tự nhiên. - Con đực bất dục giao phối với con cái nhưng con cái không có khả năng sinh sản hoặc sinh sản nhưng trứng không nở hay ấu trùng không có khả năng sống. → Mật độ quần thể côn trùng gây hại giảm. b. Tạo các sinh vật mang gene kháng tác nhân gây hại - Kĩ thuật di truyền giúp chuyển gene kháng sâu bệnh từ loài này sang loài khác → những loài vật nuôi, cây trồng có gene kháng lại sâu hoặc các tác nhân gây bệnh. - Chọn lọc, nhân lên tạo giống mới có đặc tính kháng sâu bệnh. 3. Cơ sở sinh lí học - Dựa vào những hiểu biết về sinh lí của sinh vật để lựa chọn phương pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế kích thước quần thể sinh vật gây hại hoặc nâng cao sức đề kháng của vật nuôi, cây trồng. |
PHIẾU HỌC TẬP Tìm hiểu về cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học 1. Em hãy kể tên các mối quan hệ sinh thái tự nhiên. Lấy ví dụ cho từng mối quan hệ sinh thái đó. ……………………………………………………… …………………………………….………………… ………………………………………………………… 2. Trong các mối quan hệ sinh thái tự nhiên, mối quan hệ nào đảm bảo duy trì ổn định số lượng sinh vật ở mức cân bằng động? ……………………………………………………… …………………………………….………………… ………………………………………………………… 3. Có ý kiến cho rằng: “Cơ sở di truyền của biện pháp kiểm soát sinh học là việc con người tác động vào hệ gene của sinh vật, tạo ra sinh vật có hệ gene bị biến đổi nhằm mục đích giảm số lượng quần thể sinh vật gây hại.” Em hãy đưa ra quan điểm của mình về ý kiến trên, đồng thời cho ví dụ minh họa cho quan điểm của mình. ……………………………………………………… …………………………………….………………… ………………………………………………………… |
Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP Tìm hiểu về cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học 1. Em hãy kể tên các mối quan hệ sinh thái tự nhiên. Lấy ví dụ cho từng mối quan hệ sinh thái đó.
2. Trong các mối quan hệ sinh thái tự nhiên, mối quan hệ nào đảm bảo duy trì ổn định số lượng sinh vật ở mức cân bằng động? Các mối quan hệ sinh thái đảm bảo duy trì ổn định số lượng sinh vật ở mức cân bằng động là các mối quan hệ đối kháng (vật ăn thịt – con mồi, kí sinh – vật chủ,...). 3. Có ý kiến cho rằng: “Cơ sở di truyền của biện pháp kiểm soát sinh học là việc con người tác động vào hệ gene của sinh vật, tạo ra sinh vật có hệ gene bị biến đổi nhằm mục đích giảm số lượng quần thể sinh vật gây hại.” Em hãy đưa ra quan điểm của mình về ý kiến trên, đồng thời cho ví dụ minh họa cho quan điểm của mình. Quan điểm trên là đúng. Ví dụ: Sử dụng tác nhân gây đột biến để gây đột biến côn trùng làm chúng mất khả năng sinh sản (bất dục) giúp làm giảm số lượng cá thể trong quần thể côn trùng gây hại. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp kiểm soát sinh học: bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên, thả thiên địch, biện pháp tự diệt
a. Mục tiêu: Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu nội dung mục II, quan sát Hình 5.1 - 5.2 và tìm hiểu về Biện pháp kiểm soát sinh học.
c. Sản phẩm học tập: Biện pháp kiểm soát sinh học: bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên, thả thiên địch, biện pháp tự diệt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Vòng 1: Hình thành nhóm chuyên gia - GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập: Nhóm 1:Thảo luận trả lời câu hỏi 4, 5 SCĐ tr.42: 4. Nếu nói: “Thiên địch do thiên nhiên ban tặng cho người nông dân” có đúng không? Hãy nên quan điểm của mình về nhận định trên. 5. Hãy nêu các nguyên nhân có thể làm suy giảm kích thước của quần thể thiên địch. Từ đó, đề xuất các phương pháp bảo vệ thiên địch. Nhóm 2: Thảo luận trả lời câu hỏi 6 SCĐ tr.43: Hãy xác định khi nào cần “bảo vệ thiên địch” và khi nào cần thả thiên địch vào tự nhiên. Nhóm 3: Thảo luận trả lời câu hỏi 7 SCĐ tr.44: Xác định ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tự diệt so với các phương pháp kiểm soát sinh học khác. Vòng 2: Hình thành nhóm mảnh ghép - GV thành lập nhóm mảnh ghép, sao cho mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia. - Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả đã tìm hiểu được ở nhóm chuyên gia. Các nhóm mảnh ghép thảo luận, thống nhất ý kiến cho các câu hỏi 4,5,6,7 và tập hợp lại thành nội dung hoàn chỉnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung mục II SCĐ tr.42 - 45 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, gợi ý và định hướng (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả thảo luận nhóm bằng phương pháp thuyết trình. - Các nhóm khác nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | II. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT SINH HỌC 1. Bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên - Thiên địch là kẻ thù tự nhiên có thể kìm hãm mật độ của sinh vật gây hại (động vật, kí sinh trùng, mầm bệnh,...). - Nguyên nhân gây suy giảm các loài thiên địch: + Do tập quán canh tác của con người: đốt nương làm rẫy, đốt rơm rạ,... + Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. - Một số biện pháp bảo vệ thiên địch: + Áp dụng các kĩ thuật canh tác (làm đất, vệ sinh đồng ruộng, hệ thống canh tác hợp lí, hạn chế dùng phân bón hóa học,...) nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển, đảm bảo nơi cư trú của thiên địch. + Không làm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. + Kiểm dịch chặt chẽ sinh vật ngoại lai có hại cho thiên địch. 2. Thả thiên địch a. Nhân nuôi thiên địch bản địa và thả vào tự nhiên - Vai trò: Giúp tăng kích thước quần thể thiên địch, tăng hiệu quả kiểm soát sinh học. - Ví dụ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện nhân nuôi thành côn loài nhện bắt mồi (Amblyseius sp.) để tiêu diệt nhện đỏ (Panonychus citri) gây hại cam, chanh. b. Nhập khẩu thiên địch ngoại lai và thả vào tự nhiên - Trường hợp: sinh vật gây hại là các sinh vật du nhập từ nước ngoài hoặc sinh vật gây hại trong nước nhưng hiện chưa có thiên địch. 3. Biện pháp tự diệt - Tự diệt là biện pháp dùng chính côn trùng gây hại để làm giảm kích thước quần thể của loài đó trong tự nhiên. - Kĩ thuật tiệt sinh côn trùng (Sterile Insect Technique - SIT) sử dụng bức xạ ion hóa để tiệt sinh (bất dục) con đực, sau đó thả con đực bất dục vào các khu vực canh tác. Chúng giao phối với côn trùng cái trong tự nhiên nhưng không có khả năng sinh sản (đột biến bất dục hoàn toàn) hoặc có khả năng sinh sản nhưng tất cả con cái đều bị vô sinh (đột biến bất dục một phần). - Ưu điểm: + Mang lại hiệu quả cao hơn so với dùng thuốc hóa học. + Không đưa thêm loài ngoại lai vào quần xã bản địa. + Không gây ô nhiễm môi trường. + Dễ kiểm soát. - Nhược điểm: Quá trình tạo côn trùng bất dục đòi hỏi kĩ thuật cao; tốn kém về kinh tế; cần có thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và theo dõi hiệu quả của phương pháp trong một thời gian dài. |
------------------------------
---------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo