Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 chân trời Bài 2.1: Thực hành bảo vệ dữ liệu
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng bộ sách Chân trời sáng tạo Bài 2.1: Thực hành bảo vệ dữ liệu. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH BẢO VỆ DỮ LIỆU
BÀI 2.1. THỰC HÀNH BẢO VỆ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số tình huống có thể dẫn tới mất dữ liệu, hỏng dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó.
Thực hiện được một số biện pháp bảo vệ dữ liệu: sao lưu và khôi phục dữ liệu, phòng chống và diệt virus, nén và giải nén dữ liệu có sử dụng mật khẩu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực công nghệ:
Thực hiện được một số biện pháp bảo vệ dữ liệu: sao lưu và khôi phục dữ liệu, phòng chống và diệt virus, nén và giải nén dữ liệu có sử dụng mật khẩu.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm hiểu, vận dụng: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
Phòng thực hành, các máy tính đã được cài sẵn phần mềm.
SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Chân trời sáng tạo.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp: Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Chân trời sáng tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS tìm hiểu về các tình huống có thể dẫn đến mất, hỏng dữ liệu khi sử dụng máy tính.
b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr35) để đặt vấn đề, HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 35: Em hãy nêu những tình huống bị mất, hỏng dữ liệu khi sử dụng máy tính ở nhà hoặc ở trường. Thảo luận phương án khắc phục những tình huống đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.35 SGK.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu các tình huống dẫn đến mất, hỏng dữ liệu, tác hại của việc mất hoặc hỏng dữ liệu. Bên cạnh đó, chúng ta thực hành sử dụng một số phần mềm giúp bảo vệ dữ liệu Bài 2.1: Thực hành bảo vệ dữ liệu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Các tình huống mất hoặc hỏng dữ liệu
a. Mục tiêu: Nêu được một số tình huống có thể dẫn tới mất dữ liệu, hỏng dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1, kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Hình thành kiến thức bài học. HS nêu được một số tình huống dẫn tới mất dữ liệu, hỏng dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.35+36, thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là mất dữ liệu lưu trữ? Thế nào là hỏng dữ liệu?
+ Nêu các nguyên nhân dẫn đến mất hoặc hỏng dữ liệu.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, trả lời câu hỏi Củng cố tr.37 SGK: Câu 1. Khi người dùng không tìm thấy một tệp, có phải tệp đó không còn tồn tại trên thiết bị? Nếu tệp vẫn còn, nguyên nhân khiến em không tìm thấy là gì? Câu 2. Em hãy liệt kê một số quy tắc làm việc trên máy tính để hạn chế mất, hỏng dữ liệu Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức. - GV kết luận: Một số tình huống dẫn dến mất, hỏng dữ liệu gồm có: không thực hiện đúng quy cách trong các thao tác ghi, xoá dữ liệu, dịnh dạng dĩa; tương tác với phần mềm, phần cứng, các chương trình độc hại tác động đến dữ liệu, phần mềm và phần cứng; thiết bị mất diện, cháy nổ, hư hỏng. | 1. Các tình huống mất hoặc hỏng dữ liệu
- Mất dữ liệu lưu trữ có thể được hiểu là dữ liệu không còn trên máy tính nữa hoặc dữ liệu đã bị đánh cắp, phát tán ra bên ngoài. - Hỏng dữ liệu nghĩa là tệp vẫn tồn tại trên máy tính nhưng không thể sử dụng được. a) Nguyên nhân chủ quan - Xoá nhầm tệp. Nếu thao tác xoá xuất phát từ việc chọn Delete của hệ điều hành thì người dùng có thể tìm lại tệp trong Recycle Bin (đối với Windows) hoặc Trash (đối với MacOS). - Định dạng đĩa - Ghi đè dữ liệu - Virus hoặc chương trình độc hại - Thao tác không đúng cách - Tự làm hỏng hoặc mất thiết bị. b) Nguyên nhân khách quan - Kẻ xấu đánh cắp - Mất điện - Hư hỏng phần cứng, phần mềm
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Củng cố tr.37 SGK: Câu 1. Khi người dùng không tìm thấy một tệp trên thiết bị thì không nhất thiết tệp đó không còn tồn tại. Một số nguyên nhân khiến người dùng không tìm được tệp khi tệp vẫn còn tồn tại trên thiết bị là:
Câu 2. Một số quy tắc làm việc trên máy tính để hạn chế mất, hỏng dữ liệu:
|
Hoạt động 2: Tác hại của việc mất hoặc hỏng dữ liệu
a. Mục tiêu: HS biết được các tác hại khi mất hoặc hỏng dữ liệu.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dụng mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu. Hình thành kiến thức, HS nêu được tác hại khi mất hoặc hỏng dữ liệu.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dụng mục 2, trả lời câu hỏi: Nêu một số tác hại của việc mất dữ liệu và cho ví dụ.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin hoàn thành nhiệm vụ Củng cố tr.38 SGK: Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây. Câu 1. Việc mất hoặc hỏng dữ liệu lưu trữ có thể dẫn đến việc vi phạm quy định nào? A. Quy định về bảo vệ môi trường. B. Quy định về an toàn lao động. C. Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. D. Quy định về giáo dục. Câu 2. Mất hoặc hỏng dữ liệu ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh? A. Giảm chất lượng sản phẩm. B. Làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. C. Tạo sự đa dạng cho các sản phẩm. D. Tăng sự minh bạch trong quyết định đầu tư. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK sau đó trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức. - GV kết luận: Mất hoặc hỏng dữ liệu lưu trữ ở cá nhân và cơ quan, tổ chức đều dẫn đến các tác hại nghiêm trọng như mất dữ liệu quan trọng, mất thời gian, công sức, tiền của; mất uy tín và danh tiếng dẫn đến việc xâm phạm, phá hoại thông tin bảo mật; vi phạm quy định pháp luật và làm gián đoạn công việc, học tập. - GV chuyển sang nội dung THỰC HÀNH. | 2. Tác hại của việc mất hoặc hỏng dữ liệu - Mất dữ liệu quan trọng. - Mất thời gian, công sức, tiền của. - Mất uy tín và danh tiếng - Xâm phạm và phá hoại - Vi phạm quy định pháp luật - Gián đoạn công việc và học tập.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Củng cố tr.38 SGK: Câu 1. C Câu 2. B. .
|
Hoạt động 3. Thực hành
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu và sử dụng các phần mềm phòng phòng chống và quét virus, sao lưu và khôi phục dữ liệu, nén và giải nén dữ liệu trên Windows 10.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục THỰC HÀNH (SGK -tr.38 đến 43), GV hướng dẫn và HS thực hành.
c. Sản phẩm: HS thực hành được các phần mềm phòng phòng chống và quét virus, sao lưu và khôi phục dữ liệu, nén và giải nén dữ liệu trên Windows 10.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phòng chống và quét virus Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu nhiệm vụ 1. Yêu cầu: Em hãy: a) Kiểm tra các chức năng bảo vệ của phần mềm Windows Security đã được bật chưa. b) Bật chức năng phòng chống virus của phần mềm Windows Security. c) Thực hiện quét virus theo chế độ quét nhanh để kiểm tra virus.
- GV hướng dẫn và HS thực hành, thực hiện Nhiệm vụ 1. + Giới thiệu về phần mềm Windows Security. + Hướng dẫn cách mở và bật chức năng phòng chống virus của phần mềm Window Security. + Hướng dẫn sử dụng chức năng Scan options để lựa chọn các hình thức quét virus khác. Ví dụ, tại cửa số Scan options, nháy chọn Custom scan, chọn Scan now, rồi chọn thư mục cần quét virus. Sau khi quét xong, trang Scan options sẽ hiển thị các thông tin liên quan như thời gian quét, số lượng tệp được quét và các mối đe doạ (threat). + Hầu hết các chương trình chống virus đều có các chức năng giống nhau như bảo vệ theo thời gian thực, quét thư mục và tệp do người dùng chọn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện theo đúng hướng dẫn để hoàn thành yêu cầu của Nhiệm vụ 1. - Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc của HS. - Khuyến khích HS tự tìm hiểu, khắc phục các lỗi (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nếu HS có vướng mắc trong quá trình thực hành, GV yêu cầu HS thảo luận, tìm giải pháp khắc phục. - HS báo cáo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kiểm tra kết quả thực hiện Nhiệm vụ 1 của HS. | THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1: Phòng chống và quét virus Hướng dẫn: a) Windows Security có thể được mở bằng hai cách: Cách 1. Mở Start, nháy chọn Windows Security trong danh sách các ứng dụng. Cách 2. Nháy chọn biểu tượng Windows Security ở góc phải màn hình trên thanh tác vụ. + Mặc định các chức năng bảo vệ đều bật.
Hình 2. Cửa sổ phần mềm Windows Security - Ở trang Home, biểu tượng Windows Security có: + Màu xanh lá: trạng thái bật. + Màu vàng: lưu ý các thông số đã thiết lập. + Màu đỏ: cảnh báo về sự xuất hiện của các rủi ro bảo mật. b) Để bật chức năng phòng chống virus của phần mềm Windows Security: (1) Chọn trang Virus & threat protection. Tại mục Virus & threat protection settings, chọn Manage settings (Hình 3). (2) Trong trang Virus & threat protection settings, bật “On” chế độ Real-time protection và chế độ Tamper Protection (Hình 4). c) Để quét máy tính theo chế độ quét nhanh để kiểm tra virus, thực hiện như Hình 5: Chọn trang Virus & threat protection. Tại mục Current threats, chọn Quick scan. - Ngoài ra, có thể chọn Scan options để lựa chọn các hình thức quét virus khác. - Hệ điều hành Linux Ubuntu không có chương trình phòng chống virus mặc định.
|
Nhiệm vụ 2: Nén dữ liệu có sử dụng mật khẩu bằng phần mềm 7-Zip Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập .................. | Nhiệm vụ 2: Nén dữ liệu có sử dụng mật khẩu bằng phần mềm 7-Zip Hướng dẫn: .................. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo