Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 1 Tuần 1

Giáo án Chủ đề 1: Em và trường tiểu học thân yêu - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 1 Tuần 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.
  • Tham gia các hoạt động giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 

 

TUẦN 1:

(3 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng đặc thù: 

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: rèn luyện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. 
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: rèn luyện kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân thông qua hoạt động nhận diện sự thay đổi của bản thân; có trách nhiệm với nhà trường và xã hội thông qua việc tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Tổ chức luyện tập cho HS chuẩn bị biểu diễn trong lễ khai giảng năm học mới. 
  • Bảng hồi tưởng cảm xúc của em, phiếu tổng hợp tư liệu, sản phẩm cá nhân,…

2. Đối với học sinh

  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Các tiết mục văn nghệ đã tập luyện để biểu diễn. 
  • Các tư liệu, sản phẩm minh chứng về quá trình lớn lên của bản thân.
  • Kéo, bút màu, giấy màu, hồ dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ 

- CHÀO NĂM HỌC MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu

- HS tham gia các hoạt động chào năm học mới do nhà trường tổ chức. 

- HS viết cảm xúc của em khi là HS lớp 5. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Tham gia các hoạt động chào năm học mới

- GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động chào năm học mới do nhà trường tổ chức:

+ Văn nghệ chào mừng.

+ Trang trí trường, lớp.

+ Chơi trò chơi, hội đọc sách, đón các em HS lớp 1,…

- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các hoạt động chào năm học mới. 

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy, thời khóa biểu mới,…

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5

- Sau khi HS tham gia lễ khai giảng, GV hướng dẫn HS chuẩn bị những mảnh giấy trái tim (hoặc giấy bìa màu, bưu thiếp,…): 

+ Viết cảm xúc của em khi là HS lớp 5.

+ Chia sẻ với bạn sau đó thả vào hộp cảm xúc của lớp. 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

- HS chú ý thực hiện.

 

- HS chú ý lắng nghe, thực hiện. 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 

- HỒI TƯỞNG CẢM XÚC CỦA EM

- NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA EM

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Cảm xúc của em.

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò nêu các cảm xúc khác nhau như vui vẻ, buồn bã, phấn khởi..., HS thể hiện các cảm xúc đó thông qua nét mặt hoặc cử chỉ hành động.  

- GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi:

+ Quản trò hô “vui vẻ” → HS tươi cười hoặc vỗ tay.

+ Quản trò hô “Buồn bã” → HS làm biểu hiện khóc hoặc trầm tư.

- GV mời HS cả lớp bắt đầu chơi trò chơi. 

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi và khích lệ HS. 

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cảm xúc của em sau khi chơi là gì?

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi ngày chúng ta thường trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Vậy cảm xúc của chúng ta trong mỗi ngày qua như thế nào? Đâu là những tình huống em kiểm soát được cảm xúc và đâu là những tình huống em không kiểm soát được cảm xúc? Em đánh giá như thế nào về khả năng cảm xúc của mình? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Tuần 1 – Tiết 2:

+ Hồi tưởng cảm xúc của em.

+ Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Hồi tưởng cảm xúc của em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chia sẻ được cảm xúc của em trong những ngày qua.

- Trao đổi được cảm xúc của em trong những ngày qua.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ cảm xúc của em trong những ngày qua

- GV trao đổi nhanh với HS để làm rõ nhiệm vụ của hoạt động:

+ Nêu cảm xúc chúng ra cần hồi tưởng.

(Vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng,…).

+ Chúng ta sẽ suy nghĩ về cảm xúc của bản thân trong bao nhiêu ngày vừa qua? 

(Bảy ngày).

- GV lưu ý HS trước khi điền vào phiếu hồi tưởng: 

+ Em có thể nhớ lại sự việc xảy ra trong những ngày đó và cảm xúc của em rồi đánh dấu vào cảm xúc tương ứng.

+ Mỗi ngày, em có thể có nhiều cảm xúc khác nhau nên có thể đánh dấu vào nhiều ô cảm xúc.  

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu hồi tưởng cảm xúc theo mẫu:

- GV chú ý quan sát phiếu hồi tưởng của HS:

+ Tìm ra những HS có nhiều lần đánh dấu vào cảm xúc tiêu cực. 

+ Trao đổi riêng với những HS này, cân nhắc về việc cho những HS này chia sẻ trước lớp vì có thể dẫn đến những phản ứng không tốt. 

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cảm xúc của em trong những ngày qua

- GV yêu cầu HS chia sẻ phiếu hồi tưởng của mình và trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm (4 – 6 HS/nhóm) về:

+ Cảm xúc em có nhiều nhất.

+ Cảm xúc em có ít nhất.

+ Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em.

+ Cảm xúc mà em cần kiểm soát.

- GV yêu cầu HS cả lớp báo cáo kết quả hồi tưởng. GV cho HS giơ tay (hoặc giơ thẻ) để báo cáo:

+ Những bạn có nhiều cảm xúc vui nhất trên bảng hồi tưởng, mời giơ tay!

+ Những bạn có nhiều cảm xúc buồn bã nhất trên bảng hồi tưởng, mời giơ tay?

+ Những bạn có ít cảm xúc vui nhất trên bảng hồi tưởng, mời giơ tay!

+ Những bạn có ít cảm xúc buồn bã nhất nhất trên bảng hồi tưởng, mời giơ tay!

- GV tiếp tục mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ và trả lời câu hỏi:

+ Đâu là cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em?

+ Đâu là cảm xúc mà em cần kiểm soát?

- GV khuyến khích, động viên HS mạnh dạn phát biểu và chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận và kết nối sang Hoạt động 2: Trong cuộc sống, các cảm xúc vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận sẽ ảnh hưởng đến học tập, vui chơi, giao tiếp,…của chúng ta và của cả những người xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần luôn biết kiểm soát cảm xúc của cá nhân mình. 

Hoạt động 2: Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trao đổi được về những tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc.

- Chia sẻ được những tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc.

- Tự đánh giá được khả năng kiểm soát cảm xúc của em. 

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu tên và phổ biến luật chơi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS chơi trò chơi. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.  

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chú ý. 

 

 

- HS hoàn thành phiếu hồi tưởng cảm xúc theo mẫu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, trao đổi nhóm.  

 

 

 

 

- HS chia sẻ, trao đổi trước lớp.  

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong trả lời.  

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I

Phí giáo án

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN CHO EM, AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TRI ÂN THẦY CÔ KẾT NỐI BẠN BÈ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: HÀNH ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: HỘI CHỢ XUÂN VÀ QUẢN LÍ CHI TIÊU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN,...

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, TÔN TRỌNG PHỤ NỮ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN CHO EM, AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TRI ÂN THẦY CÔ KẾT NỐI BẠN BÈ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: HÀNH ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

Đang cập nhật...
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay