Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 5 Tuần 17

Giáo án Chủ đề 5 Tuần 17 sách Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: HỘI CHỢ XUÂN VÀ QUẢN LÍ CHI TIÊU

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Lập được sổ tay ghi chép chi tiêu của gia đình.
  • Tham gia lập được kế hoạch kinh doanh dựa trên hoạt động do nhà trường tổ chức. 

 

TUẦN 17

(3 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lập được sổ tay ghi chép chi tiêu gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:  hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động do lớp và nhà trường tổ chức: hội diễn văn nghệ, tìm hiểu phong tục đón năm mới, hội chợ xuân,...
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng đặc thù: 

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động:  xác định mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, dự kiến được thời gian thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm trong hoạt động lập kế hoạch kinh doanh của lớp, góp phần vào kế hoạch "Hội chợ xuân" của nhà trường. 
  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: có nhận thức về các khoản chi tiêu gia đình thông qua hoạt động lập số tay ghi chép chỉ tiêu.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: trách nhiệm với bản thân thông qua việc xác định đặc điểm của HS lớp 5, xác định việc mình sẽ chuyển cấp vào cuối năm học và những đức tình cần rèn luyện để thích ứng với môi trường học tập mới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Máy tính có nối mạng Internet.
  • Một số hình ảnh về nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu trong cuộc sống gia đình; hoá đơn, phiếu thu phổ biến;...
  • Giấy A0, A1, Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Giấy A0, kéo, hồ (keo) dán, băng dính, giấy màu,...
  • Bìa các-tông, tập giấy vở,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ 

- HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO NĂM MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- Diễn tiểu phẩm văn nghệ chào năm mới. 

- Cổ vũ tiết mục văn nghệ của các bạn. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Diễn tiểu phẩm văn nghệ chào năm mới. 

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức nghi lễ chào cờ và mời đại diện Liên chi đội tổng kết hoạt động rèn luyện tuần vừa qua. 

- GV chủ nhiệm lớp phối hợp để HS tham gia hoạt động chung.

- GV chủ nhiệm chuẩn bị tâm thế, hỗ trợ HS sắp xếp đội hình để tham gia tập dượt trước và trong buổi Sinh hoạt dưới cờ.

Tech12h

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS tham gia hội diễn văn nghệ chào năm mới theo kế hoạch của nhà trường.

Nhiệm vụ 2: Cổ vũ tiết mục văn nghệ của các bạn

- GV Tổng phụ trách Đội hoặc lớp được phân công điều khiển chương trình phối hợp với GV khối 5 hỗ trợ các lớp tham gia hội diễn tốt nhất, hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý.

- GV mời một số HS nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong chương trình; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS thực hiện. 

 

- HS tập duyệt.  

 

 

 

 

 

 

- HS biểu diễn.  

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

- HS thực hiện. 

- HS trình bày. 

 

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 

- NHẬN DIỆN NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH–

- XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GHI CHÉP CÁC KHOẢN CHI TIÊU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi về những hóa đơn thanh toán chi tiêu trong gia đình mà em đã nhìn thấy. 

- GV mời đại diện một vài HS chia sẻ với cả lớp về các hóa đơn chi tiêu của gia đình mình với các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí: Khoản chi cho ăn uống, học phí, khoản chi cho điện, nước, dịch vụ vệ sinh...

- GV mời HS chia sẻ suy nghĩ về tầm quan trọng của các hóa đơn chi tiêu trong gia đình.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để quản lí tài chính của gia đình một cách hợp lí cần xác định và ghi chép lại các khoản chi tiêu. Để hiểu hơn về các khoản chi tiêu, các em hãy đến với bài học ngày hôm nay – Tuần 17:

+ Nhận diện hoạt động chi tiêu trong gia đình. 

+ Xác định nội dung ghi chép các khoản chi tiêu. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Nhận diện những hoạt động chi tiêu trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Thảo luận về những khoản chi tiêu trong gia đình. 

- Chia sẻ về cách gia đình em ghi chép chi tiêu. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những khoản chi tiêu trong gia đình

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS). 

- GV trình chiếu HS quan sát tranh minh họa SGK tr.47:

Tech12h

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Quan sát hình, nêu tên những nhóm chi tiêu trong gia đình. 

+ Kể tên các khoản chi theo mỗi nhóm.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí: 

+  Nhóm chi tiêu cho thực phẩm gồm các khoản chi như: mua gạo, gia vị, đồ tươi sống, hoa quả...

+ Nhóm chi tiêu cho dịch vụ thiết yếu gồm các khoản chi như: điện, nước, ga, xăng dầu...

+ Nhóm chi tiêu cho học tập gồm các khoản chi tiêu như: học phí, mua sách, mua bút, mua các đồ dùng học tập khác...

+ Nhóm chi tiêu cho trang phục gồm các khoản chi tiêu như: mua quần áo, giày dép, các phụ kiện trang sức...

- GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi: 

+ Theo em, đâu là khoản chi tiêu thiết yếu?

+ Theo em, khoản chi tiêu không thiết yếu là gì? 

+ Trong các khoản chi vừa nêu trên khoản nào là thiết yếu và không thiết yếu? 

- GV mời một số HS xung phong trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí của HS: 

+ Khoản chi tiêu thiết yếu là các khoản chi mà chúng ta bắt buộc phải chi trả để duy trì các hoạt động cơ bản cuộc sống. Các khoản chi tiêu thiết yếu như mua thực phẩm, trả tiền nhà, điện, nước, chi phí đi lại, tiền học...

+ Khoản chi tiêu không thiết yếu là các khoản chi mà các cá nhân có thể chi hoặc không chi trả mà vẫn đảm bảo duy trì các hoạt động cơ bản cuộc sống. Các khoản chi tiêu không thiết yếu như mua dụng cụ hoặc tập, quần áo, trang sức...khi các đồ dùng cũ vẫn sử dụng tốt. 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ về cách gia đình em ghi chép chi tiêu

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 – 6 HS) và trả lời câu hỏi:

+ Gia đình em có ghi chép các khoản chi tiêu không?

+ Trong gia đình em, ai là người ghi chép chi tiêu?

+ Thời gian người đó ghi chép chi tiêu là thường xuyên hay không thường xuyên?

+ Nội dung ghi chép chi tiêu được gia đình sử dụng làm gì?

+ Theo em, vì sao chúng ta cần ghi chép chi tiêu?  

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, ghi nhận đáp án đúng:

+ Ghi chép chi tiêu là việc mỗi gia đình nên và cần thực hiện. 

+ Việc ghi chép chi tiêu thường được người lớn trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình ghi chép. 

+ Việc ghi chép có thể thực hiện theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng tùy thuộc vào người ghi chép. 

+ Nội dung ghi chép được sử dụng kiểm soát các khoản chi tiêu trong cuộc sống và điều chỉnh hoặc lên kế hoạch cho việc chi tiêu trong thời gian tới.

+ Theo em chúng ta cần ghi chép chi tiêu bởi việc ghi chép không chỉ là một thói quen tốt giúp chúng ta theo dõi được nhu cầu chi tiêu của mình mà còn giúp chúng ta thực hiện tính kỉ luật trong cuộc sống để đạt được một mục tiêu nào đó trong cuộc sống. 

Hoạt động 2: Xác định nội dung ghi chép các khoản chi tiêu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể:

- Chia sẻ những khoản chi tiêu cần ghi chép của gia đình. 

- Phân loại khoản  chi tiêu theo các nhóm. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những khoản  chi tiêu cần ghi chép của gia đình em

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm đôi. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình minh họa SGK tr.47:

Tech12h Tech12h

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về các loại chứng từ, ghi chép liên quan đến các khoản chi tiêu trong gia đình mà em thu thập được.

- GV gợi ý cho HS chia sẻ theo các ý sau:

+ Đó là loại chứng từ gì? 

+ Nội dung chính có trong mỗi chứng từ đó là gì? 

- GV mời một vài nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Các loại chứng từ liên quan đến các khoản chi trong gia đình có thể là hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử, hóa đơn bán lẻ, giấy giao nhận hàng hóa...

+ Nội dung chính của các chứng từ thường ghi thông tin cá nhân khách hàng, tên mặt hàng, số lượng, số tiền cần chi trả...

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm (4 – 6 HS) về các loại chứng từ, ghi chép của gia đình.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ như sau: 

+ Đây là hoá đơn tiền điện tháng 12 của gia đình em. Gia đình em phải chi 1 420 000 đồng cho tiền điện tháng này.

+ Đây là hoá đơn tiền nước tháng 11 của nhà em. Nhà em chi 120 000 đồng cho tiền nước tháng này.

+ Đây là hoá đơn đi siêu thị của mẹ em tuần trước. Tuần trước gia đình em đã mua gạo, thịt, nước mắm, rau xanh, hành, tỏi, dấm hết 950 000 đồng.

+ Đây là ghi chép của bố em. Bố em ghi lại khoản chi thay lõi lọc nước hết - 560 000 đồng.

- GV mời một số HS trình bày trước lớp về các khoản chi có chứng từ hoặc không có chứng từ chỉ có ghi chép của gia đình. HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV đặt thêm câu hỏi cho HS: Hóa đơn giúp chúng ta điều gì?

- GV mời một số HS xung phong trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: 

+ Hoá đơn là chứng từ phổ biến giúp chúng ta có đầy đủ thông tin về mặt hàng đã mua, giá của mặt hàng, người hoặc đơn vị cung cấp, ngày cung cấp, các thông tin liên quan đến đảm bảo hàng hoá và bảo hành nếu hàng cần bảo hành... 

………………………

 

 

 

 

- HS chia sẻ cặp đôi.

 

- HS chia sẻ. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

- HS chia sẻ. 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ. 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận. 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện. 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

……………….

------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I

Phí giáo án

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN CHO EM, AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TRI ÂN THẦY CÔ KẾT NỐI BẠN BÈ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: HÀNH ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: HỘI CHỢ XUÂN VÀ QUẢN LÍ CHI TIÊU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN,...

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, TÔN TRỌNG PHỤ NỮ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN CHO EM, AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TRI ÂN THẦY CÔ KẾT NỐI BẠN BÈ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: HÀNH ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

Đang cập nhật...
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay