Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất Bài 11: văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam

Soạn giáo án Bài 2: tri thức lịch sử và cuộc sống sách lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 cánh diều . Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: VĂN MINH CHĂM-PA, VĂN MINH PHÙ NAM

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Nêu được cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa, văn mình Phù Nam.

 - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa; văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội và Nhà nước.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: thông qua sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

·      Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận để có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.

 - Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác hình ảnh, lược đồ và đọc thông tin, tư liệu để nêu được cơ sở hình thành nền văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu hình ảnh minh họa để trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội và nhà nước.

3. Phẩm chất

 - Ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

 - Có trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

 - Tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.

 - Đoạn phim, video (nếu có).

 - Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS xem đoạn phim tư liệu về Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) và đặt câu hỏi: “Đoạn phim tư liệu phản ánh những nội dung gì về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn?”.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn được phản ánh trong đoạn phim tư liệu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem đoạn phim tư liệu về di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) - GV trình chiếu cho HS xem đoạn phim tư liệu về di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam): https://www.youtube.com/watch?v=SfZRQsrpL2w

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:  - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn phim tư liệu phản ánh những nội dung gì về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn?

- GV hướng dẫn HS - GV hướng dẫn HS thực hiện: địa điểm, thời gian xây dựng, quần thể gồm có những di tích gì, phong cách nghệ thuật của hệ thống đền tháp, tượng điêu khắc, hoa văn trang trí,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem đoạn phim tư liệu, nêu những nội dung mà đoạn phim tư liệu phản ánh. - HS xem đoạn phim tư liệu, nêu những nội dung mà đoạn phim tư liệu phản ánh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày  - GV mời đại diện HS trình bày nội dung về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn được phản ánh trong đoạn phim tư liệu.

 + Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là công trình nổi tiếng của vương quốc Chăm-pa, với rất nhiều đền đài với lối kiến trúc đặc sắc. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

 + Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hin-đu. Các vật trang trí là tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara, vũ nữ Apsara, sư tử, voi,... được xếp khít với nhau và đến ngày nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính, hình người, hình thù lên tháp.

 + Do sự tàn phá của chiến tranh mà đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn giữ lại được 32 công trình gồm 20 đền tháp là còn giữ được nét kiến trúc ban đầu. Đến ngày 1-12-1999, thánh địa Mỹ Sơn chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Trải qua bao nhiêu sự thăng trầm của lịch sử, Mỹ Sơn vẫn đứng vững cho đến ngày hôm nay.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).  - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều có sự đóng góp quan trọng vào văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Dù có những điểm tương đồng về cơ sở tự nhiên và cơ cở xã hội, hai nền văn minh này lại có những khác biệt đặc trưng về địa lý. Điều này đã tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Vậy cơ sở nào để dẫn đến sự hình thành nền văn minh Chăm-pa và nền văn minh Phù Nam? Thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh đó là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cơ sở hình thành và trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1, tư liệu kết hợp quan sát Hình 2, 3 để trả lời câu hỏi:

 - Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên, cơ sở về dân cư và xã hội góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.

 - Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1, tư liệu kết hợp quan sát Hình 2, 3 SGK tr.58-61 để trả lời câu hỏi: Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên, cơ sở về dân cư và xã hội góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.

 

 - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận cặp và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa.

 

 - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa: Đính kèm dưới Hoạt động 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS làm việc theo cặp, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trình bày về cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận nội dung Văn minh Chăm-pa.  - GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa

a. Cơ sở hình thành

* Về điều kiện tự nhiên:

 - Hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.  - Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.  - Những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.

à Tạo điều kiện thuận lợi cho định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

 - Đường bờ biển dài.

à Trở thành nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hóa từ bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

* Về dân cư:

 - Cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung là những người nói tiếng Môn cổ.  - Có sự xuất hiện của cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.

à Nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiền của văn minh Chăm-pa.

* Về xã hội:

 - Nhiều tầng lớp khác nhau như tăng lữ, quý tộc, thủ công, dân nghèo,...  - Sự khác biệt giữa các tầng lớp thể hiện ở uy quyền, nhà ở, trang phục, điều kiện sinh hoạt.  - Bộ phận tăng lữ, quý tộc nắm quyền thống trị, chi phối đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa.

b. Thành tựu tiêu biểu

* Về tổ chức xã hội và Nhà nước:

 - Tổ chức xã hội:  + Sinh sống trong các làng xóm, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.  + Từng gia đình nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khóa, lao dịch với nhà nước.  - Nhà nước:  + Ra đời vào khoảng thế kỉ II, được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.  + Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là quan lại trung ương và địa phương.  + Chia thành nhiều châu, huyện, làng.

* Về kinh tế:

 - Nông nghiệp có trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, đánh cá.  - Thủ công nghiệp tiêu biểu là nghề dệt, làm gốm,...  - Trao đổi hàng hóa với một số quốc gia hải đảo.

* Về đời sống vật chất:

 - Lương thực, thực phẩm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại kê, đậu,...  - Trang phục: nam, nữ thường quấn vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.  - Nơi ở: Vua ở trong lầu cao, dân ở nhà sàn dựng bằng gỗ.  - Phương tiện đi lại: thuyền loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền uốn cong.  - Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp: phát triển, đa dạng như trang trí kiến trúc đền tháp, gốm tráng men,...

* Về đời sống tinh thần:

 - Chữ viết: ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn và dần được sử dụng phổ biến trên các văn bia.  - Văn học: dân gian thần thoại hy lạp, truyền thuyết,... và văn viết cùng song hàng tồn tại.  - Tôn giáo:  + Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ.  + Sùng bái các vị thần Hin-đu giáo như thần Bra-ma, Vít-xnu,...  + Phật giáo được truyền bá rộng rãi.  - Âm nhạc và ca múa:  + Phát triển các loại nhạc cụ như đàn cầm, trông, kèn,...  + Kiểu múa đặc biệt như điệu múa Áp-sa-ra trong cung đình, đền, miếu,...  - Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo: thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay