Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất Bài 9: thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á Thời cổ - trung đại

Soạn giáo án Bài 9: thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á Thời cổ - trung đại sách lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 cánh diều . Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á về tôn giáo, tín ngưỡng, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc.

 - Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh ở Đông Nam Á nói chung và ở việt Nam nói riêng.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

·      Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc sưu tầm và sử dụng tài liệu để thực hiện nhiệm vụ và học tập.

 - Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng được tư liệu, tranh ảnh, lược đồ,... để nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại.

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

3. Phẩm chất

 - Yêu nước: Trân trọng sự đa dạng và phong phú của văn minh Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

 - Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia các hoạt động nhóm; có ý thức trân trọng giá trị, có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn minh Đông Nam Á.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

 - Tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

 - Đoạn phim, video (nếu có).

 - Phiếu học tập.

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video và tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn? để thực hiện: Tìm tên quốc gia tương ứng với các bức ảnh công trình kiến trúc xuất hiện trong đoạn phim, video.

c. Sản phẩm: HS quan sát video và tích cực tham gia trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về một số công trình tiêu biểu ở Đông Nam Á, yêu cầu HS tham gia trò chơi  - GV trình chiếu cho HS quan sát video về một số công trình tiêu biểu ở Đông Nam Á, yêu cầu HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn? và thực hiện nhiệm vụ sau: Tìm tên quốc gia tương ứng với các bức ảnh công trình kiến trúc xuất hiện trong đoạn phim, video.

https://youtu.be/Jwrj_lqCmak?si=HZZpWCGboq5_Y4br

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video - HS quan sát video, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - GV mời đại diện 1 - 2 HS - 2 HS trình bày kết quả trước lớp: Tên quốc gia tương ứng với các bức ảnh công trình kiến trúc xuất hiện trong video là:

 + Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

 + Ăng-co Vát (Khơ-me).

 + Đền Borobudue (In-đô-nê-xi-a).

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).  - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Thạt Luổng được xây vào thế kỉ XVI dưới triều vua Xệt-tha-thi-lạt là tháp Phật giáo lớn nhất ở Lào và cũng là một trong những công trình tháp Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Ngôi chùa tháp này đã trở thành biểu tượng quốc gia, được in trên giấy và quốc huy của Lào, đồng thời cũng là một trong những công trình kiến trúc, điêu khắc thể hiện sự phát triển rực rỡ của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại. Vậy văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tín ngưỡng và tôn giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các hình thức tín ngưỡng dân gian và tôn giáo phổ biến ở Đông Nam Á.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2, 3 để thực hiện nhiệm vụ: Nêu thành tựu tín ngưỡng và tôn giáo ở Đông Nam Á.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thành tựu tín ngưỡng và tôn giáo ở Đông Nam Á.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2, 3 SGK tr.49, 50 để thực hiện nhiệm vụ: Nêu thành tựu tín ngưỡng và tôn giáo ở Đông Nam Á.

  

 - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2, 3 kết hợp mục Em có biết SGK tr.48, 49.  - GV cung cấp tư liệu cho HS về lễ Ba-xi (Lào) và thánh đường Bai-tu-ra-man (In-đô-nê-xi-a) để thấy được tín ngưỡng và tôn giáo Đông Nam Á thời cổ - trung đại: Đính kèm dưới Hoạt động 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trình bày về thành tựu tín ngưỡng và tôn giáo ở Đông Nam Á.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận: Phật giáo, Hin-đu giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo,... được cư dân Đông Nam Á đón nhận vì có sự tương đồng, gần gũi trong nội dung của các tôn giáo này với tín ngưỡng và đời sống tinh thần của cư dân bản địa, cùng với đó là chính sách ủng hộ của các vương triều Đông Nam Á khi tiếp nhận các tôn giáo,...  - GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về tín ngưỡng và tôn giáo

 - Về tín ngưỡng:  + Chung nhiều tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần tự nhiên, thờ thần động vật,...  + Tín ngưỡng tồn tại và dung hòa với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào và được bảo tồn trong suốt quá trình phát triển của văn minh Đông Nam Á.  - Về tôn giáo:  + Chủ yếu tiếp thu Phật giáo và Hin-đu giáo từ Ấn Độ thông qua con đường thương mại và truyền giáo từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên.  + Người Việt chủ yếu tiếp nhận hệ tư tưởng Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Hoa, Ấn Độ.  + Từ thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được lan truyền thông qua vai trò của các nhà truyền giáo phương Tây.

TƯ LIỆU VỀ LỄ BA-XI (LÀO)

VÀ THÁNH ĐƯỜNG BAI-TU-RA-MAN (IN-ĐÔ-NÊ-XI-A)

* Lễ Ba-xi (Lào)

Người Lào tổ chức lễ Ba-xi để bày tỏ sự đoàn kết, tương thân tương ái trong gia đình và cộng đồng. Lễ Ba-xi có nguồn gốc giao thoa giữa đạo Phật, đạo Bà-la-môn và thuyết vạn vật hữu linh. Trong buổi lễ, già làng chủ trì tụng kinh và cầu chúc sức khỏe, may mắn. Sau đó, những người tham gia thay phiên nhau cầu chúc cho người thân khỏe mạnh và buộc các sợi dây bông quanh cổ tay của bạn.

* Thánh đường Bai-tu-ra-man (In-đô-nê-xi-a)

Thánh đường Hồi giáo Bai-tu-ra-man (Ban-dan A-chê, In-đô-nê-xi-a) được thiết kế với mái màu đen lấp lánh với ý nghĩa luôn kiên định chống lại bất cứ khó khăn nào. Ngôi đền này là công trình do người Hà Lan xây dựng từ năm 1881 để thay thế một nhà thờ Hồi giáo được xây dựng vào thế kỉ XII đã bị chiến tranh phá hủy. Diện tích bên trong của thánh đường rộng khoảng 4 760m2, đủ đề cho 9 000 tín đồ hành lễ cùng một lúc.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn tự và văn học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành tựu về văn tự và văn học ở Đông Nam Á.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 4 để thực hiện nhiệm vụ: Nêu những thành tựu về văn tự và văn học ở Đông Nam Á.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những thành tựu văn tự và văn học ở Đông Nam Á.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 4 SGK tr.50, 51 để thực hiện nhiệm vụ: Nêu những thành tựu về văn tự và văn học ở Đông Nam Á.

 

 - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video thành tựu về văn tự và văn học ở Đông Nam Á: Đính kèm dưới Hoạt động 2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trình bày thành tựu về văn tự và văn học ở Đông Nam Á.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận: Đặc điểm cơ bản của văn tự Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn tự nước ngoài, thường ra đời muộn hơn thời điểm xuất hiện các nhà nước, đa dạng trong thống nhất.  - GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về văn tự và văn học

 - Về văn tự:  + Tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng.  + Ở Việt Nam:

·      Tiếp thu một phần hệ thống chữ Hán của Trung Hoa và sáng tạo ra chữ Nôm.

·      Chữ Hàn và chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài trước khi chữ Quốc ngữ ra đời.

 - Về văn học:  + Kho tàng văn học dân gian rất phong phú với nhiều thể loại như truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích,... Tác phẩm tiêu biểu là sử thi Đẻ đất đẻ nước (Việt Nam), thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ (Lào),...  + Văn học viết ra đời khá muộn (thế kỉ X – XIII). Tác phẩm tiêu biểu là Truyện Kiều (Việt Nam), Truyện sử Me-lay-u (Ma-lai-xi-a),...  + Văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và phương Tây:

·      Văn học Cam-pu-chia được viết bằng chữ Phạn và chữ Khmer cổ.

·      Văn học Việt Nam thời quân chủ chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa.

·      Văn học In-đô-nê-xi-a và Ma-lay-xi-a chịu ảnh hưởng của văn học Ả Rập và phương Tây.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay