Giáo án lịch sử 10 kết nối mới nhất bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Soạn giáo án bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức sách lịch sử 10 kết nối tri thức bản mới nhất. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC 

CON NGƯỜI NHẬN THỨC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm lịch sử.

  • Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

  • Giải thích được khái niệm Sử học.

  • Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học; trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: 

  • Sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử.

  • Trình bày, giải thích, phân tích,... sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống hoặc bài tập nhận thức mới.

  • Năng lực lịch sử:

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày được khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu và hình ảnh để phân biệt được hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức; giải thích được khái niệm Sử học.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử: Thông qua giải quyết các dạng bài tập, tình huống liên quan đến hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức và Sử học.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng các phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10.

  • Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa vào nội dung của chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.

  • Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm.

  • Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 10. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích sự chú ý của HS, giúp HS nhận thức được cầu Long Biên là một hiện vật, chứng tích lịch sử, chứa đựng những thông tin khác nhau về lịch sử.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh về cầu Long Biên; HS quan sát video, hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về cầu Long Biên.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh về cầu Long Biên SGK tr.6 và giới thiệu: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Cây cầu này là một hiện vật lịch sử, đồng thời cũng gắn liền với nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước.

https://youtu.be/BRqOHsQ8ols?si=u_jkMgvxlIeNM-eu

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Cầu Long Biên gắn với những sự kiện, quá trình lịch sử nào của Thủ đô Hà Nội và đất nước?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh về cầu Long Biên và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận: Cầu Long Biên gắn với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Cuộc chiến đấu cảm tử của quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp năm 1946.

+ Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Theo em, việc tìm hiểu về cầu Long biên, về những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào? Ngành khoa học đó có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ là gì? Những kết quả nghiên cứu về quá khứ trong lịch sử có phản ánh đầy đủ những sự kiện đã từng diễn ra không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm “Lịch sử là gì”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm lịch sử.

- Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát Tư liệu 1, 2 và thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm: 

- Câu trả lời của HS về khái niệm lịch sử; phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

- Phiếu học tập số 1 về so sánh sự giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV liên hệ, gợi mở cho HS: Sự vật tồn tại xung quanh (dụng cụ, công cụ lao động, đơn vị, tổ chức,...) đều có quá trình hình thành, thay đổi, phát triển theo thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Sự thay đổi theo thời gian đó chính là lịch sử.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1 SGK tr.7 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Lịch sử là gì?

+ Khái niệm “lịch sử” được hiểu theo nghĩa nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin, Hình 2 – Hình 4 trong Tư liệu 1 SGK tr.7 và cho biết: 

+ Hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử?

+ Hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử được con người nhận thức?

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác thông tin và Hình 5, 6 trong Tư liệu 2 SGK tr.8 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia đó?

 

Tư liệu a

Tư liệu b

Giống nhau

 

 

Khác nhau

 

 

2. Theo em, vì sao lại có sự khác nhau?

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.7 và nhấn mạnh yêu cầu cần tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống, khoa học nói chung, trong tìm hiểu lịch sử nói riêng trong tính tổng thể, toàn diện, trong mối quan hệ đa chiều,... để tránh những nhận thức sai lệch, phiến diện,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo cặp, sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát Tư liệu 1, 2 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm lịch sử và phân biệt được hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi Tư liệu 1:

+ Hình 2, 3 là chứng cứ xác thực của hiện thực lịch sử.

+ Hình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức của họ về hiện thực lịch sử đó.

- GV mời đại diện HS trình bày Phiếu học tập số 1: Đính kèm dưới Hoạt động 1.

- GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận:

+ Giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức luôn có những khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ và chân thực hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. 

+ Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử; phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử; phụ thuộc vào mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được; phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về khái niệm “Lịch sử là gì”

- Khái niệm: Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nauy.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:

+ Hiện thực lịch sử: 

  • Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ.

  • Tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

  • Tìm hiểu, nhận thức, trình bày, tái hiện lịch sử theo các cách khác nhau, không thể thay đổi hiện thực lịch sử.

+ Lịch sử được con người nhận thức: 

  • Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.

  • Trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình diễn,...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia đó?

 

Tư liệu a

Tư liệu b

Giống nhau

- Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

- Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng (chỉ huy đoàn thủy thủ) và La-pu-la-pu (thủ lĩnh địa phương).

Khác nhau

Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược.

Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí.

Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-lip-pin.

Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại: lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. 

Nội dung tấm bia trong Hình 5 là một cuộc chiến đấu chống xâm lược của người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh La-pu-la-pu và họ đã đẩy lùi cuộc đổ bộ của quân xâm lược Tây Ban Nha.

Nội dung tấm bia trong Hình 6 là cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm với người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của La-pu-la-pu, dẫn đến cái chết của Ph. Ma-gien-lăng.

    

2. Theo em, vì sao lại có sự khác nhau?

Do mục đích phản ánh hoặc do thái độ, thế giới quan,... của những người tìm hiểu, nghiên cứu về sự kiện lịch sử là khác nhau.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Sử học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được khái niệm Sử học.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát Hình 7, 8 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của Sử học.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của Sử học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhớ lại kiến thức hình thành ở Hoạt động 1 và trả lời câu hỏi: Nếu hiểu lịch sử theo hai nghĩa: hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức thì Sử học thuộc nghĩa nào?

­Gợi ý: Sử học được hiểu theo nghĩa là lịch sử được con người nhận thức; đó là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ quá khứ của loài người, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.8 và cho biết: Theo em, Sử học là gì?

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, quan sát Hình 7 SGK tr.9 và trả lời câu hỏi: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về đối tượng nghiên cứu của Sử học: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo cá nhân, đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm và đối tượng nghiên cứu của Sử học.

- GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận nội dung về Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của Sử học.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Tìm hiểu về Sử học

a. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của Sử học

- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Đối tượng nghiên cứu của Sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người (có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng người, một quốc gia hoặc toàn thể nhân loại).

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay