Giáo án lịch sử 10 kết nối mới nhất Bài 13: khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Soạn giáo án Bài 13: khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử việt nam sách lịch sử 10 kết nối tri thức bản mới nhất. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc. Nêu được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập, giải thích, phân tích,... các thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm và khai thác, sử dụng được thông tin, tư liệu, hình ảnh,... để nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam, nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nêu được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất khách quan, trung thực, chăm chỉ, có ý thức gìn giữ sự bình đẳng giữa các dân tộc.
- Có hành động cụ thể góp phần giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10.
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Hình ảnh, tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV dẫn dắt, tạo tình huống vào bài mới, nhằm kích thích tư duy của HS.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề: - GV dẫn dắt, đặt vấn đề: Trong tiến trình, lịch sử Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.256)
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào về quan điểm trên?
+ Hãy nêu một số dẫn chứng mà em biết để chứng minh.
+ Theo em, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo - HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 1 đến 2 HS trình - GV gọi 1 đến 2 HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện triết lí đoàn kết dân tộc là một phần quan trọng của chiến lược chiến đấu của Việt Nam trong lịch sử.
+ Dẫn chứng:
· Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ: Trong cuộc chiến chống Pháp (1946 - 1954) và cuộc chiến chống Mỹ (1955 - 1975), sức mạnh của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua sự đoàn kết cao độ của nhân dân và lực lượng vũ trang. Đoàn kết dân tộc đã giúp Việt Nam đánh bại hai đế quốc mạnh mẽ và giành được độc lập.
· Trong lịch sử Việt Nam, sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân đã có vai trò quan trọng trong các phong trào dân chủ và cách mạng: Phong trào Yên Bái (1930), Đề án Xô Viết (1940), Cách mạng Tháng Tám (1945).
+ Những chính sách của Đảng và Nhà nước để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc:
· Thực hiện chính sách dân tộc đa dạng và phát triển bền vững, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của các dân tộc thiểu số trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và phát triển chung.
· Chú trọng đến công tác giáo dục và tuyên truyền về ý thức đoàn kết dân tộc, từ các cấp học đến các phương tiện truyền thông đại chúng
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: - GV dẫn dắt vào bài học: Vậy khối đại đoàn kết dân tộc đã được hình thành trong lịch sử Việt Nam như thế nào? Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay được thể hiện trên những khía cạnh nào? Hiện nay, Đảng và Nhà nước có quan điểm và những chính sách dân tộc ra sao? Chính sách dân tộc gồm những nội dung cơ bản nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. - Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Nêu được vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1, 2 kết hợp Tư liệu 1 – 4 và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 1a kết hợp khai thác Tư liệu 1 SGK tr.100, 101 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu những nét chính về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. - GV hướng dẫn HS quan sát Tư liệu 1 để thấy được triều đình nhà Lý rất quan tâm đến việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc: những chính sách vừa mềm dẻo đồng thời cũng rất kiên quyết trấn áp và loại bỏ những nhân tố, hành động ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết, thống nhất dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.
- GV trình chiếu cho HS quan sát tư liệu về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát Tư liệu 1 để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận nội dung về Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu về khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam a. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc - Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, dựa trên cơ sở/yếu tố: + Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi. + Phục vụ canh tác lúa nước và yêu cầu tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1000 năm chống phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập. - Thời kì phong kiến/quân chủ, khối đại đoàn kết dân tộc luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách khác nhau. - Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được mở rộng. Phát triển và củng cố, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam với tên gọi Hội Phản đế Đồng minh, nay là Mặt trận Việt Minh. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm