Giáo án lịch sử 10 kết nối mới nhất Bài 12: khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Soạn giáo án Bài 12: khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc việt nam sách lịch sử 10 kết nối tri thức bản mới nhất. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Trình bày được nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 - Nêu được nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

                 ·        Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, khai thác các tư liệu trong học tập.

 - Năng lực lịch sử:

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nêu được nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

3. Phẩm chất

 - Bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất khách quan, trung thực, có ý thức giữ gìn, phát triển sự bình đẳng và tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.

 - Có ý thức trân trọng, giữ gìn những bản sắc trong đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10.

 - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

 - Phiếu học tập dành cho HS.

 - Bản đồ phân bố các dân tộc ở Việt Nam.

 - Hình ảnh, tư liệu về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi được hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, cũng như định hướng được nhiệm vụ học tập cho HS trong bài học mới.  

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát Hình 1; HS lắng nghe quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày sự hiểu biết về đời sống vật chất và đời sống tinh thần qua điệu múa Xòe Thái của người Thái (Hòa Bình).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:  - GV dẫn dắt: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đời sống vật chất và tinh thần đa dạng, phong phú.

- GV yêu - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 1 SGK tr.90 và trả lời câu hỏi:

 + Hình ảnh giúp em biết điều gì về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được giới thiệu?

 + Chia sẻ một số hiểu biết của em về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình - HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 đến 2 HS trình - GV gọi 1 đến 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

 + Múa Xòe là một điệu múa đơn giản, nhẹ nhàng, thoải mái nổi tiếng ở tất cả các vùng người Thái. Xòe Thái đã đi vào văn học, thơ ca, nghệ thuật, là kỉ niệm, là niềm say mê của biết bao người. Người Thái Mai Châu (Hòa Bình) có hai điệu xòe chủ yếu là xòe khăn và xòe tay. Hai điệu múa này đều dùng âm nhạc của trống và chiêng.

 + Múa xòe thể hiện tình yêu của dân tộc Thái, từ yêu cuộc sống, yêu lao động đến tình yêu lứa đôi. Người Thái thường tổ chức múa xòe vào các dịp như: lễ hội, ngày hội, lên nhà mới, trong đám cưới hoặc những ngày vui của cộng đồng.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).  - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc ở Việt Nam có sự đa dạng và phong phú, phản ánh cả những nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc và sự đa dạng vùng miền. Vậy đời sống vật chất và tinh thần ở mỗi dân tộc có sự giống và khác nhau như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống vật chất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được nét cơ bản về một số hoạt động kinh tế của các dân tộc ở Việt Nam (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp). - Trình bày được nét cơ bản về một số hoạt động kinh tế của các dân tộc ở Việt Nam (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp).

- Lí giải được sự phong phú, đa dạng trong đời sống vật chất của các dân tộc ở Việt Nam (ăn, mặc, ở). - Lí giải được sự phong phú, đa dạng trong đời sống vật chất của các dân tộc ở Việt Nam (ăn, mặc, ở).

- Nêu được những nét chính về việc đi lại, vận chuyển của người Kinh và của các dân tộc thiểu số. - Nêu được những nét chính về việc đi lại, vận chuyển của người Kinh và của các dân tộc thiểu số.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – Hình 11 và thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đời sống vật chất của các dân tộc ở Việt Nam.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Một số hoạt động kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.  - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 2, 3 SGK tr.90, 91 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở việt Nam như thế nào? Bao gồm những hoạt động gì?

2. Sự giống và khác nhau giữa sản xuất nông nghiệp của người Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các vùng, miền trong cả nước như thế nào?

 Người KinhCác dân tộc thiểu số
Giống nhau  
Khác nhau  

3. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong nội dung phản ánh giữa hai hình.

 Hình 2Hình 3
Giống nhau  
Khác nhau  

 

 

 

 - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 4, 5 SGK tr.92 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Hoạt động thủ công nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam có sự đa dạng, phong phú như thế nào?

2. Sự giống nhau và khác nhau giữa thủ công nghiệp của người Kinh với thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

3. Cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em.

4. Các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội?

 

 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1a SGK tr.92, 93 và trả lời câu hỏi: Trình bày nét chính về hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.  - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về hoạt động kinh tế của các dân tộc ở Việt Nam: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS thảo luận theo nhóm, sau đó thảo luận cặp, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trình bày về hoạt động kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) của các dân tộc ở Việt Nam.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận:  + Sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam đa dạng, phong phú, nhưng hoạt động chính là canh tác lúa nước. Có sự khác biệt trong sản xuất nông nghiệp giữa các dân tộc cư trú ở đồng bằng, thung lũng dưới chân núi với các dân tộc cư trú ở vùng núi cao, với các sườn núi, sườn đồi dốc,...  + Hoạt động thủ công tồn tại từ lâu đời trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam và đến nay ngành nghề vẫn còn tồn tại và đóng một vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế, xã hội ở các địa phương.  - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu về đời sống vật chất

* Sản xuất nông nghiệp

Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

* Thủ công nghiệp

Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

* Thương nghiệp

 - Hoạt động trao đổi, buôn bán của người Kinh và các dân tộc thiểu số như Chăm, Khơ-me, Hoa,... tương đối phát triển.  - Các dân tộc còn lại kém phát triển hơn.  - Ngày nay, hoạt động thương nghiệp có bước tiến vượt bậc.

à Trở thành một trong những hoạt động kinh tế chủ đạo của đất nước.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay