Giáo án và PPT Ngữ văn 10 cánh diều Bài 5: Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). Thuộc chương trình Ngữ văn 10 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 10 cánh diều
VĂN BẢN 2. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Em đã được học lịch sử và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hãy cho cả lớp lắng nghe những hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác phẩm và thể loại văn bản
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Dựa vào SGK, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản Đại cáo bình Ngô.
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi 1427, sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân: cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Minh xâm lược đã toàn thắng, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu:
+ Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
+ Văn bản được viết theo thể loại nào? Dựa vào Kiến thức ngữ văn, nêu đặc trưng của thể loại văn học này.
+ Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần của văn bản. Cho biết mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Nhan đề tác phẩm:
+ Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo → dịch ra tiếng Việt: Đại cáo bình Ngô.
+ Giải nghĩa:
● Đại cáo: bài cáo lớn → dung lượng lớn. => tính chất trọng đại.
● Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.
● Ngô: giặc Minh.
=> Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô.
2. Thể loại nghị luận xã hội trung đại
* Nghị luận xã hội trung đại
- Nghị luận xã hội trung đại thường được viết bằng các thể văn như: chiếu, hịch, cáo, thư,... phản ánh những vấn đề chính trị, xã hội và có giá trị nghệ thuật cao.
- Đặc trưng:
+ Là thể văn tổng hợp “văn, sử, triết bất phân”, có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, giữa tư tưởng và tình cảm của người viết; do vậy, văn bản vừa có tính thuyết phục của lí lẽ, vừa giàu màu sắc biểu cảm nghệ thuật.
+ Nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, từ ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng.
+ Tác giả thường là các bậc vua, chúa, thủ lĩnh hoặc được vua, chúa, thủ lĩnh uỷ nhiệm soạn thảo các văn bản. Các tác giả được uỷ thác thường là những nhà văn hóa lỗi lạc hoặc có địa vị, uy tín cao trong triều đình và xã hội.
+ Nội dung: Văn bản nghị luận không chỉ thể hiện tư tưởng, tình cảm của các bậc vua, chúa, thủ lĩnh, đại diện cho tư tưởng thời đại, ý chí, khát vọng của cả quốc gia, dân tộc, mà còn chứa đựng trí tuệ, tình cảm và tài năng văn chương của mỗi tác giả.
* Thể loại văn bản Đại cáo bình Ngô
- Thể loại: Cáo, để phản ánh những vấn đề trước dân chúng về những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia.
- Bài Đại cáo được viết bằng văn biền ngẫu ((loại văn có ngôn ngữ đối ngẫu, các vế đối thanh B-T, từ loại, có vần điệu, sử dụng điển cố, ngôn ngữ khoa trương).
3. Bố cục văn bản
* Bố cục:
- Phần 1: (mở đầu) Bài Đại cáo khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần yêu nước, thương dân – mục đích của cuộc kháng chiến, khẳng định chủ quyền độc lập và lịch sử oanh liệt của nước Đại Việt.
- Phần 2: Lên án tội ác man rợ của kẻ thù với nhân dân ta.
- Phần 3: Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang; Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa và của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
- Phần 4 (tổng kết): Mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, quyết tâm xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng.
* Nhận xét: Qua bố cục trên có thể thấy được hệ thống kết cấu của cả bài Đại cáo. Giữa các phần của bài Đại cáo có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần trước là tiền đề, cơ sở cho việc triển khai phần sau. Phần sau làm rõ các vấn đề được nêu lên ở phần trước. Tất cả được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ bao gồm luận đề, các luận điểm ở từng phần, các chứng cứ, lập luận.
* Mục đích: Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô nhằm:
- Bố cáo trước bàn dân thiên hạ về chiến thắng của quân dân Đại Việt trước quân Minh xâm lược.
- Khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
- Lên án tội ác của kẻ thù.
- Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang của quân dân Đại Việt.
- Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
- Thể hiện khát vọng về một kỉ nguyên mới: xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng trong hòa bình, độc lập.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm
GV đưa ra câu hỏi:
+ Chỉ ra ý chính của đoạn văn từ câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân….? Em hiểu thế nào là “nhân nghĩa”
+ Những tư tưởng, chân lí khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?
+ Từ đó, hãy nêu quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Phân tích ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện trong quan niệm ấy.
Sản phẩm dự kiến:
- Thể loại: văn bản nghị luận.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Người anh hùng dân tộc
● Giới thiệu quê hương, gia đình và cuộc đời Nguyễn Trãi, giới thiệu sự nghiệp chính trị, quân sự, ngoại giao của ông.
+ Phần 2: Nhà văn hóa – nhà văn kiệt xuất
● Giới thiệu những đóng góp về văn hóa hết sức quan trọng của Nguyễn Trãi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho việc phục hồi và xây dựng mới nền văn hóa Đại Việt đã bị kẻ thù xâm lược hủy hoại.
● Giới thiệu Nguyễn Trãi với tư cách của một nhà văn, nhà thơ, người có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự nghiệp phát triển văn học dân tộc. Trong đó, việc xây dựng cơ sở cho một nền văn học mới là đóng góp to lớn của ông.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Trãi
GV đưa ra câu hỏi:
+ Xác định những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi.
+ Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng nào? Những sự kiện và dấu mốc này có liên quan như thế nào tới sự nghiệp văn học của ông?
Sản phẩm dự kiến:
1. Tiền đề lí luận về tư tưởng nhân nghĩa
* Tư tưởng nhân nghĩa
- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- “Nhân nghĩa” là tư tưởng nổi bật và là mục đích của cuộc kháng chiến của dân tộc trước sự hung tàn “giả nhân, giả nghĩa” của kẻ thù xâm lược. Đồng thời đó cũng là cơ sở cho tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi và cả dân tộc trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của kẻ thù.
- Tư tưởng nhân nghĩa được nêu cao như một lí tưởng, là tư tưởng chủ đạo, ngọn cờ tập hợp của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được thể hiện sáng chói ở ngay hai câu đầu của bài Đại cáo:
+ “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc. => Kế thừa tư tưởng Nho giáo.
+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là “trừ bạo” – vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
=> Với nét nghĩa tiến bộ, mới mẻ Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.
=> Tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.
* Chân lí về độc lập dân tộc
- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt.
+ Phong tục Bắc Nam phong phú.
+ Chủ quyền độc lập, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Truyền thống lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
=> Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lý không thể chối cãi.
- Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.
- Thái độ của tác giả:
+ So sánh các triều đại của Đại Việt ngang hàng với các triều đại của Trung Hoa.
+ Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”: Trước nay hoàng đế phương Bắc chỉ xem vua nước Việt là Vương.
=> Thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập cao độ của tác giả.
- Sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,...
=> Là lời cảnh cáo đanh thép, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
=> Nguyễn Trãi trình bày bày quan niệm đó với một niềm tự hào và bằng một cảm xúc mãnh liệt.
………………………………………
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Chọn khái niệm đúng về thể cáo:
A. Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời.
B. Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
C. Là văn bản có tính quy phạm được dùng rộng rãi trong nhà nước phong kiến do nhà vua ban bố cho các quan lại và dân chúng.
D. Một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết
Câu 2. Những tư tưởng, chân lí khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?
A. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán.
B. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.
C. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ.
D. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.
Câu 3. Tác giả có thái độ như thế nào khi tố cáo tội ác của giặc Minh?
A. Nhân nhượng.
B. Hài hòa, vui vẻ.
C. Căm phẫn, tức giận.
D. Chế giễu.
Câu 4. Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào?
A. Những thiếu thốn về quân trang.
B. Những thiếu thốn về quân trang và lương thực.
C. Thiếu thốn về vật chất và tinh thần.
D. Những thiếu thốn về lương thực.
Câu 5. Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công trong văn bản có gì đặc biệt?
A. Nhịp điệu chậm rãi.
B. Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm.
C. Nhịp điệu vui mừng.
D. Nhịp điệu hùng hồn.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - D | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. So sánh tư tưởng độc lập chủ quyền trong bài “Nam quốc sơn hà” và “Đại cáo bình Ngô” để thấy rõ sự mở rộng và phát triển của tư tưởng Nguyễn Trãi. Từ đó hãy giải thích vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc.
Câu 2. Theo em, những bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi thể hiện trong Bình Ngô đại cáo? Bài học nào em thấy vẫn có ý nghĩa với ngày nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 10 cánh diều
NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Đề thi ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 10 kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức
NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm ngữ văn 10 cánh diều
Soạn giáo án Ngữ văn 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều