Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống. Thuộc chương trình Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tán thành hay phản đối?”
- GV phổ biến luật chơi: GV chiếu một vài sự việc, hiện tượng trong đời sống. HS quan sát tranh, gọi tên sự việc, hiện tượng đó và chọn tán thành hay phản đối. HS nào giơ tay trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Khi tiến trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, chúng ta nhằm hướng tới điều gì?
+ Ai là người mà chúng ta muốn chia sẻ những điều này?
Sản phẩm dự kiến:
- Xác định mục đích nói và người nghe.
+ Mục đích nói: Trình bày để người nghe hiểu đúng bản chất, thấy được ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống, từ đó lựa chọn thái độ, cách ứng xử phù hợp.
+ Người nghe: Khi bài nói được trình bày trong giờ học, người nghe là HS trong lớp và GV. Với tình huống khác, người nghe có thể là các bạn trong lớp, trong trường và những ai quan tâm đến vấn đề
- Lựa chọn nội dung bài nói.
+ Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8 này. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý.
+ Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày
+ Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến
+ Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng
- Tập luyện
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
- GV tổ chức cho HS trình bày bài nói.
- GV hướng dẫn HS và kiểm soát hoạt động nói và nghe diễn ra đồng thời theo bảng phân công
Sản phẩm dự kiến:
Hoạt động nói | Hoạt động nghe |
- Người trình bày bài nói: Dựa vào việc kiểm soát khâu chuẩn bị của HS mà GV có thể giao việc trình bày cho nhóm hoặc cho cá nhân. Nếu giao cho nhóm, nhóm phải cử đại diện trình bày. Có thể một người chịu trách nhiệm về bài nói, có thể hai người phối hợp trình bày cho thêm sinh động. Nếu giao cho cá nhân, có thể lấy tinh thần xung phong hoặc chỉ định trước. - Nội dung nói: Người nói phải bám sát dàn ý đã chuẩn bị, các ý trong dàn ý cần được triển khai đầy đủ, có lí lẽ và bằng chứng. Đặc biệt, sự tán thành hay phản đối ý kiến về vấn đề phải được trình bày rõ ràng. - Cách thức nói: Để trình bày được ý kiến tán thành hay phản đối về một vấn đề đời sống, ngôn ngữ nói phải rõ ràng, rành mạch, thái độ phải dứt khoát, được đảm bảo bằng những lời lẽ có sức thuyết phục và bằng chứng cụ thể, xác thực. | - Người nghe: GV nhắc HS: Trong tiết học Nói và nghe, người nghe gồm tất cả các thành viên trong lớp, có trách nhiệm lắng nghe, tương tác với người nói. - Các công việc của hoạt động nghe: + Tập trung theo dõi nắm bắt nội dung cơ bản của bài nói + Đánh dấu những ý tán thành và những chỗ có thể thay đổi + Ghi nhanh những ý nảy sinh trong quá trình theo dõi để xây dựng thành ý kiến trao đổi |
……………………………………..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Mục đích của việc trình bày bài nói là gì?
A. Trình bày để người nghe giải trí.
B. Trình bày để người nghe hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống.
C. Trình bày để người nghe có thái độ phản bác ngay lập tức.
D. Trình bày để gây ấn tượng với giáo viên và bạn bè.
Câu 2. Nội dung của bài nói nên được xây dựng dựa trên điều gì?
A. Cảm hứng cá nhân của người nói.
B. Dàn ý đã được chuẩn bị từ các bài viết trước.
C. Sự ngẫu hứng trong quá trình nói.
D. Những câu hỏi mà giáo viên đặt ra.
Câu 3: Khi lựa chọn nội dung bài nói, cần làm gì?
A. Đọc lại toàn bộ bài viết mà không tóm lược
B. Tóm lược bài viết thành một dàn ý
C. Chỉ ghi nhớ những ý chính mà không cần chuẩn bị dàn ý
D. Lựa chọn ngẫu nhiên các ý để trình bày
Câu 4: Trong quá trình nghe, người nghe cần thực hiện công việc nào sau đây?
A. Nghe một cách thụ động
B. Tập trung theo dõi, ghi chú những ý cần trao đổi và đánh dấu ý tán thành
C. Không cần ghi chú mà chỉ cần nhớ
D. Đưa ra ý kiến cá nhân ngay khi nghe xong bài nói
Câu 5: Người nói cần làm gì để bảo vệ ý kiến khi gặp phản bác?
A. Lờ đi ý kiến phản bác
B. Chuẩn bị trước các tình huống phản bác và có phương án tiếp thu, bảo vệ ý kiến
C. Thay đổi hoàn toàn nội dung bài nói
D. Phản ứng một cách tức giận khi bị phản bác
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1. Em hãy sử dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa lại bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi kì ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức
Đề thi kì ngữ văn 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức