Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 8: Quang Trung đại phá quân Thanh (Trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 8: Quang Trung đại phá quân Thanh (Trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 8. VĂN BẢN. QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Em hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu:
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ngô Gia Văn Phái?
Em hãy trình bày những hiểu biết của em về Hoàng Lê nhất thống chí và nêu xuất xứ của văn bản trong sách giáo khoa.
Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn kể về những sự kiện gì? Các sự kiện ấy liên quan đến những tuyến nhân vật nào? (Chú ý kết hợp với nội dung tóm tắt truyện ở phần đầu).
Đặt tên và nêu nội dung chính của mỗi phần (đã đánh số) trong đoạn trích.
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả
- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có gia đình họ Ngô Thì ( Sở, Nhiệm, Chí, Du...) có một số người trong gia đình đã viết tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
- Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Ngô Chiêu Thống, ông tuyệt đối trung thành với với triều Lê
- Ngô Thì Du (1772 - 1840) Anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí học giỏi nhưng không đỗ đạt gì, dưới triều Tây Sơn ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng ( nay thuộc Hà Nam).
2. Tác phẩm
a. Hoàng Lê nhất thống chí (ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Lê) là tiểu thuyết viết bằng chữ Hán theo hình thức chương hồi. Tác phẩm có hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống xã hội Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, kể từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767), Nguyễn Huệ - Quang Trung ra Bắc đánh tan quân Thanh xâm lược cho đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802).
b. Văn bản trong sách trích từ Hồi thứ mười bốn, kể chuyện Hoàng đế Quang Trung ra Bắc đánh tan quân Thanh và chuyện Lê Chiêu Thống cùng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy sang Trung Quốc
- Sự kiện
+ Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn kể về 3 sự kiện chính: Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê. Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh. Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía bắc
- Bố cục
+ Phần 1 (Từ đầu đến “25 … 1788”): Quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.
+ Phần 2 (Từ đoạn "Vua Quang Trung tự mình … kéo vào thành): Cuộc hành quân và chiến thắng vang dội của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn.
+ Phần 3 (Còn lại): Sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Hoạt động 1. Hình ảnh vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
GV đưa ra câu hỏi:
Khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết là giặc đã tràn sang thì vua Quang Trung có phản ứng gì? Sau đó ông đã làm gì?
Cuộc hành quân thần tốc diễn ra như thế nào?
Qua những lời phủ dụ của vua Quang Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ An với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với các cống sĩ La Sơn, ta thấy ông là người như thế nào?
Lời phủ dụ với các quan tướng cận thần chứng tỏ ông là người lãnh đạo ra sao?
Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào?
Thông qua các ý trên, hãy nêu nhận xét ngắn gọn về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ (ông là người như thế nào, có những phẩm chất ra sao?, …)
Sản phẩm dự kiến:
a. Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long
- Bắc Bình Vương giận lắm, họp các tướng sĩ, định cầm quân đi ngay, mọi người khuyên
- Ngày 20, 22, 24/11, Nguyễn Huệ cho lập đàn tế cáo trời đất và lên ngôi Hoàng đế, xuất quân ra Bắc
-> Hành động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, quả quyết
b. Cuộc hành quân thần tốc
- Tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp
- Hành quân thần tốc với phương tiện thô sơ (hai người khiêng một người – vừa đi vừa chạy), tuyển mộ binh lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ
+ Lời dụ ở trấn Nghệ An: ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thần tướng sĩ quyết tâm đánh giặc
+ Lời phủ dụ với quan tướng thân cận cho thấy ông là người lãnh đạo độ lượng, thông minh
-> Ông là người có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến cộng sự, thông minh, biết thu phục lòng người
c. Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh
- Cho quân ăn Tết trước, tiến đánh làm địch không kịp trở tay
- Dùng kế nghi binh (reo hò của tướng sĩ), sử dụng tấm ván chắn bằng tẩm nước, ... tiến thẳng vào chiếm Ngọc Hồi – Đống Đa
-> Hình ảnh thật oai phong, lẫm liệt. Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo – nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin
=> Nhận xét về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
- Mỗi hành động của Quang Trung- Nguyễn Huệ đều rất quả quyết, mạnh mẽ phi thường khiến cho tướng sĩ tin tưởng hết sức.
- Quang Trung có tầm nhìn vượt thời đại, thật hiếm có trên đời.
- Ông là người có trí tuệ của bậc quân vương biết lo xa, nhìn rõ toàn cục, định liệu như thần.
- Người có tài dụng binh như thần.
- Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo – nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin.
…..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” của tác giả nào?
A. Ngô gia văn phái.
B. Quang Trung.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 2: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
A. Hồi 12.
B. Hồi 13.
C. Hồi 14.
D. Hồi 15.
Câu 3: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào?
A. Kí.
B. Tiểu thuyết chương hồi.
C. Tùy bút.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?
A. Sự bênh vực.
B. Sự tiếc nuối.
C. Sự căm phẫn.
D. Lòng thương cảm.
Câu 5: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
C. Vì họ không yêu nước.
D. Vì họ không có ý thức dân tộc.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - C | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Nhắc em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Vua Quang Trung muốn khẳng định điều gì qua câu nói trên.
Câu 2: Viết 1 đoạn văn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay vẫn cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức