Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9: Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 9. VĂN BẢN. CHIỀU SÂU CỦA TRUYỆN LÃO HẠC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lão Hạc. Điều gì để lại ấn tượng sâu sắc cho em sau khi đọc tác phẩm này?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu:
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Văn Giá?
Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “Chiều sâu của truyện Lão Hạc”
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
Sản phẩm dự kiến:
a. Tác giả
- Tên đầy đủ là Ngô Văn Giá , út danh khác: Văn Giá, Chung Sơn, Thuần Vũ.
Sinh ngày: 07-05-1959 tại Tân Yên - Bắc Giang.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Một khoảng trời văn học (tiểu luận - phê bình), NXB Giáo dục, 2000; Vũ Bằng- bên trời thương nhớ (chuyên luận) - NXB Văn hoá- TT, 2000;…
b. Tác phẩm
- Trích “Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông”, NXB Giáo dục, 1997
- Văn bản có thể chia ra thành 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến…cùng những hệ lụy của chúng): Nêu vấn đề nghị luận Cái hay của truyện Lão Hạc
+ Phần 2 (Từ Như chúng ta thấy…điểm nhìn then chốt này): Phân tích, chứng minh, bình luận cái hay trong truyện Lão Hạc.
- Phần 3 (Còn lại): Khái quát nghệ thuật viết truyện đầy tài hoa của Nam Cao.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Hoạt động 1. Nêu vấn đề nghị luận
GV đưa ra câu hỏi:
Tác giả đã dẫn dắt vào vấn đề nghị luận như thế nào?
Việc đặt ra những câu hỏi ở phần này nhằm mục đích gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Tác giả đã dẫn dắt vào vấn đề bằng cách truyện có tên gọi là Lão Hạc nhưng phần “lão Hạc tự ăn nói, suy nghĩ, hoạt động ít hơn nhiều so với phần hoạt động, suy nghĩ, ăn nói của ông giáo – nhân vật “tôi” – người kể chuyện”. Nhưng bằng một cách nào đó, lão Hạc vẫn hiện lên với đầy đủ những nét hành động, tính cách, … khiến cho người ta có thể dễ dàng đánh giá, suy ngẫm
- > Tác giả dẫn dắt, gợi mở vấn đề từ tên tác phẩm
- Ở phần này, tác giả đã đưa các câu hỏi: “Vậy cái hay của truyện là ở chỗ nào? Đâu là chỗ mà tài năng nghệ thuật của Nam Cao được thi thố?
- Tác dụng: Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết vì ở ngay sau những câu hỏi đó, tác giả đã đưa ra được câu trả lời
Hoạt động 2. Phân tích, chứng minh, bình luận cái hay trong truyện Lão Hạc
GV đặt câu hỏi:
Điều mà người viết phát hiện ra phía sau “cách thức trò chuyện” là những gì?
Từ những “điểm nhìn tự sự” người viết khẳng định điều gì?
Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết.
Luận điểm được trình bày ở phần (3) là gì?
Luận điểm được trình bày trong phần (3) góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng ở phần này.
Sản phẩm dự kiến:
- Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" là: các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình: một bên là người già cả đầy âu lo, toan tính một cách tội nghiệp theo tinh thần khắc kỉ và lòng bác ái Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thương, chia sẻ, muốn an ủi, vỗ về,...
- Từ những "điểm nhìn tự sự", người viết khẳng định cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.
- Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề của văn bản.
- Hệ thống lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm:
Lí lẽ | Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. | Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. | Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. | Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
- Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
- Luận điểm được trình bày ở phần 3 là: Từ việc miêu tả … ngay từ đầu. Luận điểm đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc.
…..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” của tác giả nào?
A. Văn Giá .
B. Quang Trung.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 2: Nội dung câu đầu tiên của bài “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” là gì?
A. Nghệ thuật sáng tác của Nam Cao trong truyện Lão Hạc
B. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của lão Hạc và ông giáo
C. Tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết của lão Hạc
D. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Lão Hạc
Câu 3: Tác giả đã bắt đầu việc phân tích nghệ thuật bằng cách nào?
A. Giới thiệu một bài đoạn văn có cùng nội dung
B. Đặt câu hỏi
C. Giới thiệu tác giả
D. Trích thành ngữ, tục ngữ
Câu 4: Việc đặt ra những câu hỏi ở đầu văn bản nhằm mục đích gì?
A. Dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết.
B. Theo quy trình
C. Không có mục đích gì
D. Tất cả những ý trên đều sai
Câu 5: Người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" những gì?
A. Ngôn ngữ văn chương của Nam Cao rất thú vị
B. Các nhân vật ít có sự trao đổi
C. Các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình
D. Các nhân vật không sống thật với bản thân
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - A | Câu 3 - B | Câu 4 - A | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nêu thêm những bài viết về tác phẩm Lão Hạc?
Câu 2: Em hãy “vẽ” nhân vật lão Hạc bằng lời hoặc bằng một nét khắc họa ngoại hình của lão Hạc trong truyện Lão Hạc?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức