Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 8: Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập (Thành phần tình thái, thành phần cảm thán)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập (Thành phần tình thái, thành phần cảm thán). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 8: NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của các loại thành phần biệt lập tình thái và cảm thán

Trả lời:

- Thành phần tình thái: thành phần thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.

- Thành phần cảm thán: thành phần được dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận…).

Câu 2: Đặt cây trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập.

Trả lời:

Có lẽ tôi đã hi vọng quá nhiều về tài năng của bản thân mình. => Thành phần biệt lập tình thái “có lẽ”

Trời ơi! buổi học đã kết thúc. => Thành phần cảm thán “trời ơi”

Này, hôm nay,  Phương đi xem phim với Mai không? => Thành phần biệt lập gọi đáp “Này”

Cái áo ấy (áo hoa màu xanh ) là của tôi. => Thành phần biệt lập phụ chú “cái áo ấy”

Câu 3: Hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau

  1. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

  1. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

  1. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Trả lời:

  1. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

Thành phần cảm thán: chao ôi

  1. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

Thành phần tình thái: hình như

  1. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

Thành phần tình thái: chả nhẽ

Câu 4: Hãy chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau

Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ta với những giá trị có sẵn.

Trả lời:

Thành phần biệt lập trong câu là “chắc chắn”, cụ thể hơn đây là thành phần tình thái sự mức độ tin cậy cao. 

Câu 5: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:

  1. Có vẻ như cơn bão đã đi qua
  2. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con
  3. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.
  4. Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.

Trả lời:

  1. Có vẻ như cơn bão đã đi qua => Tình thái
  2. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con => Tình thái
  3. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết. => Cảm thán
  4. Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa. => Cảm thán

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

(Chú ýnhững từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau).

Trả lời:

Sắp xếp: dường như, hình như, có vẻ như = có lẽ = chắc là = chắc hẳn , chắc chắn

Câu 2: Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi sau

  1. a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
  2. b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
  3. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
  4. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

Trả lời:

  1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ.
  2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của thành phần biệt lập trong câu sau

Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng.)

Trả lời:

Ý nghĩa sự việc qua suy nghĩ của người nói là : Anh Sáu nghĩ rằng con anh sẽ thể hiện tình cảm với mình. Nhận định của người nói được thể hiện qua từ " chắc "  là thành phần tình thái, thể hiện sự phỏng đoán của người kể chuyện với mức độ khá tin cậy. 

Câu 4: Nêu ý nghĩa của thành phần biệt lập trong đoạn thơ sau 

" Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa."

Trả lời:

“Ôi” – thành phần cảm thán

Thể hiện tình yêu và lòng biết ơn vô bờ dành cho Hồ Chủ Tịch, Người đã dâng hiến cả cuộc đời mình để lo cho nhân dân, mong đồng bài hạnh phúc, ấm no.

Câu 5: Nêu ý nghĩa của thành phần biệt lập trong đoạn thơ sau

Trời ơi, chỉ còn năm phút! 

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng.)

Trả lời:

Câu văn được thêm thành phần cảm thán qua từ " trời ơi " như thể hiện cảm xúc tiếc nuối.

Nghĩa của sự việc là thời gian còn rất ngắn ngủi, sắp phải chia tay .

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Câu thơ sau sử dụng thành phần biệt lập nào? Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng thành phần biệt lập đó:

   “Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về”

Trả lời:

- Câu thơ sử dụng thành phần tình thái: Hình như

 - Sự cảm nhận chưa dứt khoát, chưa chắc chắn về mùa thu của tác giả. Câu thơ diễn tả sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thầm hỏi đầy bối rối, mơ hồ của Hữu Thỉnh. Tâm hồn thi sĩ thật tinh tế và nhạy cảm biết chừng nào!

Câu 2: Tìm thành phần tình thái trong hai câu thơ sau và xác định tác dụng biểu hiện nghĩa của nó.

“Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa”

(Tố Hữu)

Trả lời:

– Thành phần tình thái là: chắc

– Tác dụng : biểu thị thái độ phỏng đoán không chắc của người nói đối với hiện tượng nắng

Câu 3: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) chứa thành phần biệt lập nào và bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

Trả lời:

Thành phần cảm thán “Ôi” bộc lộc cảm xúc đau xót của người nói

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,...), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Trả lời:

Trong chương văn học đã được tìm hiểu từ trước đến nay, em ấn tượng nhất với tác phẩm “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ không chỉ cho chúng ta một góc nhìn, một cách cảm vô cùng trọn vẹn của người lính xuất thân từ nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà còn thúc đẩy chúng ta phát triển tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau dù trong thời bình và thời chiến. Bài thơ chinh phục em bằng giọng thơ và hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng đáng mến. Người lính trong bài thơ này đã khiến em tâm phục khẩu phục bởi những điều cao quý mà họ đã làm cho đất nước. Bản thân em chắc chắn sẽ cố gắng học tập, trau dồi để sau này giúp ích cho đất nước, nối tiếp công lao của thế hệ trước.

Câu 2: Phân biệt thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán

Trả lời:

* Điểm giống nhau

Thành phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu và cả hai thành phần này đều không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.

* Điểm khác nhau

+ Thành phần biệt lập tình thái được sử dụng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu

+ Thành phần biệt lập cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ở trong câu.

+ Để nhận biết được thành phần biệt lập, chúng ta có thể chú ý đến một số dấu hiệu như sau:

- Thành phần tình thái: dựa trên thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề của người nói ở trong câu

- Thành phần cảm thán: dựa vào thái độ, tâm lý của người nói

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập (Thành phần tình thái, thành phần cảm thán)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay