Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁC KIỂU CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu cách nhận biệt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

Trả lời:

Các kiểu câu này được nhận biết căn cứ vào:

- Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu.

- Dấu kết thúc câu khi được thể hiện bằng chữ viết. 

- Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu. 

Câu 2: Câu cầu khiến dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu, có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện (mở), có dấu chấm than kết thúc.

Câu 3: Câu hỏi dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu được đặt trong mạch đối thoại, trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp, có từ không và dấu chấm hỏi. 

Câu 4: Câu cầu cảm dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu được dùng để trực tiếp nêu cảm xúc của người viết, có từ quá và dấu chấm than kết thúc.

Câu 5: Câu kể dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu dùng để trần thuật về một hiện tượng sự việc, kết thúc bằng dấu chấm. 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong câu văn sau

Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngôi xa cách nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi! 

(Cuộc chia tay của những con búp bê)

Trả lời:

Anh nhớ chưa? – Câu hỏi

Anh hứa đi! – Câu cầu khiến

Câu 2: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong câu văn sau 

Anh đã nghĩa thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.  

(Dế mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

Câu trần thuật

Câu 3: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong đoạn thơ sau

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)

Trả lời:

Đoạn thơ trên dùng kiểu câu hỏi 

Câu 4: Đặt câu nghi vấn nhằm mục đích

  1. Bộc lộ cảm xúc trước một vườn hoa đẹp
  2. Nhờ bạn đèo về nhà
  3. Mượn bạn cái bút

Trả lời:

  1. Ôi, sao vườn hoa này lại đẹp đến thế nhỉ?
  2. Hoa ơi, hôm nay xe của tớ bị hỏng mà nhà tớ gần nhà cậu, cậu có thể đèo tớ về nhà được không?
  3. Tuấn ơi, hôm nay tớ đi vội nên quên hộp bút ở nhà, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không? 

Câu 5: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong các câu sau

  1. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

(Cây bút thần)

  1. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!

(Em bé thông minh)

Trả lời:

  1. Câu khiến
  2. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? – câu hỏi

Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ! – câu trần thuật

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hãy đặt câu theo 4 kiểu câu chia theo mục đích nói dựa trên câu trần thuật đã cho sau đây: 

Hôm nay con đi chơi rất vui

Trả lời:

Câu nghi vấn: Hôm nay con đi chơi có vui không?

Câu khiến: Hôm nay con đi chơi hãy thật vui nhé!

Câu cảm thán: Hôm nay con đi chơi vui quá!

Câu trần thuật: Hôm nay con đi chơi không vui.

Câu 2: Nêu mục đích cụ thể của các câu trần thuật dưới đây

  1. Mỗi câu “Chối này” chị cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
  2. Những độc tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
  3. Các con ơi, đây là lần cuối thầy dạy các con

Trả lời:

  1. Miêu tả hành động của chị Cốc
  2. Miêu tả hành động rút sào, thả sào
  3. Thông báo 

Câu 3: Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu về cơ bản vẫn giữ được

  1. Anh nên đóng cửa sổ lại
  2. Ông Giáo hút trước đi

Trả lời:

  1. Người em bảo anh mình đóng cửa sổ lại
  2. Lão Hạc mời ông Giáo hút thuốc trước

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho biết những câu chứa từ “hứa” sau đây thực hiện những mục đích gì. Dựa vào đâu mà em biết?

-         Em để nó ở lại- Giọng em ráo hoảnh – (1) Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? (2) Anh hứa đi.

-         (3) Anh xin hứa.                                                               ( Khánh Hoài)

Trả lời:

(1) Câu trần thuật

(2) Câu khiến

(3) Câu trần thuật

Câu 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc thể hiện trong những câu sau và có thể xếp các câu đó vào kiểu câu cảm thán được không?

“Ai là cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con”

“Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”

c.

 “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;

Đem chi xuân đến gợi thêm sầu.”

(Chế Lan Viên, Xuân)

  1. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

  1. Câu ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với thân phân của những con người nhỏ bé trong xã hội.
  2. Sự than thân, trách phận đã đẩy người chinh phụ tới cảnh đơn chăn gối chiếc, cô đơn.
  3. Nỗi buồn đau, sự cô đơn chán trường vẫn ngự trị thường trực trong lòng tác giả khi mọi người đang mong chờ xuân tới.
  4. Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.

   → Đây đều là những câu nói bộc lộ cảm xúc tuy nhiên không có câu nào là câu cảm thán vì không chứa từ ngữ cảm thán, và không có dấu chấm than kết thúc cuối câu nên không xếp vào kiểu câu cảm được.

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay