Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Câu phủ định bác bỏ được dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu được dùng để phản bác một ý kiến, nhận định, có xuất hiện từ ngữ phủ định (không phải). 

Câu 2: Câu phủ định miêu tả được dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu phủ định miêu tả được dùng để thông báo, xác định rằng không có sự việc, sự vật, tính chất hay quan hệ nào đó mà chúng ta chắc chắn rằng nó sẽ sai hoặc không hợp lí. 

Câu 3: Câu khẳng định dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề.

Câu 4: Xác định câu phủ định, khẳng định trong những câu dưới đây.

  1. Không phải, nó chần chần như cái đòn càn
  2. Trời chưa tạnh hẳn đâu, vẫn còn mưa lâm râm
  3. Trời chắc hẳn lạnh lắm, mọi người mặc nhiều áo thế kia cơ mà. 

Trả lời:

  1. Câu phủ định
  2. Câu phủ định
  3. Câu khẳng định

Câu 5: Đặt các câu khẳng định và phủ định

Trả lời:

* Câu khẳng định

- Chiến dịch này nhất định thắng lợi vì chúng ta đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết.

- Chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng đại dịch Covid vì mọi người đều tuân thủ các biện pháp phòng dịch an toàn.

- Chỉ cần có sự quyết tâm thì chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Chúng ta sẽ có sức khỏe tốt khi thường xuyên luyện tập thể dục và chơi thể thao.

* Câu phủ định

- Tôi chẳng sao quên được

- Tôi không thể nào là không nhớ

- Ai mà chẳng biết

- Chả đứa nào là đứa không có bút

- Không ai trong lớp không thích tôi

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Chuyển các câu sau thành câu khẳng định

  1. Hôm qua, mẹ ở nhà.
  2. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
  3. Cô ấy rất đẹp.
  4. Anh ấy đi xe cẩn thận

Trả lời:

  1. Hôm qua, mẹ không đi đâu cả.
  2. Trong giờ Toán, Hoa không nói chuyện riêng.
  3. Cô ấy không xấu.
  4. Anh ấy không đi xe ẩu. 

Câu 2: Xác định kiểu phủ định trong những câu dưới đây

  1. Hôm nay, tôi không đi học.
  2. Chẳng phải hôm qua cậu đặt nó ở đây mà.
  3. Không phải cô Nga bị gãy chân.
  4. Tôi chưa nấu cơm.

Trả lời:

  1. Phủ định miêu tả
  2. Phủ định bác bỏ
  3. Phủ định bác bỏ
  4. Phủ định miêu tả

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào có chứa từ phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định, câu nào không có từ phủ định nhưng mang nghĩa phủ định?

  1. Tôi không thể không nhớ
  2. Mẹ tôi chẳng quên một kỉ niệm nào về cô Hoa
  3. Giỏi gì mà giỏi.
  4. Đứa trẻ nào chẳng thích kẹo
  5. Thế mà bảo hát hay lắm.

Trả lời:

Câu có chứa từ phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định: a, b, d

Câu không có từ phủ định nhưng mang nghĩa phủ định:c, e

Câu 4: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

  1. a) Đẹp gì mà đẹp!
  2. b) Làm gì có chuyện đó!
  3. c) Bài thơ này mà hay à!
  4. d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.

Trả lời:

Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng được biểu thị ý phủ định.

Đặt câu có ý nghĩa tương đương:

Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

  1. a) Không đẹp!
  2. b) Không có chuyện đó!
  3. c) Bài thơ này không hay!
  4. d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn

Câu 5: Đặt 5 câu có chứa từ phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định

Trả lời:

- Không có con đường nào đi đến thành công mà không chứa đầy chông gai thử thách.

- Chúng ta không thể không phòng chống dịch Covid-19 bởi đây là một đại dịch nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

- Tôi chẳng thể nào quên được hình ảnh con sông quê hương yêu dấu.

- Ai mà chẳng có những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp mà mỗi khi nhớ về, tâm hồn lại xao xuyến, bâng khuâng.

- Chẳng có nỗi lực nào lại không được đền đáp bằng kết quả xứng đáng, chỉ cần chúng ta luôn luôn kiên trì và không nản chí. 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Phân tích giá trị của những từ phủ định trong các ví dụ sau:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

(Tràng Giang – Huy Cận)

  1. Đêm nào, anh chẳngnhớ em.

Chờ mãi anh sang anh chả sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

 Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

 Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Mình em lầm lũi trên đường về

Có ngắn gì đâu một dải đê!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Trả lời:

  1. Phủ định không đò, không cầu
  2. Khẳng định nỗi nhớ của chàng trai với cô gái
  3. Lời giận hờn dịu dàng
  4. Lời trách cứ, giận hờn

Câu 2: Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu Tô Hoài thay từ không bằng từ chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?

Trả lời:

Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có thay đổi, bởi: từ chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho tới thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể.

Nghĩa là Dế Choắt lúc ấy không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa. Sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Câu 3:  Diễn đạt nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định ( ý nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi)

  1. Hôm qua, nó ở nhà.
  2. Trong giờ học, nó rất trật tự.

Trả lời:

  1. Hôm qua, nó không thể không ở nhà.
  2. Trong giờ học, nó không hề nói chuyện.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Xác định và cho biết ý nghĩa của câu phủ định trong bài thơ sau

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền vọng minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Câu phủ định:

               Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

-Tác dụng:

  +Cho ta thấy được hoàn cảnh ngắm trăng vô cùng đặc biệt, khác với thi nhân xưa của Bác

=>Thiếu thốn những điều kiện vật chất tối thiểu là rượu và hoa, vốn là thú vui của thi nhân xưa khi ngắm trăng

  +Mặc dù vậy, người tù dường như không bị vướng bận bởi ách vật chất mà thay vào đó là tâm hồn tự do, ung dung, khao khát đc hưởng cảnh trăng đẹp

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn bàn về sự cần thiết của bản lĩnh trong cuộc sống trong đó có sử dụng câu phủ định với ý nghĩa khẳng định

Trả lời:

Bản lĩnh chính là dám nghĩ, dám sống, dám làm những gì mà mình cho là đúng, không ảnh hưởng đến người khác. Bản lĩnh còn chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường vượt qua tất cả để dành được điều mà mình mong đợi. Bản lĩnh là một đức tính cần được rèn luyện, gọt giũa của mỗi người để có thể tìm cho mình một con đường đi đúng đắn nhất. Khi chúng ta có bản lĩnh, sẽ không phải cúi đầu, không phải băn khoăn, không phải lo nghĩ sẽ phải làm gì, làm như thế nào. Bản lĩnh sẽ khiến con người quyết đoán hơn. Đứng trước nhiều sóng gió đang ập đến, một gia đình đang xảy ra nhiều biến cố, những người thân lần lượt rời bỏ bạn mà đi. Bạn suy sụp, gục ngã; khi đó chính bạn phải là người tự vực mình dậy, kiên cường gánh vác mọi chuyện. Ấy là bản đã có bản lĩnh, bắt đầu dùng nó để hành động, để mang lại hạnh phúc và bình an. Bản lĩnh sẽ làm nên một con người khác biệt, bạn sẽ tự thấy mình không giống ai. Bản lĩnh sẽ khiến cho bạn tự tin hơn, vươn đến những ước mơ mà bạn đã từng suy nghĩ đến. Là một người sống bản lĩnh thì chắc chắn rằng bạn sẽ không ngần ngại làm sai và sửa sai, bởi bạn biết rằng thành công nào cũng sẽ đánh đổi bởi những thất bại. Không ai có thành công mà không phải trải qua những vấp ngã, khó khăn. Bạn nên nhớ, bản lĩnh chỉ có thể làm đòn bẩy để bạn có thể thực hiện mọi điều một cách chắc chắn nhất. Nếu như bạn để mất bản lĩnh của mình, mọi việc sẽ rất khó khăn để thực hiện.



=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay