Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Ôn tập Bài 6: Chân dung cuộc sống (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Chân dung cuộc sống (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG (PHẦN 1)

Câu 1: Bài thơ “Bếp lửa” là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

Bài thơ Bếp lửa là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.

Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm

Câu 2: Hãy trình bày hiểu biết của em về về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa (hoàn cảnh ra đời, thể loại, nội dung,......).

Trả lời:

- Tác giả: Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961. Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.

- Tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

- Thể loại: thơ tự do

- Nội dung: qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình quê hương đất nước.

Câu 3: Nêu tình huống truyện “Lặng lẽ Sa Pa”? Tác giả tạo ra tình huống như vậy nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Tác giả tạo ra tình huống như vậy nhằm mục đích khắc họa đầy đủ nhân vật chính là anh thanh niên một cách tự nhiên. Qua đó làm nổi bật  chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

Câu 4: Ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì?

Trả lời:

- Là một nhan đề giàu chất thơ, nó gợi lên không gian của câu chuyện.

- Việc đảo từ “lặng lẽ” lên trước từ “Sa Pa” góp phần nhấn mạnh vẻ lặng lẽ của thiên nhiên và con người vùng Sa Pa.

- Ở đó, ta thấy những con người âm thầm cống hiến quên mình, là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí thượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh núi Yên Sơn, là ông kĩ sư vườn rau, là đồng chí nghiên cứu bản đồ sét.

=> Tất cả đã tạo nên một dòng sông ngầm cuôcn chảy dưới cái lặng lẽ của Sa Pa, để đem màu và phù sa bồi đắp cho đất nước.

Câu 5: Trong văn bản “Mắt sói” Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt sói và nhận ra những điều gì? Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?

Trả lời:

- Khi nhìn vào mắt sói, mọi thứ như đều biến mất trước mắt cậu, chỉ còn lại duy nhất một điều là mắt sói. Trong con mắt sói, gia đình sói hiện ra, chúng làm thành một quầng màu hung đỏ.

+ Sắc cầu vồng, quanh con ngươi có sắc cầu vồng.

+Màu lông của năm con sói hệt quầng hung đỏ của cầu vồng.

+Bộ lông của con thứ sáu màu xanh lam, xanh như màu nước đóng băng dưới nền trời trong veo. Con thứ 7 một con sói màu vàng trong như tia sáng.

+Mỗi khi nhìn vào là phải vào là phải nheo mắt. Mấy cậu sói anh gọi là Ánh Vàng

Câu 6: Trong văn bản “Mắt sói”, Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra những điều gì? Trong mắt cậu bé, kí ức nào đã hiện lên?

Trả lời:

- Khi nhìn vào mắt Phi Châu, Sói Lam cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào. Chẳng mấy chốc tối om, không giọt nắng nào.

- Trong mắt cậu bé hiện lên kí ức về những người bạn của mình

+ Vào một đêm hãi hùng do chiến tranh ở Châu Phi, cậu bé mồ côi được một người phụ nữ tốt bụng đưa tiền cho lão Toa lái buôn và nhờ đưa đi thật xa, khi ấy cậu bé và con lạc đà một bướu tên Hàng Xén đã trở thành người bạn thân thiết. Rồi lão Toa láu buôn đã bán Hàng Xén trong thành phố và bán Phi Châu cho Vua Dê và cậu bé không thể tìm thấy Hàng Xén nữa.

+ Khi Phi Châu đi chăn cừu cho Vua Dê, cậu bé đã có màn trò chuyện với Báo rất vui vẻ và từ đó họ trở thành đôi bạn thân thiết, không thể tách rời.

Câu 7: Tìm thán từ trong những câu sau

  1. Vâng, ông Giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng.

(Lão Hạc, Nam Cao)

  1. “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

  1. Anh à, em muốn hỏi anh bài toán này.

Trả lời:

  1. Vâng.
  2. Than ôi.
  3. À.

Câu 8: Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ôi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta.

Trả lời:

* A ! Mẹ em đã về!

* Úi chà cái con mèo này, thì ra mày đã gặm miếng thịt của bà!

* Chết thật, nhà ấy đã có trộm vào rồi đấy!

* Eo ơi, bãi rác của Philipins thật kinh khung!

* Trời ơi con với cái!

*Vâng, cháu biết rồi ạ!

* Bớ người ta có cướp!

Câu 9: Lấy ví dụ về trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm.

Trả lời:

Bạn Hoa những năm quyển sách.

Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

Cuộc sống có nhiều thử thách, chỉ cần chúng ta nỗ lực sẽ gặt gái được thành công.

Không nên lãng quên quá khứ vì quá khứ chính là đòn bẩy nâng chúng ta tiến tới tương lai.

Câu 10: Xem lại văn bản “Mắt sói”, tìm câu chứa trợ từ có tác biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm.

Trả lời:

Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Câu 11: Xác định bố cục của bài thơ Bếp lửa

Trả lời:

Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.

Câu 12: Ghi cảm nhận ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Trả lời:

Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.

 + Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả “mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.

 + Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.

 

Câu 13: Qua lời kể của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”, em hiểu gì về công việc của anh? Công việc đó đòi hỏi người làm phải có tinh thần, thái độ như thế nào?

Trả lời:

Qua lời kể của anh thanh niên, em hiểu gì về công việc của anh đó là anh phụ trách công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Nhiệm vụ cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” và phải báo cáo kết quả hằng ngày liên tục về trung tâm. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Công việc đó đòi hỏi người làm phải có lòng yêu nghề, yêu công việc đơn điệu này và phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người.

 

Câu 14: Ở nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”có những nét tính cách, phẩm chất đáng mến nữa thể hiện trong thái độ của anh đối với mọi người. Hãy chứng minh điều đó?

Trả lời:

Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách, phẩm chát đáng mến: ở một mình nhưng ngôi nhà của anh vẫn rất ngăn nắp, gọn gàng, Anh nuôi gà, trứng ăn không xuể, anh trồng hoa. Trong vườn rất nhiều hoa: Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong. Anh tìm thấy niềm vui từ những trang sách, anh gửi bác lại xe một gói tam thất về cho bác gái đang ốm nặng, chuẩn bị ly trà nóng cho khách đường xa, một làn trứng cho người hoạ sĩ già, tặng hoa cho cô kĩ sư trong lần gặp cũng như khi chia tay, khi người họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ anh, anh liền từ chối và giới thiệu về một kĩ sư rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào để tạo giống su hào to hơn, ngọt hơn cho nhân dân miền Bắc; một đồng chí suốt ngày chờ sét, mười một năm không một ngày xa cơ quan. . . để lập bản đồ sét cho nước ta; anh giới thiệu về người bạn trên đỉnh Pan Xi phăng xa xôi kia,..

Câu 15: Bài thơ “Bếp lửa” chứa đựng một ý nghĩa triết lý thầm kín mà sâu sắc, đó là triết lý gì?

Trả lời:

Bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Câu 16: Trong bài thơ “Bếp lửa” vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”?

Trả lời:

 - Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

 + Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.

 + Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.

Câu 17: Qua hành động cứu Ánh Vàng của Sói Lam, em thấy Sói Lam có tính cách như thế nào?

Trả lời:

- Sói Lam là một người anh trai dũng cảm, bản lĩnh và hết lòng yêu thương em của mình. Dù trước mắt là nguy hiểm cận kề, là cái chết nhưng Sói Lam vẫn không hề sợ hãi mà nhanh trí tìm cách giải cứu em mình nhanh nhất có thể. Khi rơi vào tay của kẻ ác và quay cuồng đầu óc khi bị đập cành cây vào đầu nhưng sói Lam vẫn mừng khi em mình đã chạy thoát ta có thể thấy được tình yêu thương của người anh với người em.

Câu 18: Theo em, qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì?

Trả lời:

- Mắt sói là câu chuyện của những câu chuyện gây ấn tượng mạnh với lứa tuổi thiếu nhi, chuyện bắt nguồn từ cuộc sống, các nhân vật tới từ thế giới lòai vật cho đến con người đều rất đa dạng phong phú. Ở đây tác giả ca ngợi tình yêu thương gia đình và lòng gan dạ dũng cảm. Mỗi cá nhân con người đều có tình yêu thương và sự dung hòa với thế giới bên ngoài, họ luôn cần một người bạn ở bên chia sẻ và yêu thương với nhau

Câu 19: Xác định trợ từ trong những câu sau

  1. Chỉ còn lại một điều duy nhất: mắt sói.
  2. Con ngươi màu đen chính là một con sói đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình, nó vừa gầm gừ vừa nhìn cậu bé.

Trả lời:

  1. a) Chỉ còn lại một điều duy nhất: mắt sói.
  2. b) Con ngươi màu đen chính là một con sói đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình, nó vừa gầm gừ vừa nhìn cậu bé.

Câu 20: Trợ từ trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Bài toán đó đến học sinh giỏi nhất lớp cũng chịu.

Trả lời:

Trợ từ đến - có tác dụng nhấn mạnh đối tượng “học sinh giỏi”.

Câu 21: Hãy cho biết trợ từ trong những ví dụ dưới đây có tác dụng gì?

  1. Nhà có năm người mà nó mua nhữngtám cái vé.
  2. Nhà đông người mà nó mua hai lạng thịt.
  3. Nó hay nói dối lắm đấy.

Trả lời:

  1. Biểu thị thái độ đánh giá.
  2. Biểu thị thái độ đánh giá.
  3. Biểu thị thái độ đánh giá.

Câu 22: Đọc đoạn trích sau (Chí Phèo, Nam Cao) và trả lời câu hỏi.

Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

Câu hỏi: Liệt kê và chỉ ra tác dụng của những trợ từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Trả lời:

Trợ từ trong đoạn văn trên là: chỉ, đặc – có tác dụng nhấn mạnh.

Câu 23: Xác định thán từ trong đoạn văn dưới đây và cho biết thán từ ấy thuộc loại nào?

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời:

Thán từ “Trời ơi” – bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

Câu 24: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Xác định thán từ trong đoạn văn trên và cho biết nó dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

Trả lời:

Thán từ “Trời ơi’ – bộc lộ sự chua chát, đau đớn, tuyệt vọng của cái Tí.

Câu 25: Xác định thán từ trong các câu dưới đây?

(1) Đột nhiên lão bảo tôi:

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão

(2) Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt... Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

(3) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, hần tiện, xấu xa, hỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn [...]

Trả lời:

 (1) Này, à, ạ

(2) Ấy

(3) Chao ôi

Câu 26: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”.

Trả lời:

Câu tục ngữ là lời khuyên chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.

 

Câu 27: Phân tích chi tiết “đôi mắt” trong đoạn trích “Mắt sói”

Trả lời:

- Đôi mắt có nghĩa đen là phương tiện, là cơ quan thị giác để nhìn sự vật, còn nghĩa bóng lại là khả năng cảm nhận của trí tuệ, của tâm hồn. Người ta vẫn thường gọi”đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, những kí ức mà chúng ta có đều tiếp nhận từ đôi mắt rồi đi đến não bộ. Đôi mắt ở đây không chỉ là cái để nhìn, mà con là cách nhìn, cách cảm, chất chứa tâm sự.

- Sói Lam và Phi Châu kể câu chuyện của bản thân nhưng lại cho người nghe “mượn” đôi mắt của mình, như thể chính người nghe đã tham dự trực tiếp vào câu chuyện chứ không phải đứng ngoài chứng kiến. Điều này làm tăng độ chân thực, sinh động của kí ức. Đặt mình vào vị trí của người kể là cách để cảm nhận rõ nhất cảm xúc, cảm giác của nhân vật.

- Cách tác giả miêu tả đôi mắt của các nhân vật cũng mang nhiều dụng ý nghệ thuật. +Tác giả so sánh mắt Sói Lam như “một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải”, dường như đây là một ánh mắt thiếu sức sống, chất chứa nỗi buồn, tâm hồn Sói Lam phải chăng còn nhiều tâm sự khói nói thành lời. Sau đó, mắt Sói Lam Ánh lên những điểm màu khác nhau là màu lông của những thành viên trong gia đình sói.

+Còn đôi mắt của Phi Châu được bao bọc bởi màu đen u ám, khiến Sói Lam cảm giác như bị nhấn chìm trong bóng tối, thời gian trôi đi rất chậm, “nhiều phút trôi qua tưởng như hàng năm trời”. Tâm hồn Phi Châu thực chất đều chứa những mảng kỉ ức buồn, là những năm tháng cơ cực, vất vả của tuổi thơ cậu, là nỗi nhớ dành cho những người bạn thân thiết.

=> Đôi mắt trong “Mắt sói” vừa là một tín hiệu nghệ thuật độc đáo, vừa hàm chứa nội dung sâu sắc của tác phẩm.

Câu 28: Trong văn học có bao nhiêu ngôi kể chính, nêu đặc điểm của những ngôi kể đó? Những ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Mắt sói?

Trả lời:

- Trong văn học thường sử dụng hai ngôi kể sau:

+ Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ…

+ Ngôi kể thứ ba: người kể gọi tên các nhân vật, chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt. Người kể có thế kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

- Dựa vào nội dung thể hiện, ta có thể nhận thấy rằng ngôi kể trong “Mắt sói” chính là ngôi kể thứ 3.

Câu 29: Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật".

 Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Trả lời:

  1. Mở bài

*Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

- Trích dẫn nhận định

+ Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Hòa mình vào tập thơ “Giữa trong xanh”, ta như hòa mình vào những tháng năm lịch sử của công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa mới, những tinh túy của thiên nhiên. Chính vì thế, có ý kiến đã cho rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.

  1. Thân bài
  2. Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật

- Ý thức trách nhiệm trước công việc: anh thanh niên, đồng chí cán bộ khoa học.

- Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến: anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì…)

- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học…

- Yêu thích, say mê công việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoàn cảnh: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học.

  1. Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường

* Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.

- Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà không cô đơn. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động, giản dị (căn nhà nhỏ, giường cá nhân…). Anh sống lạc quan yêu đời - trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.

- Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hoàn thành công việc, không tự nhận thành tích về mình, luôn nhận thức được công việc của mình làm là những đóng góp nhỏ bé cho đất nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi xung quanh anh có biết bao con người, bao tấm gương, bao điều đáng học (những ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét…).

- Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người một cách chân thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe, đón ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu cuộc sống: thèm người, thèm chuyện trò…

- Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. Họ chính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Tuy không trực tiếp chiến đấu, song họ đã góp phần không nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước này.

(Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật ý tưởng chung, tuy nhiên, cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh niên).

* Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật”.

- Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm, hành động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống.

- Con người biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm. Con người cần tự nhìn vào chính bản thân để sống tốt đẹp hơn.

- Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ: vẻ đẹp của con người và của cuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

  1. Kết bài

- Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ.

- Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái.

- Gợi mở vấn đề.

Câu 30: Xác định nghĩa trợ từ và nêu tác dụng của chúng trong các ví dụ dưới đây

  1. Việc ấy quyết nhiên không thành.
  2. Anh ấy dễ thường chưa biết.
  3. Mai bất đắc dĩ mới làm như vậy.

Trả lời:

  1. Trợ từ “quyết nhiên” – biểu thị thái độ của người nói.
  2. Trợ từ “dễ thường” – biểu thị thái độ của người nói.
  3. Trợ từ “bất đắc dĩ” – biểu thị thái độ của người nói.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay