Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác
Giáo án Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
VỀ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp.
Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức chuẩn mực hành vi:
+ Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.69 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.69 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền, nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Quyền sở hữu của công dân:
Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản,
Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản,
Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho,…
+ Nghĩa vụ của công dân: Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của Nhà nước; khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn; khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, trong đó, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Việc quản lí, sử dụng, định đoạt những tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, đó là quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, hậu quả các chủ thể vi phạm phải gánh chịu.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 69-71 để thực hiện các yêu cầu:
+ Cho biết hành vi của anh H và anh B trong các trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền sở hữu và giải thích.
+ Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.
- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS nêu được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến đánh giá được các hành vi vi phạm của công dân trong về sở hữu tài sản. Từ đó, chỉ ra những hậu quả mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Khai thác trường hợp SGK tr.71 - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.71 để trả lời câu hỏi:
+ Cho biết hành vi của anh H và anh B trong các trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền sở hữu và giải thích. + Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì. * Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản - GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản: https://www.youtube.com/watch?v=x90LdSGmFok&t=19s&ab_channel=SBLAWTube https://www.youtube.com/watch?v=X24ORrvqOEk&ab_channel=Truy%E1%BB%81nh%C3%ACnhT%C3%A2yNinh - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. + Yêu cầu 1: Trường hợp 1: Bố mẹ chị K tặng cho chị một mảnh đất (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trước khi chị kết hôn với anh H. Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chóng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Hay nói cách khác, tài sản riêng trước hôn nhân là tài sản của vợ hoặc chồng hình thành trước hôn nhân. Như vậy, đây là tài sản riêng của chị K, chị có quyền sử dụng và định đoạt miếng đất này theo ý chí của mình. Việc đồng đứng tên miếng đất này phải được sự đồng ý của chị K. Cụ thể là chị K đã không đồng ý thực hiện các thủ tục nhập tài sản riêng thành tài sản chung theo yêu cầu của anh H. Hành vi của anh H vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. Trường hợp 2. Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê theo Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng thuê tài sản, các bên có thể lựa chọn hình thức của hợp đồng thuê: bằng lời nói, bằng văn bản,... Do đó, hợp đồng thuê xe ô tô giữa anh A và anh B là hợp pháp. Thời hạn thuê, tiền thuê, phương thức thanh toán giá trị tài sản thuê do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì được xác định theo mục đích thuê. Như vậy, khi hết thời hạn thuê thì bên thuê phải có trách nhiệm trả lại tài sản thuê, thanh toán tiền thuê theo đúng thoả thuận. Trong trường hợp bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận. Anh B đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. + Yêu cầu 2: Trường hợp 1: Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), anh H có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt như sau: • Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. • Khung 2: Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 000 000 đồng đến dưới 200 000 000 đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm. • Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 000 000 đồng đến dưới 500 000 000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. • Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiếm đoạt tài sản trị giá 500 000 000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. • Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 100 000 000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Hành vi của anh H có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Trường hợp 2: Nếu bên thuê là anh B vẫn không trả lại tài sản khi anh C có yêu cầu thì anh C có quyền khởi kiện ra Toà án cấp huyện nơi mà người đó cư trú để yêu cầu trả lại tài sản thuê và tiền thuê, tiền thuê do chậm trả. Kèm theo đơn khởi kiện anh C phải cung cấp chứng cứ về hợp đồng thuê, thoả thuận tiền thuê và thời hạn thuê (người làm chứng, đoạn ghi âm, ghi hình) và chứng cứ người kia cầm giữ tài sản của anh C. Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người nào bằng thủ đoạn gian dối đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức kí kết hợp đồng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao) có giá trị từ 2000 000 đồng đến dưới 50 000 000 triệu đồng hoặc dưới 2 000 000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người nào thông qua hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 000 000 đồng đến dưới 50 000 000 đồng hoặc dưới 40 000 000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu người thuê tài sản là anh B có đủ dấu hiệu cấu thành của tội phạm theo quy định trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh và mức hình phạt tương ứng. Theo những thông tin ban đầu mà anh C cung cấp thì anh B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - GV mời HS nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản - Quyền của công dân về sở hữu tài sản: + Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm: • Quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản. - Nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản: + Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; + Không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. + Tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; hậu quả các chủ thể vi phạm phải gánh chịu.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 72-73 để thực hiện các yêu cầu:
+ Cho biết hành vi của anh B, ông Q trong các trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác và giải thích.
+ Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.
- GV rút ra kết luận về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS nêu được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến đánh giá được các hành vi vi phạm của công dân về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Từ đó, chỉ ra những hậu quả mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Khai thác trường hợp SGK tr.73 - GV yêu cầu các nhóm (giữa nguyên nhóm ở Hoạt động 1), đọc trường hợp SGK tr.73 để thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Cho biết hành vi của anh B, ông Q trong các trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác và giải thích. ………………….. | 2. Tìm hiểu nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác Công dân phải có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và Nhà nước. Nếu nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lí theo quy định của pháp luật. Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng như thoả thuận. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng, phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo