Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính

Giáo án bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính sách Sinh học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG LAI HỮU TÍNH

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính vào đời sống.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới.

  • Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

  • Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Hình minh họa 12.1 - 12.4/ hình ảnh về một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng bằng các phương pháp lai hữu tính trong đời sống.

  • Một số tài liệu về thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng bằng các phương pháp lai hữu tính tại Việt Nam: https://tapchi.vaas.vn/sites/tapchi.vaas.vn/files/tapchi/2022-08/tc1-2022.pdfhttps://www.vista.gov.vn/vi/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/lam-chu-cong-nghe-chon-tao-va-nang-cao-nang-luc-san-xuat-giong-lua-co-cac-dac-tinh-noi-troi-va-gia-tri-kinh-te-cao-gop-phan-dam-bao-su-tu-chu-cua-vien-lua-dong-bang-song-cuu-long-6261.html 

  • Một số video về tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.

  • Nghiên cứu trước nội dung bài học theo đường link GV giao từ tiết học trước qua các kênh mạng xã hội (zalo, facebook,...). ; tìm hiểu về các thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập, có tâm hứng mong muốn, sẵn sàng khám phá kiến thức mới về thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát video: “Lai tạo giống cây đậu nành”, và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

  1. Cây đậu nành trong đoạn video trên được tạo ra bằng phương pháp nào?

  2. Theo em, việc tạo giống cây đậu nành bằng phương pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để nhận xét và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi:

  1. Cây đậu nành đó được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính.

  2. Ý nghĩa: tăng năng suất, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường,...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Lai hữu tính là quá trình tạo ra một cá thể mới kết hợp được vật chất di truyền từ hai các thể thông qua sinh sản hữu tính. Đây là nguyên liệu cho chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi. Lai hữu tính là phương pháp cơ bản được áp dụng trong chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi. Một số phép lai cơ bản thường được sử dụng như giao phối gần (tự thụ phấn, giao phối cận huyết) nhằm tạo dòng thuần; lai thuận nghịch, lai xa,... hướng tới mục tiêu tạo ưu thế lai. Vậy hiện nay, ngoài cây đậu nành, còn có những vật nuôi, cây trồng nào được tạo ra bằng các phương pháp lai hữu tính được áp dụng trong đời sống, sản xuất? Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó, chúng ta cùng vào - Bài 12. Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát về lai hữu tính trong chọn, tạo giống

a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm, ứng dụng của lai hữu tính trong chọn, tạo giống.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin SGK SGK tr.72 và tìm hiểu khái quát về lai hữu tính trong chọn, tạo giống.

c. Sản phẩm học tập: Khái niệm, ý nghĩa và một số phép lai cơ bản trong chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS trong lớp hoạt động theo cặp, tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Lai hữu tính là gì?

(2) Tại sao lai hữu tính là phương pháp cơ bản được sử dụng trong chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi?

(3) Có những nhóm phép lai nào trong chọn, tạo giống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nội dung SGK tr.72 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các câu trả lời của HS.

-   GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

- Khái niệm: Lai hữu tính là quá trình tạo ra một cá thể mới kết hợp được vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính.

BÀI 12: THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG LAI HỮU TÍNH

- Ý nghĩa: Lai hữu tính cho phép tạo ra số lượng rất lớn các biến dị tổ hợp. Đây là nguyên nhân cho chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.

- Một số phép lai cơ bản thường được sử dụng:

+ Phép lai nhằm tạo dòng thuần: tự thụ phấn, giao phối cận huyết; 

+ Phép lai nhằm tạo ưu thế lai: lai thuận nghịch, lai xa,...

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính

a. Mục tiêu: Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK tr.72 - 73, quan sát hình 12.2 và tìm hiểu về Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính.

c. Sản phẩm học tập: Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.

- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận, nghiên cứu mục I SGK tr.72 - 73 và trả lời câu hỏi 1 bằng cách hoàn thành bảng 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu nội dung mục I, quan sát hình 12.2 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát hoạt động của các nhóm và định hướng cho HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày (Đính kèm dưới hoạt động).

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. MỘT SỐ THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG LAI HỮU TÍNH

Bảng 1. Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính - Đính kèm dưới hoạt động.

Thông tin bổ sung:

Em có biết

ST25 - Giống lúa thơm cho gạo ngon nhất thế giới

Giống lúa thơm ST25 được hình thành từ phương pháp lai cổ điển với nhiều giống lúa bố mẹ kết hợp. Giống lúa này có khả năng chống chịu phèn mặn tốt và khả năng phòng bệnh cao, cho cơm trắng, dẻo, vị ngọt đậm, mùi rất thơm. Gạo ST25 đã được công nhận là gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi World's Best Rice do The Rice Trader tổ chức năm 2019.

https://cand.com.vn/Thi-truong/gao-st25-lan-thu-2-gianh-ngoi-quan-quan-gao-ngon-nhat-the-gioi-i715488/ 

Bảng 1. Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính

Nhóm cây trồng

Cây trồng

Đặc điểm nổi trội của giống lai

Ví dụ

Cây lương thực, thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây công nghiệp

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời Bảng 1:

Bảng 1. Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính

Nhóm cây trồng

Cây trồng

Đặc điểm nổi trội của giống lai

Ví dụ

Cây lương thực, thực phẩm

Lúa

- Năng suất cao

- Kháng bệnh

- Chất lượng hạt cao

- Thu hoạch nhiều năm

- Giống lúa LYP9 (PA64S × 93-11)

- Giống lúa Đài thơm 8, ST25

- Giống lúa nhiều năm PR23

Ngô

- Phát triển và chịu hạn tốt, ít bị nhiễm sâu đục thân, năng suất cao.

- Giống ngô lai VN116

Đậu tương

Năng suất cao

Giống đậu tương ĐT34

Cây công nghiệp

Ca cao

Năng suất cao và thích nghi với nhiều vùng khí hậu.

Giống ca cao CCN51

Chè

- Năng suất cao

- Chất lượng tốt

- Giống chè LPD1, LPD2

- Giống chè CNS831

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi bằng lai hữu tính

a. Mục tiêu: Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi bằng lai hữu tính.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II SGK tr.73 - 74, quan sát hình 12.3, 12.4 và tìm hiểu về Một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi bằng lai hữu tính.

c. Sản phẩm học tập: Một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi bằng lai hữu tính. 

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỪ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỪ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay