Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Truyện - Văn bản "Trong lòng mẹ"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 2: Truyện - Văn bản "Trong lòng mẹ". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn;
Ngày dạy:
BÀI 3: TRUYỆN
(HỒI KÍ VÀ DU KÍ)
ÔN TẬP VĂN BẢN: TRONG LÒNG MẸ
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức văn bản:
- HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của văn bản hồi kí.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực đặc thù: Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản, từ bài học liên hệ với thực tế.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu, yêu thiên nhiên, thích khám phá
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: HS huy động kiến thức đã học và trả lời câu hỏi
- c) Sản phẩm học tập: HS chia sẻ cảm nghĩ của mình về bài hát.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV gợi ý HS chia sẻ: Đối với em, mẹ là người như thế nào? Tình cảm của em dành cho mẹ như thế nào?
- GV nhận xét, cùng HS ôn lại kiến thức bài học.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu chung về văn bản * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (thời gian: 5 phút) cho HS đọc thầm lại văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm. + Tóm tắt nội dung văn bản. + Nêu đặc điểm thể loại, ngôi kể và tác dụng của ngôi kể. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. * Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV bổ sung: - Nguyên Hồng sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng cửa biển đã khơi dạy và gắn bó với ông, với sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cùng khổ. - Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị, những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu. Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn xuôi của ông giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành. Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết. Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương Chương 1: Tiếng kèn. Chương 2: Chúa thương xót chúng tôi. Chương 3: Trụy lạc. Chương 4: Trong lòng mẹ. Chương 5: Đêm nô-en. Chương 6: Tron đêm đông. Chương 7: Đồng xu cái. Chương 8: Sa ngã. Chương 9: Bước ngoặt. Nhiệm vụ 2. Nhắc lại kiến thức trọng tâm của văn bản. * Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện cảnh ngộ của cậu bé Hồng. + Hình ảnh người cô được khắc hoạ qua những chi tiết nào? (Chú ý chi tiết khắc hoạ về nét mặt, cử chỉ, giọng nói) ? Bà cô muốn gì khi cho rằng mẹ chú đang phát tài và nhất là cố ý phát âm hai tiếng em bé ngân dài, thật ngọt?
+ Nhóm 3, 4: + Bé Hồng đã phản ứng ntn trước câu hỏi thứ nhất của người cô? Vì sao Hồng có phản ứng như vậy? + Những lời mỉa mai của người cô tâm trạng bé Hồng ntn? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó? + Nêu suy nghĩ của em về những bất hạnh người phụ nữ phải chịu trong xã hội cũ
+ Nhóm 5,6: + Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào? + Khi gọi mợ ơi, Hồng có biết chắc đó là mẹ mình không? Tiếng gọi đó cho ta biết điều gì? + Nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ Hồng thì điều gì sẽ xảy ra? Cảm giác tủi thẹn của bé Hồng được diễn tả bằng hình ảnh nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? + Cử chỉ của Hồng khi gặp mẹ ntn? + Niềm vui sướng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ được diẽn tả xúc động qua những chi tiết nào? * Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm mình. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. * Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV bổ sung: Với một tâm hồn nhạy cảm, luôn tin yêu, khát khao tình mẹ, nên khi ngồi trong lòng mẹ tất cả các giác quan đều mở ra và thức dậy để tận hưởng cái cảm giác mơn man ngất ngây đắm say êm dịu vô cùng của tình máu mủ ruột thịt: Bé Hồng đã nhận ra gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, rực rỡ như thuở nào và mẹ đang truyền cho con niềm vui, niềm hạnh phúc, cảm giác ấm áp lạ thường từ hơi thở thơm tho. Đây là một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét với những sắc màu tươi tắn thoang thoảng hương thơm. Đây cũng là một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình người. và cứ thế bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác sung sướng rạo rực của tình mẹ. Cái cảm giác mình đang bé lại hay niềm khao khát được bé lại để được làm nũng được mẹ vuốt ve chiều chuộng cứ lâng lâng tiếp nối ngỡ bé Hồng như đang sống trong mơ. và khi đó bé Hồng không còn nhớ mình đã hỏi, mẹ đã trả lời ntn, đặc biệt câu hói ác nghiệt của người cô tuy có vang lên, nhưng chìm ngay không mảy may nghĩ ngợi gì nữa. Thế mới biết bé H thương mẹ đến nhường nào và giây phút gặp mẹ đem lại cho chú cảm giác sung sướng ra sao.
GV tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản. | I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 1. Tác giả - Tên: Nguyên Hồng - Năm sinh – năm mất: (1918- 1982) - Quê ở Nam Định. - Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người cùng khổ. - Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. 2. Tác phẩm - “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí đăng báo 1938 in thành sách năm 1940 gồm 9 chương. - Văn bản "Trong lòng Mẹ" là chương thứ IV của tập hồi kí. - Thể loại: Hồi kí là một thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể người tham gia hoặc chứng kiến. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Tác dụng: + Giúp tác giả thể hiện được những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật một một cách chân thực, sâu sắc. è Tăng sức thuyết phục và hấp dẫn với người đọc.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hình ảnh người cô của bé Hồng 2. * Cảnh ngộ của bé Hồng: - Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực. - Anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột. Cô độc, đau khổ luôn khát khao tình yêu thương. => Rất đáng thương. * Hình ảnh bà cô: - Xuất hiện trong cảnh ngộ thương tâm côi cút của bé Hồng. + Vẻ mặt tươi cười rất kịch. + Giọng nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độc. + Cử chỉ thân mật giả dối. => Gieo rắc vào đầu đứa cháu những ý nghĩ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy người mẹ bất hạnh. 2. Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng
* Khi nói chuyện vơí bà cô - Cúi đầu không đáp - cười và từ chối dứt khoát. -> là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ. - Đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ. - Căm ghét những cổ tục đã đày đoạ làm khổ mẹ. - Lời văn dồn dập với các động từ mạnh (vồ, cắn, nhai, nghiến) -> thái độ quyết liệt, lòng căm phẫn tột cùng, tình yêu thương mãnh liệt … - Hình ảnh so sánh đặc sắc... - Phương thức biểu cảm -> bộc lộ cảm xúc trực tiếp gợi trạng thái tâm hồn đau đớn của Hồng. * Khi được gặp mẹ - Gọi "mợ ơi!" Khao khát được gặp mẹ - Cử chỉ vội vã, bối rối xúc động vui sướng. - Được ngồi trong lòng mẹ: + Cảm nhận mẹ vẫn trẻ đẹp và cả hơi thở thơm tho lạ thường. + Những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt. + Khát khao được bé lại để mẹ yêu chiều... Niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm của đứa con luôn tin yêu mẹ. - Tình cảm, cảm xúc ấy được ghi lại bằng những câu văn chân thật, xúc động, giàu chất trữ tình.
1. Tổng kết a. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. * Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. b. Nghệ thuật - Thể loại: hồi kí, bộc lộ được những cảm xúc, tâm trạng chân thực của tác giả. - Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên chân thực. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ lùng. Câu 1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Câu 3. Nêu nội dung khái quát của đoạn trích. Câu 4. Vì sao bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ? |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc văn bản Trong lòng mẹ, của tác giả Nguyên Hồng.
Câu 2. Trong đoạn trich trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Câu 3. Nội dung khái quát của đoạn trích: Niềm sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
Câu 4. Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ là vì:
- Cảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầu không khí của tình mẫu tử tuyệt vời.
- Tất cả mọi giác quan của Hồng đều thức dạy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực điểm khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.
*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Bài tập 1: Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí? Bài tập 2: Hồi kí là câu chuyện riêng của cá nhân người kể, nhưng lại có ý nghĩa chung với mọi người. Theo em, đoạn trích hồi kí Trong lòng mẹ nói lên được điều gì chung cho mọi người? Bài tập 3: Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi" khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này. |
- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.
Gợi ý đáp án:
Câu 1:
- Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. Hồi kí là một thể kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. Ngôi kể trong kí thường là ngôi kể thứ nhất.
- Đoạn trích Trong lòng mẹ được kể lại theo ngôi một, kể lại những sự việc có thật khi tác giả còn là một cậu bé. Vì vậy mà có thể nhận định đây là dạng hồi kí.
Câu 2:
- Điều mà hồi kí nói chung được cho tất cả mọi người đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử, nó có thể vượt qua mọi rào cản về vật lí và cả khoảng cách vể tâm lí. Đoạn hồi kí chỉ nói về một hoàn cảnh cụ thể khiến mẹ con không được gặp nhau, nhưng trên thế gian này còn bao nhiêu hoàn cảnh khác nữa? chúng ta không biết hết được. Vậy thì câu chuyện này ngoài việc khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử thì nó còn có ý nghĩa khác, đó chính là cổ vũ và khích lệ mọi người hãy tin vào tình yêu vẫn tồn tại.
Câu 3:
- Một số câu văn thể hiện cảm xúc: "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến"; "tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt."; "phải bé lại và lăn vào lòng của người mẹ, để bàn ntay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng."
- Hồng là một câu bé giàu tình cảm, luôn luôn yêu thương và kính trọng mẹ mình. Dù cho người cô cay nghiệt có gièm pha thế nào thì tình cảm của cậu vẫn đẹp như thế.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
- b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
- c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.
Gợi ý cách viết: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ.
- Về hình thức:
+ Phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
+ Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức
+ Đảm bảo về số câu.
+ Xác định đúng vấn đề, có liên hệ thực tế.
+ Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề (tình yêu của em đối với mẹ). Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- Về nội dung: Triển khai hợp lí nội dung đoạn vă, vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:
- Mẹ là niềm hạnh phúc mà con có được, là người phụ nữ chịu thương chịu khó nhất, là người phải gồng mình gánh vác gia đình, là người cho con người sống, cho con nghị lực, cho con mọi thứ tốt đẹp nhất trên đời…
- Niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người là có mẹ và còn mẹ bên cạnh chúng ta.
- Tình yêu của mẹ là vô điều kiện sẽ không bao giờ mất đi dù cho con có làm bất cứ điều gì mẹ cũng không trách.
- Kể một số việc làm và hành động của em thể hiện tình yêu với mẹ: Giúp đỡ mẹ làm công việc nhà những lúc bố mẹ mệt hoặc ốm đau; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách…
- Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc vì với riêng bản thân em mẹ là điều tuyệt vời nhất và là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà em có được.
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập, viết đoạn văn theo yêu cầu.
- GV gọi một số HS đọc đoạn văn của mình, gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 cánh diều đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 cánh diều
Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều
Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều
Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều
Giáo án Powerpoint 6 cánh diều
Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều
GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây