Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Cánh diều bài: Thực hành tiếng việt - từ thuần việt, từ Hán việt, các phép liên kết câu, trạng ngữ

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Thực hành tiếng việt - từ thuần việt, từ Hán việt, các phép liên kết câu, trạng ngữ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ THUẦN VIỆT, TỪ HÁN VIỆT, CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU, TRẠNG NGỮ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về từ thuần Việt, từ Hán Việt, các phép liên kết câu, trạng ngữ mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận diện từ thuần Việt, từ Hán Việt, các phép liên kết câu, trạng ngữ.

- Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt để đặt câu, tạo lập văn bản.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Tên của các em được tạo nên từ từ thuần Việt hay từ Hán Việt?

- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại về từ thuần Việt, từ Hán Việt, các phép liên kết câu, trạng ngữ
  2. Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về từ thuần Việt, từ Hán Việt, các phép liên kết câu, trạng ngữ.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về từ Hán Việt, trạng ngữ và các phép liên kết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Từ Hán Việt: là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt.

2. Trạng ngữ

- Là thành phần phụ trong câu, chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,...) của sự việc nêu trong câu (thực chất là bối cảnh của sự việc nêu ở vị ngữ).

- Trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?, Như thế nào?...

- Mặc dù không phải là thành phần bắt buộc trong cấu trúc của câu trò quan trọng về ý nghĩa và có chức năng liên kết các câu, các đoạn trong văn bản.

3. Các phép liên kết thường gặp trong văn bản

- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

- Về nội dung:

+ Các đọa văn phải phục vụ chủ đề của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

NV1: - GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

1. Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau đây:

Từ Hán Việt

Từ thuần Việt tương ứng

thiên địa

trời đất

giang sơn

sông núi, nước non

huynh đệ

anh em

nhật dạ

ngày đêm

phụ tử

cha con

quốc gia

nhà nước

tiền hậu

trước sau

tiến thoái

tới lui

sinh tử

sống chết

ca sĩ

người hát

phụ huynh

cha mẹ

2. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học.

b. Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng tri thức.

c. Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng.

d. Tiếng nói của Ma-la-la đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương cô.

3. Tìm các từ ghép có các yếu tố gốc Hán trong bảng sau và giải thích ý nghĩa của các từ đó:

STT

Yếu tố

Từ ghép gốc Hán

1

thủy (nước)

thủy triều,...

2

vô (không)

vô biên,...

3

đồng (cùng)

đồng niên,...

4

gia (thêm vào)

gia vị,...

5

giáo (dạy bảo)

giáo dục,...

4. Đặt câu với hai từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.

Gợi ý đáp án:

1.

Từ Hán Việt

Từ thuần Việt tương ứng

thiên địa

trời đất

giang sơn

sông núi, nước non

huynh đệ

anh em

nhật dạ

ngày đêm

phụ tử

cha con

quốc gia

nhà nước

tiền hậu

trước sau

tiến thoái

tới lui

sinh tử

sống chết

ca sĩ

người hát

phụ huynh

cha mẹ

  1. 2. Giải thích ý nghĩa các từ Hán Việt được in đậm:

- Thông minh: có năng lực trí tuệ tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh.

- Tư chất: tính chất vốn có của một người.

- Thành danh: dựng nên tên tuổi.

- Thỉnh giáo: xin người ta dạy bảo.

- Tri thức: những điều người ta vì kinh nghiệm và học tập mà biết, hay vì lí trí và cảm xúc mà biết.

- Quan điểm: điểm xuất phát quy định hướng suy nghĩ, cách xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó.

- Thế giới: Trái Đất, bề mặt là nơi toàn thể loài người đang sinh sống.

- Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hoặc xúc phạm đến.

- Tích cực: tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến động theo hướng phát triển.

  1. 3. Gợi ý:

STT

Từ

Nghĩa

1

Thủy triều

Hiện tượng nước biển dâng lên rút xuống một hai lần trong ngày, chủ yếu do sức hút của mặt trăng và mặt trời.

2

Vô biên

Rộng lớn đến mức như không có giới hạn.

3

Đồng niên

Cùng tuổi

4

Gia vị

Thứ cho thêm vào món ăn để tăng mùi vị.

5

Giáo dục

Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.

  1. HS đặt câu dựa vào hai từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên. Cần chú ý gạch chân từ Hán Việt trong câu.

NV2: - GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm việc cá nhân.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

1. Điền các trạng ngữ đã cho vào chỗ trống sao cho trạng ngữ vừa phù hợp về nội dung với câu, vừa có tác dụng liên kết với các đoạn trong câu:

Mỗi lần Tết đến

Từ ngày còn ít tuổi

Trong tranh

a. Bố mẹ tôi kéo tôi qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương. ………., một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. (Tạ Duy Anh)

b. …......... tôi đã thích những tranh lợn gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. ………. đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. (Nguyễn Tuân)

2. Xác định trạng ngữ và cho biết đó trạng ngữ đó thuộc loại nào.

a. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

b. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.

c. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.

d. Để tiêm phòng cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về bản.

e. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

3. Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:

a. ..., em vừa được điểm 10 môn tiếng Việt.

b. ..., em phải năng tập thể dục.

c. ..., nước sông đục ngầu.

d. ..., các bạn học sinh chăm chú nghe giảng.

4. Đặt câu theo yêu cầu:

a. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

b. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian.

c. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích.

5. Hãy tìm những từ láy chỉ trạng thái hoặc tính cách. Đặt câu với những từ láy ấy.

- GV mời một số HS trình bày bài làm

Gợi ý đáp án:

  1. a. Trong tranh
  2. (1) Từ ngày còn ít tuổi; (2) Mỗi lần Tết đến
  3. a. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong im ắng.
  4. Trạng ngữ chỉ thời gian: Khoảng gần trưa, khi sương tan.
  5. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông.
  6. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để tiêm phòng cho trẻ em.
  7. Trạng ngữ chỉ mục đích: Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
  8. a. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian: Hôm qua, Mới sáng nay, Mới chiều nay,...
  9. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân: Để nâng cao sức khỏe, Để cơ thể khỏe mạnh, Để cơ thể thon gọn, Vì muốn nâng cao sức khỏe,...
  10. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Sáng nay, Vì ô nhiễm môi trường,...
  11. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn hoặc trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân: Trong lớp, Để đạt kết quả học tập tốt, Vì cô giáo giảng bài rất hay,...
  12. – Những từ láy chỉ trạng thái hoặc tính cách:

Khấp kha khấp khểnh, lúng ta lúng túng, nhí nhanh nhí nhảnh, bổi hổi bồi hồi, cảu nhảu càu nhàu, nham nham nhở nhở, nhăn nhăn nhó nhó.

- Đặt câu:

+ Đứng trước đám đông, Thanh lúng ta lúng túng.

+ Cậu thì lúc nào cũng nhăn nhăn nhó nhó.

NV3: - GV phát đề, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người áng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.”

(Ayn Rand, Suối nguồn, NXB Trẻ TP HCM, 2017, tr1174)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng loài người có thể tồn tại theo những cách nào?

3. Tìm các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

5. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép thế được sử dụng trong đoạn trích.

6. Việc tác giả khẳng định trong câu mở đầu đoạn trích “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì?

7. Tại sao tác giả lại cho rằng: “mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người”?

  1. PTBĐ: Nghị luận.
  2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng loài người có thể tồn tại theo những cách: làm việc độc lập với bộ óc của mình, ăn bám vào bộ óc của người khác.
  3. Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích:

- cơ bản

- tự nhiên

- chinh phục

- động lực

- tồn tại

- thông qua

- lao động

 

- độc lập

- trung gian

- mục đích

 

- sáng tạo

- quan tâm

- thứ cấp

 

  1. Phép điệp được sử dụng trong đoạn văn:

- Sử dụng cấu trúc “Người sáng tạo… Kẻ ăn bám…”, “mối quan tâm của người sáng tạo là… mối quan tâm của kẻ ăn bám là…”

 Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu văn đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt của người sáng tạo và kẻ ăn bám.

  1. Phép thế được sử dụng trong đoạn văn:

- Từ “anh ta” thay thế cho “loài người”, “người sáng tạo” và “kẻ ăn bám”.

- Cụm từ “cách thứ nhất” thay thế cho “làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta”, cụm từ “cách thứ hai” thay thế cho “trở thành kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác”.

 Tác dụng: từ ngữ trong đoạn văn trở nên phong phú, tránh được lỗi lặp từ, khiến cho giọng điệu trở nên khách quan, phù hợp với thể văn nghị luận.

  1. Việc tác giả khẳng định trong câu mở đầu đoạn trích “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa: khẳng định con người cần phải lao động sản xuất để tồn tại và phát triển.
  2. Tác giả cho rằng: “mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người” vì kẻ ăn bám luôn có ý đồ dựa dẫm vào những người xung quanh.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án dạy thêm:

  • Giáo án khi tải về là giáo án word có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án chi tiết, trình bày rõ ràng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 250k/học kì
  • 300k/cả năm

=>Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án ngay và luôn 

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây  - để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ:

Giáo án word lớp 6 cánh diều

Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều

Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều

Giáo án Powerpoint 6 cánh diều

Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều

GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay