Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I. Thuộc chương trình Ngữ văn 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Qua chương trình ngữ văn 11 Cánh diều tập 1 em rút ra được bài học gì cho mình?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức về đọc hiểu văn bản
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Câu 1: Thống kê lại các văn bản theo thể loại?
Câu 2: Hoàn thành bảng sau:
Tên văn bản | Đề tài | Chủ đề | Lưu ý cách đọc |
Sóng |
|
|
|
Tôi yêu em |
|
|
|
Lời tiễn dặn Nỗi niềm tương tư |
|
|
|
Hôm qua tát nước đầu đình |
|
|
|
Câu 3: Nêu đề tài, chủ đề, tư tưởng của các văn bản thơ, truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm đã được học?
Câu 4: Dựa theo gợi ý HS tự hoàn thành vào bảng
Tác phẩm | Nội dung chính | Nhân vật tiêu biểu |
Chí Phèo (Nam Cao) |
|
|
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) |
|
|
Tấm lòng người mẹ (Víc-to Huy –gô) |
|
|
Kép tư bền (Nguyễn Công Hoan) |
|
|
Câu 5: Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản đọc hiểu trong bài 3?
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: HS tự thống kê các văn bản theo thể loại.
Câu 2: HS dựa theo gợi ý dưới đây và hoàn thành vào bảng
Tên văn bản | Đề tài | Chủ đề | Lưu ý cách đọc |
Sóng | Tình yêu | ||
Tôi yêu em | |||
Lời tiễn dặnNỗi niềm tương tư | |||
Hôm qua tát nước đầu đình |
Câu 3: Bài 2 trong sách Ngữ văn 11 tập trung học về thơ Nguyễn Du một trong ba tác giả có bài học riêng nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du CT môn ngữ văn quy định học thơ chữ Hán và truyện thơ nôm.
Một số bài học trong bài 2 gồm có:
+ Bài khái quát: Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp
+ Trao duyên (trích truyện kiều)
+ Đọc Tiểu Thanh kí ( thơ chữ Hán)
+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng ( trích Truyện Kiều)
+ Thề nguyền ( trích Truyện Kiều)
Các văn bản đọc hiểu đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn đó là:
+ Một con người xuất thân từ một gia đình dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đã đạt làm quan và truyền thống văn hóa, văn học.
+ Một con người có cuộc sống từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn của thời đại.
+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam một nhà nhân đạo chủ nghĩa nhà thơ thiên tài của dân tộc.
Câu 4: Dựa theo gợi ý HS tự hoàn thành vào bảng
Tác phẩm | Nội dung chính | Nhân vật tiêu biểu |
Chí Phèo ( Nam Cao) | - Phản ánh số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng tám.- Đề cao nhân phẩm, lòng yêu thương và cách nhìn con người. | Chí Phèo |
Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) | …. | |
Tấm lòng người mẹ (Víc-to Huy –gô) | ||
Kép tư bền (Nguyễn Công Hoan) |
Câu 5: Nhận xét
- Về nội dung: HS cần nắm được các nội dung cơ bản của mỗi văn bản ( viết về vấn đề gì? Nội dung chính là gì? Có thông tin nào đặc sắc)….
- Về hình thức: cần chú ý đến tính chất tổng hợp của kiểu VB thông tin
- Về ý nghĩa: Các VB thông tin trong bài học đề cập đến những vấn đề rất có ý nghĩa đối với mỗi người và cả cộng đồng dân tộc. Đó là vấn đề cần tôn trọng pháp luật
Hoạt động 2. Củng cố kiến thức về Viết
GV đưa ra câu hỏi:
Câu 6: Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách giáo khoa?
Câu 7: Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học?
Câu 8:
Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm đã học?
Dựa vào phần định hướng của phần Viết bài 1 và bài 3 để nêu một số điểm khác biệt về mục đích nội dung hình thức lời văn?
Điền bảng sau:
Nghị luận | Mục đích |
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí |
|
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học |
|
Sản phẩm dự kiến:
Câu 6: HS tự thống kê
Câu 7: HS tự thống kê
Câu 8:
- Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm đã học
- HS dự vào phần định hướng của phần Viết bài 1 và bài 3 để nêu một số điểm khác biệt về mục đích nội dung hình thức lời văn.
- Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người” |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: từ truyện Chí Phèo bàn về cách nhìn nhận đánh giá về một con người. |
….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đâu là dòng nói đúng nhất về sự khác biệt của tùy bút và tản văn?
A. Tản văn có đề tài nhỏ hẹp hơn so với tùy bút
B. Tản văn có đề tài rộng lớn và bao quát hơn so với tùy bút
C. Tản văn lấy hiệu quả từ tình tiết, nhân vật để khắc họa sự biết
D. Tản văn yêu cầu tình cảm mãnh liệt như thơ, cái nhìn xuất phát từ chính tác giả
Câu 2: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?
A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.
Câu 3: Đặc điểm của văn bản nghị luận là gì?
A. Lựa chọn bằng chứng phù hợp cụ thể, tiêu biểu xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.
B. Cốt truyện kết cấu đơn giản, kết hợp tự sự và trữ tình phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tinh yêu tự do và hạnh phúc, công lý
C. Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp có khát vọng vượt lên và thách thức số phận nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về nghĩa của từ “đẫy đà”:
A. To béo mập mạp
B. Gầy ốm
C. Phúc hậu
D. Sắc sảo
Câu 5: Phương tiện phi ngôn ngữ bao gồm:
A. Nét mặt cử chỉ
B. Các hình ảnh minh họa
C. Ngữ điệu
D. Sơ đồ, biểu đồ
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - D | Câu 2 - A | Câu 3 - A | Câu 4 - A | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo là gì?
Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều