Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2: Biện pháp tu từ đối
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Biện pháp tu từ đối. Thuộc chương trình Ngữ văn 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em hãy đọc 1 số bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ đối mà em đã từng đọc hoặc được học?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Lí thuyết
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc trưng của bi kịch
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Phép đối là gì?
- Nêu tác dụng của phép đối?
- Nêu dấu hiệu nhận biết phép đối?
Sản phẩm dự kiến:
- Khái niệm
+ Phép đối là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
- Tác dụng
+ Việc sử dụng phép đối muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
- Dấu hiệu nhận biết phép đối
+ Số lượng âm tiết của hai vế đối bằng nhau
+ Các từ đối nhau phải cùng từ loại với nhau
+ Các từ đối nhau hoặc đồng nghĩa với nhau, hoặc trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập SGK
Nhiệm vụ 1. Bài tập 1
GV đưa ra câu hỏi:
Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những câu thơ dưới đây. Phân tích một cặp đối để thấy các từ ngữ và cấu trúc câu trong cặp ấy đối nhau về những mặt nào.
a)
Khúc sông, bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
(Ca dao)
b)
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
c)
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.
(Nguyễn Khuyến)
Sản phẩm dự kiến:
a. Bên lở ><bên bồi, đục >< trong => Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở bên bồi của khúc sông. Tiểu đối.
b. Lom khom >< lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi >< bên sông (vị trí địa hình). => Biện pháp trường đối nhằm nhấn mạnh sự sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.
c. Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh sóng biếc >< lá vàng, lơ lửng >< quanh co, xanh ngắt >< vắng teo => trường đối.
….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Phép điệp từ là gì?
A. Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
B. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
D. Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 2: Có những loại phép điệp nào trong đoạn trích ở dưới?
Trong đầm đẹp gì bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
A. Điệp ngữ, điệp câu
B. Điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngữ
C. Điệp đầu câu, điệp nối tiếp
D. Điệp ngữ, điệp vòng tròn
Câu 3: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?
A. Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân
B. Xuân đến, khắp nước vui như Tết
C. Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết
D. Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân
Câu 4: Câu nào sau đây là câu theo phép tiểu đối?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
C. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
D. Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Câu 5: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Điệp cách quãng
B. Điệp vòng
C. Điệp nối tiếp
D. Điệp đầu
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - D | Câu 3 - A | Câu 4 - A | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Biện pháp tu từ đối thường được sử dụng ở những câu nào trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Cho ví dụ.
Câu 2:
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu)?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn lưu truyền?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều