Giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1: Sóng (Xuân Quỳnh)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Sóng (Xuân Quỳnh). Thuộc chương trình Ngữ văn 11 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều
BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: SÓNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em hãy kể một số tác phẩm của Xuân Quỳnh mà em biết.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Tác giả
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của bà?
Sản phẩm dự kiến:
* Cuộc đời – sự nghiệp:
- Tên: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
- Quê quán: Làng La Khê xã Văn Khê tỉnh Hà Tây. Nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.
- Cuộc đời đa đoan với nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống.
- Năm 2001 bà được Nhà nước truy tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật.
* Một số tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm – chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Sân ga chiều em đi thơ 1984), Tự hát ( thơ 1984)
Hoạt động 2: Tác phẩm
Gv yêu cầu HS trao đổi theo nhóm:
Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản?
Sản phẩm dự kiến:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1967 và in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Khổ 1+2 : Sóng đối tượng cảm nhận của tình yêu
+ Phần 2: 5 khổ tiếp theo: Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu
+ Phần 3: 2 khổ còn lại: Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em
2. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Hoạt động 1: Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Mở đầu bài thơ là một trạng thái tâm lý đặc biệt của tâm hồn khát khao yêu đương. Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú lại vô cùng phức tạp như thế nào?
Nhận xét về những trạng thái này?
Hình tượng "sóng" gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?
Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó?
Sản phẩm dự kiến:
Mở đầu bài thơ là một trạng thái tâm lý đặc biệt của tâm hồn khát khao yêu đương. Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú lại vô cùng phức tạp:
+ Dữ dội – dịu êm/ ồn ào – lặng lẽ => 2 trạng thái đối cực của sóng thể hiện sự phức tạp của đời sống và tình yêu.
+ Sông, bể, sóng là những chi tiết bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên cuộc đời của sóng. Và sóng chỉ thực sự có đời riêng khi đến với biển cả mênh mông. Sóng bứt phá vượt qua không gian chật hẹp của sông bể để vươn tới các lớn lao như nỗi khát khao tình yêu cháy bỏng mãnh liệt của nhân vật em.
- Quy luật của sóng: xưa – nay => vẫn thế
- Quy luật của tình cảm: tình yêu luôn là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.
=> Sóng như tình yêu lúc mãnh liệt, cuồng nhiệt khi thì dịu êm sâu lắng. Tồn tại vĩnh cửu cùng tình yêu và tuổi trẻ.
Hoạt động 2: Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Phân tích nội dung từng khổ 3+4+5?
Em có nhận xét gì về tình yêu được thể hiện qua ba khổ thơ trên?
Trong khổ thơ 6 và 7 tác giả thể hiện lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu như thế nào?
Từ nỗi nhớ trong tình yêu nhà thơ muốn làm nổi bật phẩm chất gì của người con gái?
Cụm từ “ở ngoài kia” gợi tả điều gì?
Hi vọng, niềm tin của người phụ nữ trong khổ thơ là gì?
Nhận xét về sức mạnh của tình yêu và lòng chung thủy trong hai khổ thơ trên?
Sản phẩm dự kiến:
* Khổ 3 + 4 + 5:
- Tác giả đặt ra câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?”. Đây là một hiện tượng tâm lí rất thông thường trong tình yêu. Người đang yêu rất hiểu về tình yêu nhưng đồng thời vẫn luôn luôn tự hỏi không biết thế nào là tình yêu.
- Tác giả có một cái lắc đầu vô cùng dễ thương “em cũng không biết nữa” cũng như tình yêu, nó đến rất bất ngờ tự nhiên.
- Đến khổ thơ thứ 5 tác giả thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt. Bao trùm lên cả không gian “dưới lòng sâu…. Trên mặt nước…”.
+ Thao thức trong mọi khoảnh khắc thời gian: “Ngày đêm không ngủ được” => phép đối thể hiện nỗi nhớ da diết và sâu đậm
+ Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức “ Lòng em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức” Tuy vô cùng cường điệu nhưng lại rất hợp lý nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt trong lòng em.
+Vừa hóa thân vừa trực tiếp xưng ‘em’ để bộc lộ nỗi nhớ => tình yêu mãnh liệt, phép điệp tạo âm điệu nồng nàn tha thiết cho lời thơ
Bày tỏ tình yêu một cách chân thành tha thiết mà mạnh dạn mãnh liệt.
* Khổ 6 + 7:
- Trong 2 khổ thơ này tác giả thể hiện lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu. “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam”… là những từ cụ thể khẳng định khoảng cách dù có ra bao nhiêu thì lòng người lại chung thủy bấy nhiêu.
- Phải chăng từ nỗi nhớ trong tình yêu nhà thơ muốn làm nổi bật tình cảm chung thủy duy nhất của người con gái. Dù đi đâu, xuôi ngược bốn phương thì em cũng sẽ chỉ hướng về một phương anh.
- Cụm từ “ở ngoài kia” gợi tả ánh mắt hướng về khi xa trăm ngàn con sóng ngày đêm không biết mệt mỏi vượt qua giới hạn không gian thăm thẳm muộn vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương. Cũng như “em” muốn được gần bên anh được hòa nhịp vào tình yêu với anh. Người phụ nữ hồn nhiên tha thiết yêu đời vẫn còn ấp ủ bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vẫn tìm vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ” dù có nhiều thử thách chông gai. Những thử thách đưa ra như để khẳng định sức mạnh vĩnh hằng của tình yêu và lòng chung thủy.
Hoạt động 3: Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ?
Bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng” vậy sóng là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt và nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ tìm về với cội nguồn yêu thương cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau tìm được hạnh phúc trọn vẹn. Sóng biển mây trời muôn đời vẫn tồn tại như một quy luật bất biến.
- Những cụm từ “tuy dài thế”, “vẫn đi qua”, “dẫu rộng” như chứa đựng những lo âu. Song nhà thơ vẫn luôn tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia.
- Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ tạo thành hệ thống tương phản đối lập để nói lên tình cảm tỉnh táo đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu.
- Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha, nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu bao la rộng lớn để sống hết mình trong tình yêu để hóa thân vĩnh viễn vào tình yêu muôn thuở.
- Cuộc đời là biển lớn tình yêu kết tinh vị mặn ân tình được tạo nên và hòa lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ điệu yêu thương.
- Khổ thơ cuối đã khẳng định một ước muốn khôn cùng. Không có tình yêu cuộc sống tha thiết không có sự đam mê đến tột cùng, không có sự chung thủy thì làm sao mà Xuân Quỳnh có được những vần thơ ấy. Trong ước mong dẫu còn chút băn khoăn của làm sao được tan ra nhưng trên tất cả là khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu. Lời thơ ý thơ nhịp thơ có phần nhanh hơn gấp hơn và mạnh hơn. Bài thơ kết thúc mà lời thơ còn vang vọng mãi như con sóng ào ạt hòa vào biển lớn tình yêu cùng với khát khao cháy bỏng.
- Bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”. Sóng là hình ảnh ân dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình “sóng” và “em”. Hai hình tượng này tuy hai mà một, có lúc phân chia có lúc hòa quyện vào nhau không thể tách rời.
3. TỔNG KẾT
Hoạt động 1: Nội dung – Ý nghĩa
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc như thế nào của cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu?
Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ được thể hiện như thế nào trong bài?
Sản phẩm dự kiến:
- Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
- Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tình yêu.
Hoạt động 2: Nghệ thuật
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?
Tác dụng của thể thơ năm chữ trong việc miêu tả tình yêu người con gái?
Nhận xét cách ngắt nhịp, gieo vần của bài thơ?
Nhận xét giọng thơ được sử dụng trong tác phẩm?
Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Trình bày những biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ?
Sản phẩm dự kiến:
- Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng
- Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính
- Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ
- Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản,...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Điền Điền năm bao nhiêu?
A. 1964
B. 1965
C. 1966
D. 1967
Câu 2: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Sóng”?
A. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
B. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
C. Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng
D. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế
Câu 3: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ, Nhân hóa
D. Nghệ thuật đối lập
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Khổ thơ thứ 4 là một cách cắt nghĩa “rất Xuân Quỳnh” về quy luật của tình yêu. Em hiểu cách cắt nghĩa ấy như thế nào?
Câu 2: Kết cấu bài thơ dựa trên sự tương đồng giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó và hiệu quả thẩm mĩ từ nghệ thuật kết cấu của bài thơ.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 cánh diều