Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 9: Thực hành tiếng Việt (1)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Thực hành tiếng Việt (1). Thuộc chương trình Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CƯỚC CHÚ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Em hãy đọc lại bài Thủy tiên tháng Một và trả lời câu hỏi:
+ Xác định kí hiệu và tên đối tượng được chú thích ở cuối chân trang
+ Cách trình bày đoạn trích dẫn lấy từ nguồn tài liệu nào trong văn bản?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài tập về cước chú
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: Kẻ bảng sau vào vở, ghi những từ ngữ, nội dung có cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một vào các cột phù hợp:
Từ ngữ được giải thích nghĩa | Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ | Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích |
- Thái cực ... | - Ảnh của Quốc Trung ... | - Min-ne-xô-ta ... |
Sản phẩm dự kiến:
1. Cước chú
a) Phân biệt các loại từ ngữ, nội dung cần có cước chú
Từ ngữ được giải thích nghĩa | Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ | Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích |
- Thái cực - Đồng nhất - Cực đoan | - Ảnh của Quốc Trung - Thoai-lai Dôn (Thô-mát L.Phrítman, Nóng, Phẳng, Chật, Nguyễn Hằng dịch, NXB Trẻ, ,TP Hồ Chí Minh, 2016, trang 179 – 181). | - Min-ne-xô-ta - Dòng hải lưu - Nước trôi |
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (hai nhóm cặp đôi nhỏ gộp làm một nhóm lớn): Dựa trên quan sát về những cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một, hãy kẻ bàng sau vào vở và điền nội dung cần thiết vào ô trống:
Các thành phần của cước chú | Vị trí đặt cước chú | Nội dung cước chú | Ngôn ngữ của cước chú |
- Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích ... | - Chân trang ... | - Giải thích nghĩa của từ ngữ ... | - Ngắn gọn ... |
Sản phẩm dự kiến:
b) Đặc điểm cước chú
- Thành phần cước chú
- Vị trí đặt cước chú
- Nội dung cước chú
- Ngôn ngữ của cước chú
Các thành phần của cước chú | Vị trí đặt cước chú | Nội dung cước chú | Ngôn ngữ của cước chú |
- Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích - Tên của đối tượng được chú thích - Phần giải thích của tác giả hay của người biên soạn sách | - Chân trang - Cuối VB | - Giải thích nghĩa của từ ngữ, thuật ngữ - Cung cấp thông tin về xuất sử của đối tượng - Giải thích sự vật, hiện tượng được nói tới. | - Ngắn gọn - Rõ ràng |
……………………
Hoạt động 2: Bài tập về tài liệu tham khảo
Nhiệm vụ 1: Bài tập 5
- GV cho HS xem lại câu hỏi 5 ở phần Sau khi đọc (SHS trang 82) để hiểu rõ hơn về yêu cầu của bài tập: Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết VB này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.
Sản phẩm dự kiến:
a) Cách tác giả cung cấp thông tin
Việc cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo luôn được tác giả lưu ý, xem đó như một điều mang tính bắt buộc.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 6:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 6, trao đổi theo nhóm đôi để hoàn thành.
Sản phẩm dự kiến:
b) Cách ghi nguồn tài liệu tham khảo
Sắp xếp theo trật tự:
- Tác giả của tài liệu
- Thời gian xuất bản (đặt trong ngoặc đơn)
- Tên của tài liệu (in thẳng, đặt trong ngoặc kép nếu đó là một bài đăng trên báo, tạp chí hoặc in nghiêng, không đặt trong ngoặc kép nếu đó là một cuốn sách hay ấn phẩm độc lập)
- Nơi xuất bản (bản nào đăng hay nhà xuất bản nào in; nếu là báo điện tử thì phải ghi rõ đường link).
……………………………………..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Cước chú là gì?
A. là chứng cớ làm chỗ dựa vững chắc cho lập luận tăng thêm sức chính xác, thuyết phục cho luận cứ, luận điểm trong bài văn nghị luận.
B. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
D. là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.
Câu 2. Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ trong văn bản "Thủy tiên tháng Một" là:
A. Ảnh Kim Dung
B. Ảnh của Quốc Trung
C. Kim Dung
D. Nguyễn Vĩnh Nguyên
Câu 3: Tài liệu tham khảo là gì?
A. Tài liệu tham khảo là một thuật ngữ tổng quát để chỉ định danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng trong nghiên cứu của một chủ đề nhất định để xây dựng một tác phẩm bằng văn bản.
B. chú thích và dẫn chứng cho rõ thêm.
C. là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một bài nghiên cứu, tiểu luận, luận văn, luận án hay sách.
D. là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.
Câu 4: Trích dẫn trực tiếp là gì?
A. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
B. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
C. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.
Câu 5: Trích dẫn thứ cấp là gì?
A. là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
B. là hành động đề cập đến một cái gì đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu một nguồn thông tin.
C. là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
D. là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - B | Câu 3 - A | Câu 4 - C | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1. Hãy ghi cước chú cho một hoặc một số từ ngữ, đối tượng có trong VB “Thủy tiên tháng Một” theo lựa chọn của em (không thực hiện điều này với những từ ngữ, đối tượng đã được giải thích trong sách)
Câu 2. Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận về bài học rút ra sau khi văn bản Thủy tiên tháng Một, trong đó có sử dụng cước chú và tài liệu tham khảo.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối tri thức
NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi kì ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức
Đề thi kì ngữ văn 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức