Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 văn bản 1: Mời trầu

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 văn bản 1: Mời trầu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

VĂN BẢN 1: MỜI TRẦU

(14 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Em hãy xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Trả lời:

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Bố cục: Gồm 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại.

 

Câu 2: Nêu một vài hiểu biết của em về Hồ Xuân Hương?

Trả lời:

- Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương là con Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) nguyên quán làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái. Một cuộc đời không toại nguyện do số phận riêng và hoàn cảnh chung của xã hội. Bà từng sống trong cảnh tình duyên muộn màng, từng mang thân đi làm lẽ và từng sống trong cảnh góa bụa.

- Hồ Xuân Hương là một nữ lưu khá đặc biệt thời bấy giờ. Bà đi nhiều nơi, từng đặt chân tới nhiều miền quê của đất nước: từ Thăng Long sang Hà Tây thăm động Hương Tích, chùa Thầy, xuôi Bắc Ninh về Đèo Ba Dội ở Ninh Bình…Có thể nói đây là một hiện tượng hiếm thấy trong xã hội phong kiến.

- Hồ Xuân Hương thường giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ. Trong số đó có thể có cả Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, tức Nguyễn Du. Tất cả những điều này đều góp phần tạo nên một Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo.

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh Bà Chúa Thơ Nôm.

 

Câu 3: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mời trầu?

Trả lời: 

Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mời trầu thì hiện tại chưa có mốc thời gian hay hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên theo một số ghi chép thì bài thơ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.

 

Câu 4: Nhân vật trữ tình trong thơ là ai?

Trả lời:

Nhân vật trữ tình trong thơ chính là tác giả Hồ Xuân Hương.

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:

  1. a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
  2. b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả.

Trả lời:

  1. a) “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” nói về quan hệ ứng xử có chức năng thể hiện duyên phận của người phụ nữ, ngoài ra việc sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian không chỉ góp phần biểu đạt tư duy trí tuệ Việt Nam mà còn góp phần biểu đạt tình cảm tâm hồn dân tộc.
  2. b) “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” đại từ chỉ thị mang tính xác định “này” nói rõ miếng trầu là của Xuân Hương. Trước Hồ Xuân Hương dường như chưa ai tự xưng tên mình như Xuân Hương. Xem trong văn học thế kỉ XV, một người rất ý thức về vai trò cá nhân mình đối với vương triều phong kiến như Lê Thánh Tông cũng đã xuất hiện với tên riêng nhưng không phải tên riêng cá nhân mà là tên riêng triều đại:

Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự

Bát bách Cơ Chu lạc trị bình

(Cháu nay Hồng Đức gìn ngôi báu

Vận thịnh Cơ Chu nối nghiệp dày)

(Vua sáng tôi hiền)

 

Câu 2: Chỉ ra 1 từ láy, 1 từ ghép trong bài thơ trên?

Trả lời:

- Từ láy: nho nhỏ

- Từ ghép: Quả cau

 

Câu 3: Hình ảnh “quả cau và miếng trầu” trong câu thơ thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì? 

Trả lời:

Hình ảnh: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” là hình ảnh ẩn dụ chỉ ra thân phận nhỏ bé, số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

Câu 4: Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Qua hình ảnh miếng trầu, Xuân Hương đã thể hiện nỗi lòng khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm. Hình ảnh những miếng trầu nó không chỉ đẹp mắt, đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Miếng trầu của Xuân Hương hình thức không khác gì những miếng trầu bình thường nhưng về ý nghĩa thì lại chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự, là nỗi lòng của người con gái. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ. 

 

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ bằng một đoạn văn ( Khoảng 6-8 dòng).

Trả lời:

Qua bài Mời trầu Hồ Xuân Hương mới đầu thoạt nghe nhan đề gợi cho ta liên tưởng đến phong tục truyền thống xưa kia têm trầu, tục cưới xin nhưng bài thơ trên thể hiện khát khao tình yêu thực sự, khát khao hạnh phúc. Tiếng nói người phụ nữ, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh – ý thức về cá nhân và ý thức về giới. Lời mời trầu của Hồ Xuân Hương vừa tự nhiên vừa khiêm nhường vừa thể hiện sự ý thức về bản thân. Như trong một số bài ca dao khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người phụ nữ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). Qua đó gợi thương cảm tới những con người có niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, một tình yêu son sắc thủy chung.

 

Câu 2: Qua bài thơ Mời trầu em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. 

Trả lời: 

Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ. Có ba tiếng nói người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh. Từ đó cho thấy thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trước thực tại xã hội phong kiến. Tiếng nói cảm thương của thơ Hồ Xuân Hương hướng về những đau khổ riêng của người phụ nữ, những đau khổ về giới mình. Người phụ nữ trong xã hội xưa là những người luôn chịu thiệt thòi, bất hạnh, lỡ làng về duyên phận, người phụ nữ lấy chồng chung, người đàn bà chồng chết…Người phụ nữ phải chịu những nỗi khổ về vật chất và cả tinh thần nhưng sâu sắc hơn vẫn là những đau khổ về tinh thần. Những người phụ nữ khát khao xóa đi những hủ tục lạc hậu “trọng nam khinh nữ” khát khao bình đẳng, thoát khỏi bi kịch thân phận.

 

Câu 3: Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ?

Trả lời: 

Dưới sự hà khắc của chế độ xã hội phong kiến, người phụ nữ bị kìm kẹp, hạn chế về mọi mặt, họ phải chịu đủ mọi sự bất công, oan trái và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới. Và Hồ Xuân Hương chính là một trong số ít những người phụ nữ giám đứng lên để bày tỏ tiếng lòng của mình, để đòi lại sự tự do đẳng quyền cho phụ nữ. Khát khao đó của bà là nỗi khác khao mãnh liệt về tình yêu, về sự sắt son chung thủy và hạnh phúc. Nhưng chính xã hội phong kiến với những luật lệ hà khắc khiến cho những ước mơ hạnh phúc tưởng chừng như có thể kia lại trở nên xa vời với người phụ nữ, họ mong muốn được sống bên người mình yêu, ước mong có được một tình yêu trọn vẹn, thủy chung…nhưng tất cả đều chỉ là vô vọng.

 

Câu 4:  Anh chị hiểu thế nào về nội dung hai câu thơ:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

Trả lời: 

“Có duyên nhau thì thắm lại”: Nỗi lòng khát khao yêu thương, mong muốn có người bạn tình “phải duyên”, như miếng trầu kia có người ăn mà “thắm lại”. Đây rõ ràng là tâm sự của một cô gái vừa đến tuổi yêu, một cô gái thanh tân tươi tốt có trái tim nóng bỏng yêu thương và đang khao khát được đáp lại.

“Đừng như xanh lá, bạc như vôi” : Từ đó nàng bộc lộ mong ước tình duyên sẽ trọn vẹn, nàng sẽ gặp được người tâm đầu ý hợp, để nàng không phải lẽ loi, đơn côi, như miếng trầu không có người ăn mà: “xanh như lá, bạc như vôi”.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Qua bài thơ Mời trầu nói về thân phận của người phụ nữ thời xưa gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào của tác giả. Nêu tên tác phẩm và xuất xứ của bài?

Trả lời: 

- Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

- Xuất xứ: in trong hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập III, NXB Văn hóa Hà Nội, năm 1963.

 

Câu 2: Em hãy sưu tập những câu thơ, tục ngữ và ca dao nói về thân phận người phụ nữ thời phong kiến.

Trả lời:

- Bảy nổi ba chìm với nước non

                                              Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

(Bánh trôi nước)

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

 

- Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.



=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Đọc 1: Mời trầu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay