Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 9: Nghị luận văn học (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Nghị luận văn học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
ÔN TẬP BÀI 9. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (PHẦN 2)
Câu 1: Em hãy nêu một vài nét về tác giả Lê Trí Viễn?
Trả lời:
- Lê Trí Viễn (1919-2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xit trong nghiên cứu và đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.
- Năm 1945 ông thi đỗ triết học chuyển sang dạy ở trường Khải Định (Huế)
- Năm 1946 ông tham gia vào kháng chiến chống Pháp
- Tác phẩm: Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh (1986), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng (1981), Đến với thơ hay (1977),…
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn năm 2012
Câu 2: Vấn đề chính mà bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là gì?
Trả lời:
- Vấn đề chính mà bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là vẻ đẹp của nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.
Câu 3: Nêu các dấu hiệu hiện nhận biết thành phần biệt lập?
Trả lời:
+ Thành phần tình thái: Dựa trên thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề của người nói trong câu
+ Thành phần cảm thán: Dựa trên tâm lý, thái độ của người nói
+ Thành phần phụ chú: Nhận biết qua các dấu câu, giúp bổ sung thêm thông tin cho câu nói, có thể bỏ đi mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu
+ Thành phần gọi đáp: Dựa trên mối quan hệ giao tiếp trong câu
Câu 4: Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập có trong những câu sau:
- Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
- Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Trả lời:
- “Dường như”: thành phần tình thái thể hiện sự không chắc chắn
- “Thưa ông”: thành phần gọi đáp
“vất vả quá”: thành phần cảm thán
- “Tôi nghĩ vậy”: thành phần phụ chú
Câu 5: Văn nghị luận nghiêng về lí lẽ, bằng chứng nhưng cũng giàu tính biểu cảm. Hãy dẫn ra một đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao.
Trả lời:
Đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao:
Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết mình.
Câu 6: Theo tác giả, cái hay của truyện Lão Hạc thể hiện ở chỗ nào?
Trả lời:
Tác giả nghiệm ra rằng tác phẩm có hai điểm mà tác giả dụng công nhiều nhất đó là
- Ông đưa ra hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa lão Hạc qua hai lần gặp gỡ) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp)
- Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (lựa chọn giữa cái sống và cái chết cùng với những hệ lụy của chúng)
Câu 7: Tìm những chi tiết điển hình trong “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” minh chứng cho luận đề của tác giả đưa ra?
Trả lời:
- “Nam Cao chỉ để Lão Hạc tiếp xúc với ông giáo cả thảy hai lần”
- “Toàn bộ câu chuyện là do nhân vật “tôi” – ông giáo – kể lại hai lần gặp gỡ chủ yếu của mình với lão Hạc, ngoài ra còn hai lần khác nữa: lần nói chuyện với vợ và lần nói chuyện với Binh Tư”.
- “Như vậy hầu như từ đầu đến cuối truyện toàn thấy các cuộc trò chuyện mà thôi”
- “Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật, tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn của lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. Đó là việc giải quyết cái sống và chết”
Câu 8: Điểm mà tác giả phát hiện ra sau “cách thức trò chuyện” trong “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” là những gì?
Trả lời:
Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" là: các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình: một bên là người già cả đầy âu lo, toan tính một cách tội nghiệp theo tinh thần khắc kỉ và lòng bác ái Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thương, chia sẻ, muốn an ủi, vỗ về,...
Câu 9: Văn bản “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” giúp em hiểu sâu sắc hơn điều gì về truyện ngắn Lão Hạc?
Trả lời:
Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật tiềm ẩn trong truyện ngắn Lão Hạc. Cụ thể hơn là về việc thông qua hoạt động giao tiếp tác giả đã khắc họa tính cách nhân vật, diễn biến tâm trạng, tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).
Câu 10: Em có nhận xét gì về những luận điểm của tác giả sau khi đọc truyện Lão Hạc?
Trả lời:
- Những luận điểm được đưa ra đã khai thác một cách nhìn khác về truyện ngắn Lão Hạc không chỉ nhìn vào sự cảm động nhất thời mà đi vào chiều sâu của câu chuyện giữa tình cha con, tình hàng xóm và nỗi khổ tâm của lão Hạc.
Câu 11: Từ luận điểm của bài Chiều sâu của truyện Lão Hạc em hãy viết một đoạn văn về văn hóa giao tiếp ứng xứ xử trong xã hội hiện nay?
Trả lời:
Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng không ít người chưa biết cách ứng xử, khi có tiền thì tỏ thái độ hách dịch, trịch thượng, vào một quán ăn thì quát nạt người phục vụ, rồi tỏ vẻ ta đây có tiền là khách vip phải cung phụng chu đáo. Bởi họ luôn nghĩ người có tiền là người có quyền. Nhiều người có chút kiến thức, đã tưởng mình thần thánh lắm rồi, đi đâu cũng tỏ vẻ hay chữ, rồi coi thường người khác vô học này nọ. Mở mồm ra là chê bai người khác thiếu giáo dục. Nhưng thực chất chính họ đang thiếu văn hóa hơn ai hết, bởi họ là người có học mà cũng như không học. Cách cư xử có được cũng do quá trình rèn dũa uốn nắn từ bé của cha mẹ, người thân. Những người có nền giáo dục tốt, cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực hướng con cái tới điều hay lẽ phải. Thì những người con trong gia đình đó khi lớn lên cũng sẽ trở thành những người có cách ứng xử văn hóa, lễ nghĩa.
Câu 12: Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết thành phần đó? Các thành phần phụ chú đó được dùng làm gì?
- a) Trên nền im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa – tiếng suối…(Lê Trí Viễn)
- b) Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát. (Lê Trí Viễn)
- c) Vậy là không cần hành động, không cần biến cố (hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa), tác giả để cho tính cách nhân vật hiện lên qua hai cuộc trò chuyện, nhờ vào đó để triển khai tâm tưởng bề sâu của nhân vật. (Văn Giá)
Trả lời:
- a) Thành phần phụ chú: tiếng suối. Xác định được do trước nó có dấu "-". Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- b) Thành phần phụ chú: tiếng suối và tiếng hát. Xác định được do được đánh dấu bằng dấu hai chấm. Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- c) Thành phần phụ chú: hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa. Xác định được do được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn. Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
Câu 13: Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.
- a) May ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam)
- b) Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. (Lưu Quang Hưng)
- c) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà khong dám nói. (Ngô Tất Tố)
- d) Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. (Thạch Lam)
- e) Trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế. Nói cách khác, thơ Trần Tế Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài. (Nguyễn Hữu Sơn)
Trả lời:
- a) Thành phần tình thái: may ra, có lẽ. Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.
- b) Tìm thành phần chuyển tiếp: Trước hết, thứ đến. Thành phần chuyển tiếp được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.
- c) Thành phần tình thái: hình như. Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.
- d) Tìm thành phần chuyển tiếp: chắc. Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.
- e) Tìm thành phần chuyển tiếp: Nói cách khác. Thành phần chuyển tiếp được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.
Câu 14: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
- a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
- b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- c) Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
(kim Lân, Làng)
Trả lời:
- a) Thành phần tình thái: có lẽ
- b) Thành phần cảm thán: Chao ôi
- c) Thành phần tình thái: Chả nhẽ
Câu 15: Hãy dẫn ra một đoạn văn trong Vẻ đẹp bài thơ Cảnh khuya cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ.
Trả lời:
Bằng việc so sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya của Bác với tiếng suối trong bài thơ của Bạch Cư Dị, Thế Lữ và tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi, tác giả đã làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác. Nếu tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị và Nguyễn Trãi nghe nhưng tiếng đàn, tiếng suối trong thơ Thế Lữ trong như nước ngọc tuyền thì tiếng suối trong thơ Bác lại là một tiếng hát, một tiếng hát trong trẻo, một tiếng hát như một hồi âm vọng về gợi lại trong kí ức. Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.
Câu 16: Qua Vẻ đẹp bài thơ Cảnh khuya, Chỉ ra một ví dụ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung chính của một phần lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong đó.
Trả lời:
- Ví dụ: Phần 2 có nội dung chính là phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.
- Lí lẽ:
+ Câu thơ vang lên hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát.
+ Tiếng suối rất trong ấy văng vẳng mơ hồ như một tiếng hát từ xa vọng lại.
+ Dù sao đó vẫn là một hồi âm, một tưởng tượng mĩ lễ xứng đáng với một tâm hồn đẹp và một cảnh khuya tao nhã.
- Dẫn chứng:
+ Tác giả so sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya với tiếng suối trong các bài thơ khác như tiếng suối trong bài Côn Sơn của Nguyễn Trãi, tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị.
Câu 17: Trước và sau khi đọc văn bản nghị luận này, cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya có gì khác nhau? Chỉ ra nguyên nhân tạo nên sự khác biệt ấy.
Trả lời:
Trước và sau khi học văn bản nghị luận này, em cảm thấy có sự khác biệt rất lớn trong em về cách cảm nhận bài thơ này. Qua văn bản, em cảm nhận sâu hơn cái hay của bài thơ, rõ nét hơn dụng ý của Bác trong mỗi câu thơ, cái tài của Bác trong nghệ thuật dùng từ. Bài phân tích của tác giả Lê Trí Viễn xoáy sâu và nội dung vào từng từ ngữ, kết hợp với sự tưởng tượng của mình, ông đã tái hiện được hết vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cảnh khuya, những cái hay ẩn sâu trong bài thơ Cảnh khuya.
Câu 18: Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ trong Vẻ đẹp bài thơ Cảnh khuya chủ yếu bằng cách nào?
Trả lời:
Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ chủ yếu bằng cách tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên có ánh trăng và cổ thụ, khóm hóa. Từ đó, cảm nhận vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Câu 19: Một trong những cách bình luận thơ là so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề. Em hãy nêu nhận xét về tác dụng của cách bình luận đó trong phần 2 văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya".
Trả lời:
Bằng việc so sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya của Bác với tiếng suối trong bài thơ của Bạch Cư Dị, Thế Lữ và tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi, tác giả đã làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác. Nếu tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị và Nguyễn Trãi nghe nhưng tiếng đàn, tiếng suối trong thơ Thế Lữ trong như nước ngọc tuyền thì tiếng suối trong thơ Bác lại là một tiếng hát, một tiếng hát trong trẻo, một tiếng hát như một hồi âm vọng về gợi lại trong kí ức. Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.
Câu 20: Em hãy “vẽ” nhân vật lão Hạc bằng lời hoặc bằng một nét khắc họa ngoại hình của lão Hạc trong truyện Lão Hạc?
Trả lời:
- Các em có thể dùng bút vẽ lại ngoại hình
- Hoặc “vẽ” lại bằng lời như sau: nhân vật lão Hạc có dáng người gầy ốm, đôi mắt nhăn nheo, khuôn mặt khắc khổ.