Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 1. NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (PHẦN 2)

Câu 1: Khổ thơ thứ 2 bài Nhớ đồng có cách gieo vần như thế nào? Em hãy nhận xét cách gieo vần đó?

Trả lời:

Câu thơ thứ nhất, thứ hai và thứ tư có cùng vần ui, các câu thơ có nhịp 4/3

Câu 2: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Trả lời:

  • Bài thơ thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
  • Thể hiện qua việc:

+ Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

+ Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

 

Câu 3: Trình bày bố cục của bài thơ Nhớ đồng?

Trả lời:

Bố cục:3 phần

  • Phần 1 (Từ đầu đến "thiệt thà"): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến "ngát trời"): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
  • Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

 

Câu 4: Nêu khái niệm từ tượng hình.

Trả lời:

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật.

Câu 5: Nêu khái niệm từ tượng thanh.

Trả lời:

Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế.

Câu 6: Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

Trả lời:

- Mang giá trị biểu cảm cao

- Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể.

 

Câu 7: Xác định thể thơ của bài Trong lời mẹ hát?

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 8: Bài thơ “Trong lời mẹ hát” được viết theo vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định điều đó?

Trả lời:

  • Bài thơ được viết theo vần cách.
  • Khổ 1: Từ cuối của câu 2 vần với từ cuối câu 4: ào – ao
  • Khổ 2: từ cuối của câu 2 vần với từ cuối câu 4: anh – xanh
  • …..

Câu 9: Hình ảnh nhân vật người Mẹ được tái hiện như thế nào qua bài thơ “Trong lời mẹu hát”?

Trả lời:

Nhân vật người mẹ được tái hiện trong đoạn trích là một người tần tảo nuôi con qua tháng năm, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru, qua hình dáng nhỏ nhắn, qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất.

 

Câu 10: Nhận xét về giọng điệu cũng như cảm xúc của bài thơ Trong lời mẹ hát?

Trả lời:

Bài thơ được viết với giọng điệu nhẹ nhàng cảm xúc sâu lắng thấm thía.

Câu 11: Trong bài thơ Nhớ đồng, vì sao tiếng hò vọng vào nhà tù lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?

Trả lời:

Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Tiếng hò có sức gợi cảm như vậy bởi:

  • Tiếng hò ở đây là tiếng thương nhớ quê hương, nó được lặp lại nhiều lần giúp tô đậm cảm xúc triền miên vì nỗi nhớ da diết:
  • “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
  • Hiu quạnh bên sông một tiếng hò”
  • Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa, giữa bến sông, cánh đồng trắng. Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
  • Tiếng hò còn chính là tiếng đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả. Một tiếng hò cất lên mà biết bao kỉ niệm thuở yên vui tràn về, gợi bao nỗi nhớ khắc khoải, da diết.
  • Từ đó càng diễn tả được cõi lòng hoang vắng của nhân vật trữ tình vì cách biệt với thế giới bên ngoài, nỗi cô đơn, hiu quạnh của người tha thiết yêu đời

Câu 12: Nêu cảm nghĩ của em về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ trong bài “Nhớ đồng”.

Trả lời:

Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do được bày tỏ chân thành và xúc động qua sự hồi tưởng về cuộc đời của chính mình:

  • Trước khi giác ngộ lí tưởng: vô định, băn khoăn, quanh quẩn (câu 31 -> câu 34).
  • Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng: say mê, vui sướng, hạnh phúc (câu 35 -> câu 38).
  • Quay về hiện tại: buồn thảm vì bị giam cầm và khát khao trở lại với cuộc đời cách mạng tự do, cháy sáng.
  • Trung thành với lí tưởng cách mạng, khát khao tự do và khát khao hành động cháy bỏng

Câu 13: Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Những chiếc lá thơm tho.

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

Văn bản kể về kỉ niệm tuổi thơ của cháu cùng câu chuyện về những chiếc lá bên bà. Và tình yêu thương sâu sắc của cháu dành cho người bà yêu quý của mình. Bài Những chiếc lá thơm để lại dấu ấn trong lòng độc giả những cảm xúc khó quên về tình cảm gia đình.

- Giá trị nghệ thuật: 

  • Ngôn từ giản dị, đời thường, dễ đi vào lòng người. 
  • Cột truyện bình dị, không có nút thắt, cao trào nhưng để lại trong lòng độc giả những cảm xúc chân thực về cuộc sống hạnh phúc gia đình.

Câu 14: Em hãy nêu nội dung chính của bài Những chiếc lá thơm tho

Trả lời:

Nội dung chính: kỉ niệm của cháu khi được bà bày cách làm đồ chơi bằng những chiếc lá, kỉ niệm về những lần bị ốm với nồi thuốc lá xong và cả những kỉ niệm buồn vui cuộc đời. Văn bản nói về kỉ niệm tuổi thơ của cháu cùng câu chuyện về những chiếc lá bên bà. Và tình yêu thương sâu sắc của cháu dành cho người bà yêu quý của mình.

Câu 15: Giới thiệu tác giả Lý Hữu Lương

Trả lời:

  1. Tiểu sử

- Đại úy, nhà thơ Lý Hữu Lương là người dân tộc Dao. 

- Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại bản Khe Rộng - bản của người Dao quần chẹt trên núi Bàn Mai (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

- Lý Hữu Lương là con em dân tộc Dao. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị Bắc Ninh, anh về công tác tại Quân khu 2. 

- Anh từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2, hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. 

- Vừa công tác nhưng cũng rất đam mê sáng tác, Lý Hữu Lương trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, anh là Biên tập viên thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

  1. Đặc điểm sáng tác

- Trong những sáng tác của mình, Lý Hữu Lương sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc, nhiều phương ngữ, thổ ngữ, cho ta thấy tâm hồn anh thấm đẫm tình yêu cội nguồn. 

- Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao. Để từ tình yêu Dao tộc, cho ta những khao khát khám phá tới những tộc người khác trong đại gia đình Việt. Đọc và hiểu thơ anh không dễ, bởi phong thái rắn rỏi, giàu chất liệu vùng cao, nhất là về đời sống tộc người, thổ ngữ, phong tục, sinh hoạt văn hóa và canh tác… vậy nên đòi hỏi người đọc cần phải có sự trải nghiệm. 

  1. Các tác phẩm nổi bật và giải thưởng tiêu biểu

- Theo nhà thơ Lý Hữu Lương cho biết, tác giả đến với thơ và bắt đầu viết thơ từ khi còn đang là học viên của Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh) và bài thơ đầu tay của anh được đăng tải trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. 

- Từ trước tới nay, Lý Hữu Lương luôn dành thời gian để viết và đã xuất bản được một số tác phẩm tập thơ như: “Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San” (2013), trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016) và tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020).  “Yao” là tập thơ được anh xuất bản năm 2021, sau gần 10 năm ấp ủ, xây đắp.

- Lý Hữu Lương đã xuất bản 4 đầu sách, trong đó có tập thơ “YAO” là tiêu biểu nhất. 

- Lý Hữu Lương vừa được trao Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ Nhất năm 2021 của Hội Nhà văn Việt Nam.

 

Câu 16: Bài thơ Nhớ đồng ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

  • Năm 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
  • Ngày 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • Vị trí: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939.

Câu 17: So sánh từ tượng hình, từ tượng thanh.

Trả lời:

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

Giống

- Đều có chức năng gợi hình và mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động như trong cuộc sống nên có giá trị biểu cảm cao.

- Thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

- Phần lớn, từ tượng hình và từ tượng thanh là những từ láy.

- Mỗi khi xuất hiện trong thơ, nó khiến cho thơ giàu hình tượng, cảm xúc thơ ấn tượng, thi vị, gần gũi với âm nhạc.

Khác

Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật

Mô phỏng âm thanh trong thực tế

Câu 18: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.

Trả lời:

Phân biệt ý nghĩa tượng thanh tả tiếng cười:

- Ha hả: cười thành tiếng rất to, rất sảng khoái.

- Hì hì: cười tiếng nhỏ có ý giữ thái độ.

- Hô hố: cười to, có vẻ thô lỗ.

- Hơ hớ: cười thoải mái vui vẻ, không che đậy, giữ gìn. 

Câu 19: Tìm từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Phân tích tác dụng biểu đạt của từ tượng hình đó.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái lặng yên Tây Hồ.

Trả lời:

- Từ tượng hình: la đà

- Tác dụng:

+ Gợi làn gió thu nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc.

+ Góp phần thể hiện bức tranh không gian thanh bình, thơ mộng.

Câu 20: Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ  được sử dụng trong khổ thơ thứ 7 và ý nghĩa  của nó?

Trả lời:

  • Nhân hóa: Thời gian chạy qua tóc mẹ
  • Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao
  • Nhấn mạnh thời gian trôi qua kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình thương, biết ơn của con đối với mẹ.

Câu 21: Từ nội dung bài thơ anh chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ nói về ý nghĩa lời ru của mẹ với đời sống con người?

Trả lời:

Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của mẹ đối với con mình. Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con.

- Lời ru của mẹ được hấp thu từ mạch nguồn truyền thống yêu thương tình nghĩa từ bao đời của dân tộc ta.

- Ý nghĩa của lời ru: Là lời khuyên nhủ, dạy bảo, lời yêu thương, trân quý, là lời dặn dò và lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ hiện đại, một số bộ phận các bà mẹ trẻ không thuộc những lời bài hát ru và chưa ru con theo cách truyền thống.

- Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru của mẹ, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử.

* Bài học nhận thức hành động: Sau này xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái duy trì nòi giống, em cùng người thân trong gia đình sẽ hát ru con bằng những giai điệu dân ca ngọt ngào và ấm nồng nhân nghĩa và đạo lí của người Việt Nam.

 

Câu 22: Tìm một số bài thơ, ca dao tục ngữ nói về tình mẫu tử?

Trả lời:

Ca dao 1:

Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Ca dao 2:

Ôm con mẹ đếm sao trời

Đếm hoài không hết một đời long đong.

Bài thơ : “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy

"Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua …

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"

Câu 23: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Trả lời:

  • Đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo năm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Họ chất phác và bền bỉ như đất đai. Không gian sau nỗi nhớ thật bình dị thân thuộc, khắc khoải một tâm trạng kiếm tìm, nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp của nhà thơ. Làng quê hiện về trong kí ức với hương của đất, bóng mát lũy tre làng, sắc xanh nao lòng của mạ và vị ngọt bùi khoai sắn gợi một cảm giác thật bình yên, đáng yêu đáng quí.
  • Những hình ảnh đó giúp ta hình dung được nỗi nhớ của tác giả cũng như thể hiện được bức tranh sinh động về cảnh vật qua nỗi nhớ mà tác giả đã thể hiện giúp ta hiểu sâu sắc hơn về nội dung của bài.

Câu 24: Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu.

Trả lời:

  1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu

Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thơ Tố Hữu quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh thần của dòng giống Lạc Hồng bất khuất.

Ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.

  1. Thân bài
  2. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.

Tiếng hò được lặp lại nhiều lần. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh

Không gian đồng vắng

Thời gian trưa vắng

Hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn

- Lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài

- Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

Sự lặp lại → nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → triền miên vì nỗi nhớ da diết.

- Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả:

Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen. → Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương → bị ngăn cách.

- Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

Những lưng cong xuống luống cày

Những bàn tay vãi giống

Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc → linh hồn đã khuất.

- Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

- Nhớ đến bản thân mình:

Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.

“Rồi một …ngát trời”

→ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi ⇒ càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

  1. Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu

- Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ:

Từ tiếng hò gợi nỗi nhớ đồng quê tha thiết: Hình ảnh đồng quê hiện lên đậm đà với: cồn thơm, ruộng tre mát, mạ xanh mơn mởn, khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc → những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thương nay đã trở nên xa cách.

Nỗi nhớ bao con người thân thuộc: từ cảnh sắc bóng dáng con người → người mẹ già nua → nhớ chính mình

Nỗi nhớ trải dài từ hiện tại trở về quá khứ → hiện tại

⇒ nhớ, tràn ngập xót thương → không chỉ buồn đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại ⇒ niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do.

  1. Kết bài

Đây là bài thơ hay, giàu cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ khao khát tự do và hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.

Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ

Câu 25: Phân tích tác phẩm Chái bếp

Trả lời:

Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã đưa em về với thế giới tuổi thơ, với chái bếp vương khói đong đầy những kỉ niệm ấm áp. Những nhung nhớ ùa về, cùng với những kỉ niệm không quên của tác giả khiến hình ảnh chái bếp hiện lên chân thật làm sao.

Chái bếp là một bài thơ bảy chữ gồm năm đoạn văn. Hai đoạn đầu là hình ảnh chái bếp hiện lên với hình ảnh mẹ cha tần tảo. Ba khổ sau chái bếp được hiện lên với thật nhiều hình ảnh và âm thanh sống động. Những hình ảnh chái bếp hiện lên như luôn nằm trong tâm trí tác giả. Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chài bếp thân thương này. Những âm thanh với tiếng cười nói, tiếng khóc của những đứa trẻ trên nôi khiến cho căn bếp lúc nào cũng nhộn nhịp. Từ những lời thơ đầu tiên, hình ảnh chái bếp hiện lên với ngọn khói lập lờ qua nồi cám của mẹ, rồi lại trải dài qua nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp như hiện lên thật sinh động. Tác giả miêu tả cái chái bếp, từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian, khiến cho mọi hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị. Rất nhiều điệp từ “cho” xuất hiện như nhấn mạnh cái hoài niệm, cái nhớ nhung da diết mà tác giả đã từng trải qua trong chái bếp thân thuộc này. “Cho” cũng như là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp mà căn chái bếp đã mang lại cho kí ức tuổi thơ của chính tác giả. Cả bài thơ là những tình cảm thắm thiết nhất mà tác giả dành cho cái chái bếp nhà mình. Tác giả yêu, nhớ từng hình ảnh về ngọn khói lập lờ, có thần bếp, có hình ảnh tiếng khóc tiếng cười và có cả bầu trời kí ức tuổi thơ của thơ tác giả. 

Đọc xong bài thơ em càng thêm yêu những kí ức tuổi thơ mình có, trân trọng những từng kỉ niệm bên những hình ảnh, âm thanh thân thuộc như tràn đầy trong trái tim mỗi đứa trẻ. Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.

Câu 26: Đọc đoạn trích sau và tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về từ tượng hình, từ tượng thanh.

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

(Lão Hạc, Nam Cao)

Trả lời:

- Từ tượng hình: co rúm, ngoẹo, móm mém, mếu.

- Từ tượng thanh: hu hu.

à Nhận xét: Không phải từ tượng hình, từ tượng thanh nào cũng là từ láy.

Câu 27: Viết đoạn văn về chủ đề quê hương, trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

Trả lời:

Mùa thu trên quê tôi mang lại một cảm giác thoải mái nhất. Với tiết trời miền Bắc, có lẽ mùa thu là mùa của những cơn gió và lá bay. Trên mọi nẻo phố, góc đường lá bay xào xạc, tạo nên những âm thanh nghe rất vui tai. Thêm vào đó là những làn gió thu trong veo, nhẹ nhàng khẽ lướt qua chỉ khiến làn tóc em nhẹ tung trong gió. Trên các tán lá, mấy chú chim vẫn đua nhau hót ríu rít vang lừng cả khu phố. Đám trẻ con ngày nào đi học về cũng tíu tít rủ nhau ra đầu ngõ chơi bắn bi. Những bước chân lon ton, những tiếng nói cười khanh khách vang dội cả khung trời. Đó là tất cả những gì khiến tôi yêu mùa thu quê tôi đến vậy.

- Từ tượng hình: lon ton.

- Từ tượng thanh: xào xạc, ríu rít, tíu tít, khanh khách.

Câu 28: Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng các từ đó.

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...

Trả lời:

- Các từ tượng hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Cái hay:

+ Các từ tượng hình làm cho câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm và giàu giá trị biểu đạt hơn.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp nhanh nhẹn, đáng yêu, hồn nhiên của chú bé Lượm trên đường đi giao liên.

Câu 29: Tóm tắt tác phẩm “Chài bếp”

Trả lời:

Tác giả đang nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ bên căn chái bếp. Muốn được trở về khoảng thời gian đó, được một lần nữa trải nghiệm những hoạt động bên căn chái bếp. Ở đó có những kỷ niệm thân quen, bên những người thân yêu của tác giả. Nhớ về căn chái bếp có những ngọn khói đang bốc lên trong nồi cám đang đun dở của mẹ. Hàng ngày mẹ vẫn ngồi bên cạnh bếp lửa để đun nồi cám lợn, chái bếp vẫn nằm lặng im bên cạnh ngắm những làn khói đung đưa, bên nồi cám đang sôi ùng ục. Đó là những hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng tác giả vẫn nhớ như in. Căn chái bếp còn in dấu hình ảnh của người cha đang làm những cánh cung trong chái bếp. Mỗi một hoạt động của các thành viên trong gia đình, mỗi một sự kiện lớn nhỏ đều gắn liền bên căn chái bếp. Căn chái bếp vẫn nằm đó, hàng ngày trải qua nắng mưa cùng sự phai mòn của thời gian. Những căn nhà nhiều gian khi xưa, nhưng không bao giờ thiếu căn chái bếp. Ở đó có cả thần bếp đang canh bếp lửa, có những con người nông dân tần tảo, một nắng hai sương vất vả sớm chiều. Xung quanh chái bếp là khung cảnh nhộn nhịp sôi động với những tiếng cười khóc của những đứa trẻ trên nôi, là những người đi về với tổ tiên. Tiếng lửa đượm sương giá, tiếng ngô xay của mẹ đều là những hình ảnh thân thuộc bên căn chái bếp. Bây giờ khi lớn lên, những hình ảnh đó đã không còn nữa, tác giả tha thiết muốn trở lại nơi đây. Nơi có căn chái bếp gắn liền với những tình cảm thân yêu của tác giả. 

Câu 30: Tóm tắt “Những chiếc lá thơm tho”

Trả lời:

Hình ảnh về người bà hiền dịu và những chiếc lá thơm tho đã gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Từ những chiếc lá, có thể làm ra đủ mọi con vật ngộ nghĩnh với nhiều hình thù khác nhau và còn có những thứ đồ vật thân thuộc. Tác giả nhớ về khoảng thời gian khi mình bị ốm, chính những chiếc lá này được bà nấu ra những nồi lá xông giúp cháu nhanh hết bệnh hơn. Sau này khi lớn lên có rất nhiều thứ thuốc tốt hơn rất nhiều và có các loại tinh dầu chữa khỏi ốm, nhưng vẫn không tốt bằng những loại lá mà được bà nấu khi xưa. Đôi khi không chỉ là nồi nước xông mà ở đó còn có cả sự chăm sóc, yêu thương của bà khi mà tác giả bị ốm. Những chiếc lá qua bàn tay của bà tạo nên những hương thơm, nó quanh quẩn trong tâm trí của tác giả và đi theo tác giả từ lúc còn nhỏ đến tận khi tác giả lớn lên. Người bà không chỉ đưa những chiếc lá vào ký ức tuổi thơ của người cháu mà còn trong cả ký ức của người chồng, của ông tác giả. Trước khi ông mất, bà như dự đoán được điều gì đó nên đã lặng lẽ phơi những mẻ lá tràm. Bà không khóc lóc hay quá đau buồn mà bà muốn làm một cái gì đó, để khi ông mất đi có thể nằm lên những hương thơm êm dịu. Tình cảm của ông bà dành cho nhau đầy sự hạnh phúc và yêu thương. Bây giờ, khi cầm những chiếc lá trên tay, những ký ức về bà và về những chiếc lá thơm tho vẫn còn in đậm trong tâm trí của tác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay