Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 8 văn bản 1: Chuyến du hành về tuổi thơ

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 văn bản 1: Chuyến du hành về tuổi thơ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 8: CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚI

VĂN BẢN 1: CHUYẾN DU HÀNH VỀ TUỔI THƠ
(10 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.

Trả lời:

- Tác giả: Trần Mạnh Cường

- Tác phẩm: trích từ trang web https://www.nxbtre.com.vn/diem-tin/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-33821.html, 08/9/2022)

 

Câu 2: Văn bản gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Trả lời:

- Văn bản gồm có ba phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”): Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách, giá trị của cuốn sách.

+ Phần 2 (Tiếp đến “ tội danh người lớn”): Dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của cậu bé Mùi và kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

+ Phần 3 (Còn lại): Tác giả tự chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành.

 

Câu 3: Nội dung chính của văn bản này là gì? 

Trả lời:

- Nội dung chính của văn bản là nói về những điều kì diệu xung quanh cuộc sống của cậu bé Mùi và các bạn của cậu. Đó là khoảng thời gian tuổi thơ tươi đẹp, là dấu ấn của sự trưởng thành.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nội dung chính được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Nội dung chính được thể hiện qua những chi tiết:

+ “Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”.

+ “Bởi vậy, cậu bé quyết định sẽ lấp đầy những ngày buồn tẻ bằng những “phi vụ” nghịch ngợm mà cũng hết sức đáng yêu.”

 

Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản, phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản là thuyết minh.

- Tác dụng: Sa-pô giữ vai trò dẫn dắt, các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 giữ vai trò khai triển, đưa ra các thông tin, luận điểm về quãng thời gian trưởng thành của em bé Mùi trong truyện, kết hợp với yếu tố biểu cảm để tạo sự tò mò.

 

Câu 3: Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Trả lời:

Cách đặt nhan đề của tác giả đã gây ấn tượng, chạm đến cảm xúc, gợi sự tò mò của người đọc về văn bản.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và chỉ ra mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng).

Trả lời:

Đọc văn bản trên, ta có thể thấy được rất nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Đó là sự bồi hồi, đắm mình, vui sướng, ngỡ ngàng, lắng đọng, chiêm nghiệm. Người viết đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Dù chưa được đọc đầy đủ cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ nhưng qua văn bản của người viết, ta cũng có thể cảm nhận được điều mà cuốn sách muốn truyền tải. Như vậy, mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy để bày tỏ sự yêu thích, tình cảm, những cung bậc cảm xúc của tác giả khi đọc tác phẩm.

 

Câu 2: Mục đích viết của văn bản này là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào? (trả lời hai câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 dòng).

Trả lời:

Mục đích của văn bản này là kể về câu chuyện tuổi thơ của cậu bé Mùi và cách cậu lớn lên cùng với những người bạn của mình (Hải cò, con Tủn và Tí sún), thông qua tác phẩm ‘Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh. Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã giúp cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn, như những lời tâm tình của trẻ con, từ đó thể hiện được sự chiêm nghiệm và hồi ức về tuổi thơ giúp người đọc dễ đồng cảm, thấu hiểu, đồng thời truyền đạt cảm xúc tới người đọc dễ dàng hơn.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong văn bản có câu “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự là một tác phẩm nhỏ xinh cho những ai mong muốn được trở về những ngày tháng xưa, được lắng động vài giây để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi người”, câu nói trên gợi cho em những suy nghĩ gì về ký ức tuổi thơ?

Nếu như được đặt tên khác cho cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh, em sẽ đặt tên như thế nào?

Trả lời:

Em có thể tham khảo gợi ý sau:

Trong văn bản có câu “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự là một tác phẩm nhỏ xinh cho những ai mong muốn được trở về những ngày tháng xưa, được lắng động vài giây để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi người”, câu nói trên gợi cho em rất nhiều suy nghĩ, cảm xúc về ký ức tuổi thơ. Đó là sự mừng rỡ khi thấy mẹ đi chợ về mua cho đồ ăn ngon, là sự sung sướng khi thắng được các trò chơi mà bạn bè trong xóm tổ chức, là cái tiếc ngẩn tiếc ngơ khi đánh mất món đồ mình yêu thích, là nỗi buồn khi đi học bị điểm kém,… Tất cả đã tạo nên cho em những kỷ niệm tuổi thơ với đầy đủ cung bậc cảm xúc, chất chứa bao hoài niệm.

 

Nếu như được đặt tên khác cho cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh, em sẽ đặt tên là “Cuộc hành trình vượt thời gian” hoặc “Chuyến tàu ký ức”.

 

Câu 2: Dựa vào nội dung văn bản và cảm nhận của em về cuốn Cho tôi một vé đi tuổi thơ, hãy thiết kế một áp phích để giới thiệu cuốn sách này với bạn bè.

Trả lời:

Em có thể tham khảo thiết kế sau:



 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 8 Đọc 1: Chuyến du hành về tuổi thơ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay