Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều Bài 1: Giới thiệu về cơ chế phản ứng và các tiểu phân trung gian trong phản ứng hoá học hữu cơ
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1 Bài 1: Giới thiệu về cơ chế phản ứng và các tiểu phân trung gian trong phản ứng hoá học hữu cơ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 12.1: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG VÀ CÁC TIỂU PHÂN
TRUNG GIAN TRONG PHẢN ỨNG HÓA HỌC HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.
- Trình bày được cách phân cắt đồng li liên kết cộng hóa trị tạo thành gốc tự do, cách phân cắt dị li liên kết cộng hóa trị tạo thành carbocation và carbanion.
- Nêu được vai trò và ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người, độ bền tương đối của các gốc tự do, carbocation và carbanion.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SGK và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan.
Năng lực hóa học:
- Năng lực nhận thức hóa học:
- Biết khái niệm về cơ chế phản ứng và nhận thức được tầm quan trọng hiểu biết cơ chế phản ứng, đặc biệt đối với phản ứng hữu cơ.
- Nhận thức được một số thành tố liên quan đến cơ chế phản ứng như:
- Phân cắt đồng li liên kết cộng hóa trị tạo thành gốc tự do, phân cắt dị li liên kết cộng hóa trị tạo thành carbocation và carbanion.
- Độ bền tương đối của các gốc tự do, các carbocation và carbanion.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Ý thức được tầm quan trọng của gốc tự do: vai trò trong cơ thể con người, một số ảnh hưởng tiêu cực của gốc tự do đến sức khỏe và một số biện pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực này.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động.
- Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: Gợi ý HS về tầm quan trọng của hiểu biết cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ; nêu được các mục tiêu chính của bài học.
b. Nội dung: HS nhớ lại một số phản ứng hữu cơ đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự khác nhau trong một số phản ứng hóa học hữu cơ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu vấn đề: Phương trình hóa học của phản ứng giữa ethylene và hydrogen bromide như sau:
CH2=CH2 + HBr → CH3-CH2-Br
- GV nêu câu hỏi: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng hay phản ứng tách? Hãy dự đoán cách hình thành sản phẩm CH3CH2Br.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:
+ Phản ứng trên là phản ứng cộng.
+ Đầu tiên, H+ trong HBr liên kết với 1 trong 2 nguyên tử C, tiếp theo, ion Br- sẽ hình thành liên kết với sản phẩm vừa tạo thành.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chưa kết luận đúng sao mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của bạn là đúng hay sai cũng như nghiên cứu thêm về khái niệm, vai trò của cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 1: Giới thiệu về cơ chế phản ứng và các tiểu phân trung gian trong phản ứng hóa học hữu cơ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cơ chế phản ứng
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cơ chế phản ứng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 6, 7 sách CĐHT, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Cho biết cơ chế phản ứng hóa học là gì. - GV kiểm tra xem HS hiểu bài hay chưa thông qua câu hỏi: Cách biểu diễn sau về tương tác giữa methane và chlorine có phải là thể hiện cơ chế phản ứng không? Vì sao? - GV tổ chức cho HS dựa vào khái niệm cơ chế phản ứng vừa nêu, kết hợp kiến thức đã học về phương trình hóa học tổng quát để trả lời Câu hỏi 1 CĐHT trang 6: Hãy nêu sự khác nhau giữa phương trình hóa học tổng quát và cơ chế phản ứng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu thông tin trong sách và trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: * Trả lời câu hỏi của GV: + Khái niệm cơ chế phản ứng (DKSP). + Cách thể hiển đó không thể hiện cơ chế phản ứng vì không thể hiện được các bước cơ bản của phản ứng. * Trả lời Câu hỏi 1: Một phản ứng hóa học thông thường chỉ biểu diễn công thức hóa học của chất đầu (chất phản ứng) và chất cuối (chất sản phẩm) mà không trình bày rõ phản ứng đó xảy ra thế nào, qua các bước trung gian ra sao, ảnh hưởng của chất xúc tác (nếu có) thế nào. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm cơ chế phản ứng. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái niệm về cơ chế phản ứng - Cơ chế phản ứng hóa học là con đường chi tiết mà các chất phản ứng phải đi qua để tạo thành sản phẩm. Con đường đó phản ánh các bước cơ bản của phản ứng, cách phân cắt liên kết trong phân tử chất phản ứng và cách hình thành liên kết trong phân tử chất sản phẩm,… cùng sự ảnh hưởng của những yếu tố khác trong phản ứng như xúc tác, dung môi (nếu có),… - Cơ chế phản ứng thường được chia thành các loại như: cơ chế thế gốc, cơ chế cộng electrophile,…
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành các tiểu phân trung gian trong hóa học hữu cơ
a. Mục tiêu: Phân tích được sự hình thành các tiểu phân trung gian trong hóa học hữu cơ.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS phân tích được sự hình thành các tiểu phân trung gian trong hóa học hữu cơ.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 2 nhóm, nghiên cứu thông tin trong CĐHT trang 7, 8 theo nội dung sau: + Nhóm 1: Cho biết sự phân cắt đồng li và quá trình hình thành gốc tự do có những đặc điểm nào. Nêu ví dụ minh họa. + Nhóm 2: Cho biết sự phân cắt dị li và quá trình hình thành carbocation và hình thành carbanion có những đặc điểm nào. Nêu ví dụ minh họa. - GV tổ chức cho 2 nhóm lần lượt chia sẻ thông tin tìm hiểu được. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu, thảo luận nhóm bốn và hoàn thành Câu hỏi 2, 3: 2. Hãy cho biết electron tự do trên tiểu phân trong phản ứng (2) có nguồn gốc từ đâu. 3. Trong phản ứng (2), gốc tự do Cl• được sinh ra từ Cl2 như thế nào? - GV cho HS ôn tập kiến thức thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập: Hãy xác định các gốc tự do có thể sinh ra từ propane. - GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin về độ bền tương đối của các tiểu phân trung gian, trả lời Câu hỏi 4: Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo và độ bền tương đối giữa các tiểu phân trung gian trong dãy (a), (b) và (c). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu, nghiên cứu thông tin trong SGK để tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi thảo luận nhóm (DKSP). * Trả lời mục Câu hỏi: 2. Electron tự do trên tiểu phân ban đầu thuộc về cặp electron dùng chung trong liên kết C-H của CH4. Liên kết cộng hóa trị C-H trong phân tử alkane có thể bị phân cắt sao cho nguyên tử carbon và hydrogen có được một electron vốn ở liên kết đó. Sự phân cắt như vậy được gọi là sự phân cắt đồng li. 3. Gốc tự do Cl• được sinh ra từ Cl2 do sự phân cắt đồng li, dưới tác dụng của ánh sáng. * Trả lời câu hỏi Luyện tập: Từ propane có thể tạo ra hai gốc tự do: * Trả lời Câu hỏi 4: + Dãy (a) và (b): Độ bền tương đối của gốc tự do (dãy a) và carbocation (dãy b) tăng lên khi nguyên tử carbon mang electron tự do (đối với gốc tự do) hoặc mang điện tích dương (đối với carbocation) được liên kết với nhiều liên kết C-H ở vị trí . + Dãy (c): Độ bền tương đối của carbanion tăng lên khi nguyên tử carbon mang điện tích âm được liên kết với ít liên kết C-H ở vị trí . - Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự hình thành tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Sự hình thành tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ Gốc tự do, carbocation, carbanion là những tiểu phân trung gian phổ biến được hình thành trong các phản ứng hữu cơ 1. Sự phân cắt đồng li và quá trình hình thành gốc tự do - Trong phản ứng của alkane với halogen, liên kết cộng hóa trị C-H trong phân tử alkane bị phân cắt bằng cách phân chia đều cặp electron dùng chung của liên kết đó cho nguyên tử carbon và hydrogen, mỗi nguyên tử đều có một electron. Sự phân cắt như vậy được gọi là sự phân cắt đồng li. Ví dụ: - Gốc tự do : các tiểu phân có một electron độc thân. 2. Sự phân cắt dị li và quá trình hình thành carbocation và carbanion - Quá trình phân cắt liên kết C-X mà trong đó cặp electron liên kết thuộc hoàn toàn về phía nguyên tử C hoặc nguyên tử X được gọi là sự phân cắt dị li. a) Sự hình thành carbocation - Khi phân cắt liên kết C-X, cặp electron dùng chung thuộc về nguyên tử X sẽ sinh ra cation có điện tích dương gọi là carbocation R+. - Ví dụ: (CH3)3C-Br → (CH3)3C+ + Br- b) Sự hình thành carbanion - Khi phân cắt liên kết C-X, cặp electron dùng chung thuộc về nguyên tử C sẽ sinh ra anion có điện tích âm trên C gọi là carbanion R-. - Ví dụ: CH3-C≡C-H CH3-C≡C- - Độ bền tương đối của gốc tự do, carbocation, carbanion: + Gốc carbo tự do bậc càng cao thường càng bền, ví dụ: + Carbocation bậc càng cao thường càng bền, ví dụ: + Carbanion bậc càng thấp thường càng bền, ví dụ: |
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người
a. Mục tiêu: Nêu được vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người.
d. Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều