Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều Bài 2: Một số cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: MỘT SỐ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG 

TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức 

  • Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile.
  • Trình bày được một số cơ chế phản ứng thế trong hóa học hữu cơ: Cơ chế thế gốc SR (vào carbon no của alkane), cơ chế cộng electrophile AE (vào nối đôi C=C của alkene), cơ chế thế electrophile SEAr (vào nhân thơm), cơ chế thế nucleophile SN1, SN2 (phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen), cơ chế cộng nucleophile AN (vào hợp chất carbonyl).
  • Giải thích được sự tạo thành sản phẩm và hướng của một số phản ứng (cơ chế thế gốc SR vào carbon no của phân tử alkane và cơ chế cộng electrophile AE vào nối đôi C=C của alkene theo quy tắc cộng Markovnikov).

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SGK và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi. 
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan.

Năng lực hóa học: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: 
  • Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile.
  • Trình bày được một số cơ chế phản ứng thế trong hóa học hữu cơ: Cơ chế thế gốc SR (vào carbon no của alkane), cơ chế cộng electrophile AE (vào nối đôi C=C của alkene), cơ chế thế electrophile SEAr (vào nhân thơm), cơ chế thế nucleophile SN1, SN2 (phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen), cơ chế cộng nucleophile AN (vào hợp chất carbonyl).
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự tạo thành sản phẩm và hướng của một số phản ứng (cơ chế thế gốc SR vào carbon no của phân tử alkane và cơ chế cộng electrophile AE vào nối đôi C=C của alkene theo quy tắc cộng Markovnikov). 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động.
  • Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT. 
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, vở ghi. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

b. Nội dung: HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sản phẩm và loại phản ứng của một phản ứng hóa học hữu cơ đã học. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS: Viết phương trình hóa học của phản ứng monochlorine hóa methane, cho biết loại phản ứng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: 

+ Phương trình hóa học: CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl.

+ Loại phản ứng: Phản ứng thế.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Trên thực thế sản phẩm của phản ứng monochlorine hóa methane có lẫn một lượng nhỏ ethane. Để lí giải được tại sao lại có hiện tượng này, chúng ta cùng đi tìm hiểu cơ chế của phản ứng thông qua bài học ngày hôm nay Bài 2: Một số cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile

a. Mục tiêu: Phân biệt được chất phản ứng và tác nhân phản ứng; nhận ra được tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile trong các cơ chế phản ứng. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi. 

c. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được chất đóng vai trò là tác nhân electrophile hay nucleophile trong phản ứng cụ thể.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu về khái niệm chất phản ứng và tác nhân phản ứng (DKSP).

- GV dùng ví dụ sau để giải thích các khái niệm chất phản ứng, tác nhân phản ứng, tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile:

Phản ứng: CH2=CH2 + HCl → CH3-CH2-Cl

+ Chất phản ứng: CH2=CH2.

+ Tác nhân phản ứng (tác nhân electrophile): HCl.

+ Cơ chế phản ứng:

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa được cung cấp, nhắc lại: Đặc điểm, vai trò của tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile. Nêu ví dụ minh họa.

- GV tổ chức cho HS khắc sâu kiến thức thông qua hoàn thành mục Câu hỏi: Cho các tiểu phân sau: -OH, H2O, H+, NH3, C2H5O-, C2H5OH, Br+, Br-. Trong các tiểu phân trên, tiểu phân nào là tác nhân electrophile, tiểu phân nào là tác nhân nucleophile?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV giảng, nghiên cứu thông tin trong SGK để tìm câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP)

* Trả lời mục Câu hỏi: 

- Tác nhân electrophile: H2O (nguyên tử H tích một phần điện tích dương), H+, NH3 (nguyên tử H trong N-H tích một phần điện tích dương), C2H5OH (nguyên tử H trong OH tích một phần điện tích dương), Br+.

- Tác nhân nucleophile: -OH, H2O (nguyên tử O chứa cặp electron tự do), NH3 (nguyên tử N chứa cặp electron tự do), C2H5O-, C2H5OH (nguyên tử O chứa cặp electron tự do) Br-

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các tác nhân phản ứng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile

- Trong phản ứng hóa học hữu cơ, các chất hữu cơ phức tạp hơn thường được gọi là chất phản ứng, các chất hữu cơ đơn giản hơn hoặc các chất vô cơ thường được gọi là tác nhân phản ứng. 

Tác nhân electrophile

- Là các tiểu phân thiếu electron, có khả năng nhận electron, có ái lực với electron.

- Ví dụ: H+, R+, Br+, +NO2,…

- Thường tham gia các phản ứng cộng electrophile, thế electrophile.

Tác nhân nucleophile

- Là các tiểu phân giàu electron, có khả năng nhường electron, có ái lực với hạt nhân.

- Ví dụ: NH3, CH3NH2, C2H5OH, R-, -OH,…

- Thường tham gia phản ứng cộng nucleophile, thế nucleophile.

Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng thế gốc của alkane (SR)

a. Mục tiêu: Khái quát được các giai đoạn của phản ứng thế gốc vào nguyên tử carbon no của alkane. 

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học của bài trước để thảo luận, trả lời các câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các giai đoạn của phản ứng thế gốc vào nguyên tử carbon no của alkane. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin mục II CĐHT trang 11 – 12 và hoàn thành Phiếu bài tập 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu thông tin trong sách và hoàn thành phiếu bài tập. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời Phiếu bài tập: Đính kèm dưới hoạt động

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phản ứng thế gốc vào nguyên tử carbon no của alkane. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Phản ứng thế gốc của alkane (SR)

- Các phản ứng của halogen và alkane xảy ra theo cơ chế thế gốc SR.

- Gốm 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn khơi mào.

+ Giai đoạn phát triển mạch.

+ Giai đoạn cắt mạch.

- Phản ứng xảy ra ưu tiên theo hướng tạo gốc tự do trung gian bền hơn.

 

PHIẾU BÀI TẬP 1

PHẢN ỨNG THẾ GỐC CỦA ALKANE 

Họ và tên: 

Lớp: 

Câu 1: Xét phản ứng thế của chlorine vào methane khi có ánh sáng hoặc nhiệt độ, tạo thành methyl chloride:

a) Viết PTHH ở mỗi giai đoạn vào sơ đồ sau:

Khơi mào

 

 

 

Phát triển mạch

 

 

 

Tắt mạch

 

 

 

b) Từ sơ đồ phản ứng:

- Theo em, yếu tố ánh sáng hoặc nhiệt độ nhằm tác động đến giai đoạn nào?

….……………………………………………………………………………………

- Nêu mục đích của giai đoạn khơi mào.

………………………………………………………………………………………

- Ở giai đoạn khơi mào và phát triển mạch, sự phân cắt liên kết Cl-Cl và C-H là đồng li hay dị li?

………………………………………………………………………………………

- Liệt kê các gốc tự do xuất hiện ở giai đoạn phát triển mạch.

………………………………………………………………………………………

c) Phản ứng thế của chlorine vào methane xảy ra theo cơ chế nào? Viết kí hiệu của cơ chế đó.

………………………………………………………………………………………

Câu 2: Xét phản ứng thế của chlorine vào propane khi có ánh sáng hoặc nhiệt độ:

a) Viết công thức hai sản phẩm thế vào sơ đồ phản ứng trên.

………………………………………………………………………………………

b) Theo em, mỗi sản phẩm trên được tạo thành từ gốc carbo tự do nào? Gốc carbo tự do nào bền hơn?

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

c) Giải thích vì sao khi cho propane phản ứng với chlorine khi có ánh sáng thì thu được sản phẩm chính là 2-chloropropane.

………………………………………………………………………………………

d) Viết các PTHH ở giai đoạn phát triển mạch để tạo thành hai sản phẩm thế vào mỗi ô tương ứng sau:

Phát triển mạch

 

 

 

 

 

Gợi ý sản phẩm

PHIẾU BÀI TẬP 1

PHẢN ỨNG THẾ GỐC CỦA ALKANE 

Họ và tên: 

Lớp: 

Câu 1: Xét phản ứng thế của chlorine vào methane khi có ánh sáng hoặc nhiệt độ, tạo thành methyl chloride:

a) Viết PTHH ở mỗi giai đoạn vào sơ đồ sau:

Khơi mào

 

Cl-Cl  2Cl

Phát triển mạch

 

 

CH3-H + ClCH3 + HCl

CH3 + Cl-Cl → CH3-Cl + Cl

Tắt mạch

 

 

Cl + Cl → Cl-Cl

CH3 + Cl → CH3-Cl

CH3 + CH3 → CH3-CH3

b) Từ sơ đồ phản ứng:

- Theo em, yếu tố ánh sáng hoặc nhiệt độ nhằm tác động đến giai đoạn nào?

Yếu tố ánh sáng hoặc nhiệt độ nhằm tác động đến giai đoạn khơi mào phản ứng.

- Nêu mục đích của giai đoạn khơi mào. Để tạo ra các gốc Cl tự do.

- Ở giai đoạn khơi mào và phát triển mạch, sự phân cắt liên kết Cl-Cl và C-H là đồng li hay dị li? Các liên kết Cl-Cl và C-H bị phân cắt đồng li.

- Liệt kê các gốc tự do xuất hiện ở giai đoạn phát triển mạch: Cl• CH3.

c) Phản ứng thế của chlorine vào methane xảy ra theo cơ chế nào? Viết kí hiệu của cơ chế đó. Cơ chế phản ứng thế gốc SR.

Câu 2: Xét phản ứng thế của chlorine vào propane khi có ánh sáng hoặc nhiệt độ:

a) Viết công thức hai sản phẩm thế vào sơ đồ phản ứng trên.

Hai sản phẩm của phản ứng: CH3-CH2-CH2Cl và CH3-CHCl-CH3.

b) Theo em, mỗi sản phẩm trên được tạo thành từ gốc carbo tự do nào? Gốc carbo tự do nào bền hơn?

- Các gốc tự do tạo nên 2 sản phẩm trên lần lượt là: C2H5-H2 và (CH3)2-.

- Gốc tự do (CH3)2- bền hơn.

c) Giải thích vì sao khi cho propane phản ứng với chlorine khi có ánh sáng thì thu được sản phẩm chính là 2-chloropropane. Vì chlorine gắn vào gốc carbo bền hơn.

d) Viết các PTHH ở giai đoạn phát triển mạch để tạo thành hai sản phẩm thế vào mỗi ô tương ứng sau:

Phát triển mạch

CH3-CH2-CH3 + Cl → CH3-CH2-H2 + HCl

CH3-CH2-H2 + Cl-Cl → CH3-CH2-CH2Cl + Cl

CH3-CH2-CH3 + Cl → (CH3)2- + HCl

(CH3)2-+ Cl-Cl → CH3-CHCl-CH+ Cl

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng cộng electrophile vào alkene (AE)

a. Mục tiêu: Khái quát được các giai đoạn của phản ứng cộng electrophile vào nối đôi C=C của alkene.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học của bài trước để thảo luận, trả lời các câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các giai đoạn của phản ứng cộng electrophile vào nối đôi C=C của alkene.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin mục III SGK trang 12 và hoàn thành Phiếu bài tập 2 (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu thông tin trong sách và hoàn thành phiếu bài tập. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời Phiếu bài tập: Đính kèm dưới hoạt động

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phản ứng cộng electrophile vào alkene. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Phản ứng cộng electrophile vào alkene (AE)

- Cơ chế chung:

1. Phản ứng cộng halogen.

- Phản ứng của alkene với bromine và chlorine diễn ra theo cơ chế cộng electrophile AE.

- Ví dụ: Cơ chế phản ứng giữa C2H4 và Br2:

2. Phản ứng với HX

- Gồm 2 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn 1: Phản ứng của H+ với C=C, tạo carbocation trung gian.

+ Giai đoạn 2: Carbocation kết hợp với X-.

- Hướng phản ứng: Ưu tiên theo hướng tạo carbocation bền hơn.

3. Phản ứng của alkene với nước

- Trải qua 3 bước chính:

+ Bước 1: Proton hóa liên kết đôi C=C tạo carbocation.

+ Bước 2: Cộng hợp nước vào carbocation.

+ Bước 3: Tách proton để tạo alcohol.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

PHẢN ỨNG CỘNG ELECTROPHILE VÀO ALKENE

Họ và tên: 

Lớp: 

Câu 1: Xét phản ứng cộng H-Br vào nối đôi C=C của ethylene:

A black and red text

Description automatically generated

a) Viết PTHH ở mỗi giai đoạn vào sơ đồ sau:

Giai đoạn 1

 

 

 

 

Giai đoạn 2

 

 

 

 

b) Phản ứng cộng của H – Br vào ethylene xảy ra theo cơ chế nào? Viết kí hiệu của cơ chế đó.

….……………………………………………………………………………………

Câu 2: Xét phản ứng cộng H-OH vào nối đôi C=C của ethylene (xúc tác acid):

A close-up of a chemical formula

Description automatically generated

Viết PTHH ở mỗi giai đoạn vào sơ đồ sau:

Bước 1

 

 

 

 

Bước 2

 

 

 

 

Bước 3

 

 

 

 

Câu 3: Viết cơ chế để giải thích quá trình tạo thành các sản phẩm của phản ứng giữa propene với bromine.

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Câu 4: Giải thích vì sao propene cộng hợp với HBr lại sinh ra sản phẩm chính là 2-bromopropane (theo quy tắc Markovnikov).

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Câu 5: Viết phương trình hóa học của phản ứng cộng nước của propene (xúc tác H+). Giải thích quá trình tạo ra sản phẩm bằng cơ chế phản ứng. Chỉ ra sản phẩm chính của phản ứng. Giải thích.

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Gợi ý sản phẩm

PHIẾU BÀI TẬP 2

PHẢN ỨNG CỘNG ELECTROPHILE VÀO ALKENE

Họ và tên: 

Lớp: 

Câu 1: Xét phản ứng cộng H-Br vào nối đôi C=C của ethylene:

A black and red text

Description automatically generated

a) Viết PTHH ở mỗi giai đoạn vào sơ đồ sau:

Giai đoạn 1

 

Giai đoạn 2

 

b) Phản ứng cộng của H – Br vào ethylene xảy ra theo cơ chế nào? Viết kí hiệu của cơ chế đó. Cơ chế cộng electrophile vào nối đôi AE.

Câu 2: Xét phản ứng cộng H-OH vào nối đôi C=C của ethylene (xúc tác acid):

A close-up of a chemical formula

Description automatically generated

Viết PTHH ở mỗi giai đoạn vào sơ đồ sau:

Bước 1

 

Bước 2

 

Bước 3

Câu 3: Viết cơ chế để giải thích quá trình tạo thành các sản phẩm của phản ứng giữa propene với bromine.

Câu 4: Giải thích vì sao propene cộng hợp với HBr lại sinh ra sản phẩm chính là 2-bromopropane (theo quy tắc Markovnikov).

Cơ chế:

Câu 5: Viết phương trình hóa học của phản ứng cộng nước của propene (xúc tác H+). Giải thích quá trình tạo ra sản phẩm bằng cơ chế phản ứng. Chỉ ra sản phẩm chính của phản ứng. Giải thích.

CH2=CHCH3 + H2 CH3CHOHCH3 (spc) + CH3CH2CH2OH (spp)

Cơ chế:

+ Bước 1: Quá trình proton hóa liên kết đôi C=C của propene tạo thành carbocation.

+ Bước 2: Quá trình nước cộng hợp vào carbocation.

+ Bước 3: Quá trình tách proton để tạo ra alcohol. 

- H3C – CH(OH) – CH3 là sản phẩm chính vì carbocation tạo ra chúng bền hơn.

Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng thế electrophile vào nhân thơm

a. Mục tiêu: Khái quát các giai đoạn của phản ứng thế electrophile vào nhân thơm. 

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học của bài trước để thảo luận, trả lời các câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các giai đoạn của phản ứng thế electrophile vào nhân thơm. 

d. Tổ chức hoạt động:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Đã có đủ chuyên đề I + II
  • Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I + II
  • Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay