Giáo án hóa học 10 chân trời bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm viia (5 tiết)

Giáo án bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm viia (5 tiết) sách hóa học 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của hóa học 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 17: TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ HÓA HỌC CÁC ĐƠN CHẤT NHÓM VIIA (5 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen.
  • Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen.
  • Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đoen chất halogen dựa vào tương tác van der Waals.
  • Trình bày được vu hướng nhận thêm 1 electron ( từ kim loại) hoặc dùng chung electron ( với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình electron.
  • Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H-X.
  • Viết được phương trình hóa học của phản ứng tự oxi hóa - khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hygroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong chất tẩy rửa.
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng mình được xu hướng giảm dần tính oxi hóa của các halogen; chứng mình tính oxi hóa mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa giữa chúng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của các khoáng chất chứa ion halide trong tự nhiên, tìm hiểu về tính chất của các đơn chất halogen, cũng như ứng dụng phổ biến của halogen trong đời sống.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tính chất các đơn chất nhóm halogen, các vận dụng thực tiễn. Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia vào trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức hóa học: Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen; Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đoen chất halogen dựa vào tương tác van der Waals; Trình bày được vu hướng nhận thêm 1 electron ( từ kim loại) hoặc dùng chung electron ( với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình electron; Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H-X; Viết được phương trình hóa học của phản ứng tự oxi hóa - khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hygroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong chất tẩy rửa.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tiến hành được thí nghiệm nghiên so sánh tính oxi hóa của các đơn chất halogen; điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm; tính tẩy màu của khí chlorine.
  • Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nêu được ứng dụng của các đơn chất trong đời sống, giải thích được nguyên nhân để vận dụng những ứng dụng đó vào thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  3. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.
  3. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu:

Trong đèn halogen, bao quanh dây tóc làm bằng wolfram là các khí hiếm như krypton, xenon và một lượng nhỏ halogen như bromine hoặc iodine, giúp tăng tuổi thọ và duy trì độ trong suốt của vỏ bóng đèn. Đèn halogen được sử dụng trong các máy sưởi, lò nướng, bếp halogen hồng ngoại,… do đặc điểm tỏa nhiều nhiệt.

Nhu cầu về nước sạch là thiết yếu và cấp bách của con người, nước sạch được dùng cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất. Cách xử lí nước phổ biến hiện nay là sử dụng nước chlorine hoặc các chất có chứa chlorine để khử trùng nước

Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Halogen có những tính chất và ứng dụng trong lĩnh vực nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Đáp án:

 - Nhóm halogen gồm những nguyên tố nhóm VIIA: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I), astatine (At), tennessine (Ts)

- Tính chất: tác dụng với kim loại, hydrogen, dung dịch kiềm, muối halide

- Ứng dụng:

   + Fluorine: chảo chống dính, kem đánh răng

   + Chlorine: sát khuẩn, khử trùng

   + Bromine: thuốc an thần, tráng phim ảnh

   + Iodine: chống bướu cổ, chất xúc tác, dược phẩm, thuốc nhuộm

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi “Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Halogen có những tính chất và ứng dụng trong lĩnh vực nào?”, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài mới: Bài 17. Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm IIVA

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.

  1. Mục tiêu: HS thực hành đúng các thao tác, phản ánh khách quan về hiện tượng, nhận định được sự khác nhau về nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  2. b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.
  3. c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi 1 sgk trang 106
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1 sgk trang 106

Câu 1: Quan sát hình 17.1, cho biết vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

Câu 1:

- Nhóm halogen là nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bắt đầu là nguyên tố fluorine thuộc chu kì 2, kết thúc là nguyên tố tennessine thuộc chu kì 7.

- Astatine và tennessine là 2 nguyên tố phóng xạ, được nghiên cứu trong nhóm nguyên tố phóng xạ. Nhóm halogen chỉ tìm hiểu đặc điểm, tính chất của 4 nguyên tố F, Cl, Br và I.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MỞ ĐẦU

Giáo án hoá học 10 chân trời bài 1: Nhập môn hóa học (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Giáo án hoá học 10 chân trời bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử (5 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay