Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối Chủ đề Em lớn lên mỗi ngày - Tuần 1
Giáo án Chủ đề Em lớn lên mỗi ngày - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối Chủ đề Em lớn lên mỗi ngày - Tuần 1
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.
- Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
TUẦN 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng đặc thù:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: rèn luyện được cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong hoạt động nối tiếp và các hoạt động trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Phiếu tổng hợp tư liệu, sản phẩm cá nhân,…
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng năm học mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa qua; chào đón năm học mới. - HS nắm rõ nội quy của năm học mới. - HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới. b. Cách tiến hành - GV chuẩn bị cho HS tham gia các hoạt động “Chào năm học mới”. + Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường. + Tập nghi thức. + Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường. - GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ cảm xúc khi đón chào năm học mới - GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy,… |
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.
- HS chia sẻ cảm xúc khi đón chào năm học mới. - HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,… |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chúng mình đã lớn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Em của năm học đã qua. - GV phổ biến luật chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ các thành viên trong nhóm quan sát và nêu ngoại hình và sở thích của bạn trong nhóm trong năm học cũ. - GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi: + Bạn A của năm học cũ để tóc dài, thích chơi cầu lông. + Bạn B của năm học cũ cắt tóc ngắn, thích chơi đá bóng... - GV nhận xét, tổng kết trò chơi. - GV tổ chức cho HS chia sẻ: Sau khi chơi xong, em đã thấy được những đặc điểm nổi bật gì của bản thân trong năm học cũ? - GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi giúp em nhận biết được những đặc điểm của bản thân trong năm học cũ. Những đặc điểm đó có thể thay đổi với mỗi cá nhân, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chúng mình đã lớn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lớn lên về thể chất của em a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ những thay đổi về thể chất so với các năm học trước, cách rèn luyện để cao, khỏe hơn. b. Cách tiến hành: - GV mời từng nhóm HS khoảng 5 – 6 HS đứng dàn hàng sát vào tường, lấy bút chì chấm nhẹ lên tường để ghi dấu và đo chiều cao. - GV đề nghị HS ngắm cái chấm của mình trên tường. - GV mời các HS ghi lại số liệu của mình vào mẩu giấy hoặc tờ bìa để chia sẻ với các bạn. - GV quy định những HS có số đo chiều cao tình cờ giống nhau có thể kết thành đôi bạn và tự nhận tên đôi bạn theo chiều cao. VD: "Đôi bạn mét tư, đôi bạn mét rưỡi". - GV khích lệ, động viên HS mạnh dạn tham gia hoạt động. - GV mời HS thảo luận theo nhóm để chia sẻ về: + Sự thay đổi về chiều cao so với chính mình hồi lớp 1. + Cách luyện tập để cao hơn, khoẻ hơn. - GV mời một số HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: + Các bạn HS đều có cao hơn đáng kể so với khi còn học lớp 1. + Một số cách luyện tập để cao, khỏe hơn: ăn sữa chua, uống đủ sữa, tập thể dục hằng ngày,... - GV yêu cầu các nhóm nhặt những từ khoá mình vừa đưa ra để thiết kế điệu nhảy dân vũ “Lớn lên mỗi ngày” trên nền bài hát yêu thích, sử dụng động tác cơ thể để nhảy múa. - GV tổ chức cho 2 – 3 HS lên thể hiện ca khúc chủ đề và vận động cơ thể trước lớp. - GV kết luận: Sự lớn lên về thể chất cũng rất quan trọng, cần phải được chuẩn bị, chăm sóc bằng việc ăn uống và tập luyện đều đặn hằng ngày. Hoạt động 2: Nhìn lại chặng đường đã qua Nhiệm vụ 1: Chia sẻ kỉ niệm qua ảnh. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ngắm lại ảnh để thấy sự lớn lên về thể chất của mỗi cá nhân; nhắc lại kỉ niệm, thành tích để thấy sự lớn lên về nhận thức của mỗi cá nhân và tập thể. b. Cách tiến hành: - GV lần lượt mời HS quan sát hình ảnh tập thể lớp hoặc ảnh chụp các tổ; hình ảnh các hoạt động khác nhau qua các năm học. - GV mời HS nhắc kỉ niệm được gợi lại qua bức ảnh: + Ảnh chụp năm nào, trong hoàn cảnh nào? + Em có nhận ra mình trong bức ảnh không? Em còn nhận ra những ai nữa? + Em thấy mình trong ảnh so với mình bây giờ có gì thay đổi? (cao hơn, tóc dài hơn, nhìn chững chạc hơn,...) + Những thay đổi nào tích cực? Những thay đổi tích cực được gọi là gì? (sự tiến bộ). - GV mời một số HS chia sẻ. HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ thành tích của lớp. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ về một kỉ niệm, thành tích chung của lớp, gợi lại những chi tiết thể hiện sự cố gắng của cá nhân và tập thể. b. Cách tiến hành: - GV dẫn dắt để thấy, mỗi HS và tập thể lớp không chỉ thay đổi ở vẻ bề ngoài mà trong cả quá trình từ lớp 1 đến lớp 4. - GV hướng dẫn HS nhắc lại một số thành tích mà tập thể lớp đã đạt được trong những năm học qua, trong đó có sự đóng góp công sức của mỗi cá nhân. + Nhắc lại những hoạt động lớn để lại dấu ấn của lớp như tham gia cuộc thi; tham gia Ngày hội hoặc hoạt động nào đó;... + Giải thưởng, thành tích của lớp (nếu có). + Cảm xúc của em khi lớp đoạt giải, thành tích? + Em đã đóng góp gì vào thành tích đó? + Cùng nhớ lại xem cá nhân và tập thể lớp có lưu lại những hiện vật, sản phẩm, tư liệu nào gợi nhắc đến thành tích đó không (cúp, huy chương, bằng khen, hình ảnh, nhật kí ghi chép, đoạn phim ngắn,...) và phân công nhau tìm lại. - GV mời đại diện các nhóm lên kể về các kỉ niệm, thành tích của cá nhân; thành tích của lớp. - GV gọi các nhóm theo thứ tự thời gian của những kỉ niệm đó (Nhóm nói về các thành tích năm học lớp 1, 2, 3, 4). - GV mời mỗi HS viết ra mẩu giấy hoặc tờ bìa nhỏ cắt thành nhiều hình vui mắt (bông hoa, lá, cờ đuôi nheo,...) để đưa ra kết luận về sự trưởng thành của tập thể lớp, trong đó có mỗi cá nhân. (VD: Lớp mình bây giờ hợp tác làm việc nhóm nhanh nhẹn hơn trước; Lớp mình có nhiều ý tưởng trong các hoạt động hơn;...) - GV mời mỗi HS lên treo tờ bìa vào cây trưởng thành của lớp hoặc dán vào tờ giấy to. - GV mời mỗi tổ lên đọc các tờ bìa và chụp ảnh lưu niệm. Khi chụp hô to: “Chúng mình đã lớn! Yeah!". - GV kết luận: Sự tiến bộ của từng cá nhân sẽ làm nên sự lớn lên của tập thể. Ngược lại, việc tham gia các hoạt động tập thể khiến cho cá nhân có cơ hội rèn luyện, thể hiện bản thân, bộc lộ được sự tiến bộ của mình. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn tập lại các kiến thức đã được học. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Để nhận ra sự thay đổi về thể chất em có thể làm công việc nào sau đây? A. Làm việc nhà giúp cha mẹ. B. Hoàn thành bài tập về nhà. C. Đo chiều cao, cân nặng của mình. D. Tham gia vào các hoạt động xã hội. ------------------------------------------------ -----------------Còn tiếp---------------- |
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS quan sát.
- HS ghi số liệu.
- HS tìm cặp bạn cùng chiều cao.
- HS tích cực tham gia.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS sáng tạo.
- HS thể hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại kỉ niệm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Một số đề kiểm tra giữa kì I
Phí giáo án
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây