Giáo án toán 3 kết nối bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng (2 tiết)

Giáo án bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng (2 tiết) sách toán 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án toán 3 kết nối bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG , HÌNH KHỐI

BÀI 16: ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

- Xác định được ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp  liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

Năng lực riêng:

Qua quan sát, xác định điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng khi làm bài, HS phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SHS Toán 3 KNTT

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy, bảng con..)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Nhận biết vấn đề cần giải quyết.

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV chiếu Slide và đặt câu hỏi: "Đố em biết vị trí của bạn Thọ như thế nào so với hai bạn còn lại?" (GV dẫn dắt để HS tìm ra được câu trả lời)

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới:

+ Nếu cô coi ba bạn Sơn, Thọ, Thúy là ba điểm, thì ta nói điểm ở vị trí bạn Thọ nằm giữa hai điểm còn lại.

+ Khoảng cách từ vị trí bạn Sơn đến Thọ và khoảng cách từ vị trí bạn Thọ đến vị trí bạn Thúy là bằng nhau.  Ta nói: Vị trí bạn Thọ là trung điểm của Sơn và Thúy. Để hiểu rõ điểm ở giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng, chúng ta sẽ tìm hiểu bài ngày hôm nay:

"Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng"

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

b. Cách tiến hành:

HĐ1: a) Điểm ở giữa

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh minh họa điểm ở giữa phần khám phá a trong SGK hoặc chiếu Slide

- GV cho HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

+ Em có nhận xét gì về vị trí ba điểm A, B, C? Ba điểm

A, B, C có cùng nằm trên một đường thẳng không?

+ Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

 - GV mời đại diện 2 HS trình bày câu trả lời.

- GV chốt và rút ra kết luận như SGK: (GV nói và viết)

+ A, B, C là ba điểm thẳng hàng

+ B là điểm ở giữa hai điểm A và C.

- GV cho HS nhắc lại.

- GV vẽ hình đường thẳng CD, điểm E không nằm trên đường thẳng CD (hay điểm E ở phía trên đường thẳng CD):

- GV cho HS quan sát và nêu câu hỏi:

+ Ba điểm C, E, D có thẳng hàng không. Vì sao?

+ Vậy E có được coi là điểm nằm giữa C và D không?

 - GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời, sau đó chữa bài, chốt đáp án:

+ Ba điểm C, E và D không thẳng hàng.

+ E không phải là điểm ở giữa hai điểm C và D.

HĐ2: b) Trung điểm của đoạn thẳng

b) - GV cho HS quan sát hình vẽ, đọc lời thoại của Nam, Việt và Rô - bốt trong SGK để bước đầu nhận biết và hiểu được ứng dụng của trung điểm của đoạn thẳng (cắt đoạn dây thành hai đoạn bằng nhau mà không cần dùng thước kẻ).

- GV gọi hai HS đứng tại chỗ: một đọc lời thoại của Nam, một HS đọc lời thoại của Rô-bốt để hiểu được trung điểm của đoạn dây.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh minh họa trung điểm của đoạn thẳng ở phần khám phá b trong SGK hoặc chiếu Slide hoặc vẽ lên bảng:

- GV cho HS thảo luận nhóm 3 trả lời câu hỏi:

+ Ba điểm D, H, E có thẳng hàng không? Vì sao?

+ Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

+ Em hãy đọc số đo độ dài trên hình vẽ, so sánh độ dài đoạn thẳng DH và độ dài đoạn thẳng HE.

- GV mời đại diện 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV chốt và rút ra nhận xét như trong SGK. (GV đọc và viết)

+ H là điểm ở giữa hai điểm D và E.

+ Độ dài đoạn thẳng DH bằng độ dài đoạn thẳng HE, viết là DH = HE.

+ H được gọi là trung điểm của đoạn thẳng DE.

- GV chỉ tay cho HS nhắc lại (gọi cá nhân, cặp đôi, cả lớp đồng thanh).

- GV vẽ hình đường thẳng MN, điểm P ở giữa hai điểm M và N nhưng độ dài đoạn thẳng MP lớn hơn độ dài đoạn thẳng PN và cho HS quan sát:

- GV cho HS quan sát và nêu câu hỏi:

+ Ba điểm M, P, N có thẳng hàng không. Vì sao?

+ Em hãy so sánh độ dài đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.

+ Vậy N có là trung điểm của đoạn MP không? Vì sao?

 - GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời, sau đó chữa bài, chốt đáp án:

+ Ba điểm M, P, N thẳng hàng.

+ MP > PN

+ P không là trung điểm của đoạn thẳng MN.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Luyện tập, nhận biết điiểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu BT1.

- GV gọi 1 HS trả lời câu a, sau đó chữa mẫu, hướng dẫn quan sát hình để nhận ra:  M là trung điểm của đoạn thẳng AB vì M là điểm ở giữa hai điểm A và B, AM = MB = 3cm.

 

 

 

- GV nhận xét, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay trả lời được câu hỏi: 

+ Bạn Thọ đứng giữa Sơn và Thúy.

+ Khoảng cách từ vị trí bạn Sơn đến vị trí bạn Thọ bằng khoảng cách từ vị trí bạn Thọ đến vị trí bạn Thúy.

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS nhắc lại tên bài + ghi vở.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình vẽ, chú ý lắng nghe.

 

- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi nói cho bạn nghe câu trả lời của mình.

 

- HS giơ tay trình bày câu trả lời:

+ A, B, C là ba điểm thẳng hàng

+ B là điểm ở giữa hai điểm A và C.

- HS nghe và ghi vở.

- Cá nhân - cặp đôi - đồng thanh.

- HS quan sát, chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe, quan sát và giơ tay trả lời câu hỏi:

+ Ba điểm C, E và D không thẳng hàng.

+ E không phải là điểm ở giữa hai điểm C và D.

 

- HS quan sát hình,giơ tay đọc lời thoại. Lớp chú ý lắng nghe.

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

- HS thành lập nhóm, trao đổi tìm ra câu trả lời.

 

- HS giơ tay trình bày câu trả lời. Kết quả:

+ Ba điểm D, H, E thẳng hàng. Vì chúng cùng nằm trên một đường thẳng.

+ Điểm H nằm giữa hai điểm D và E.

+ Độ dài đoạn thẳng DH = HE.

- Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.

 

- HS chú ý lắng nghe và quan sát hình vẽ.

 

- HS giơ tay trình bày câu trả lời.

- Kết quả:

+ Ba điểm M, P, N thẳng hàng.

+ MP > PN

+ P không là trung điểm của đoạn thẳng MN.

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề.

- HS suy nghĩ giơ tay trả lời câu a. (Đ)

 

- HS thực hiện hoàn thành các phần còn lại sau đó thảo luận cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.

- HS giơ tay trình bày câu trả lời:

b) đúng (Đ) vì ba điểm B, N, C thẳng hàng và N ở giữa hai điểm B và C.

c) sai (S) vì BN > NC

d) sai (S) vì ba điểm M, B, N không thẳng hàng.

- HS giơ tay đọc đề. Lớp chú ý nghe và quan sát hình vẽ.

- HS nhớ lại kiến thức, giơ tay trình bày.

- HS giơ tay trình bày câu trả lời.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Giáo án toán 3 kết nối bài 1: Ôn tập các số đến 1000
Giáo án toán 3 kết nối bài 8: Luyện tập chung trang 24 (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Giáo án toán 3 kết nối bài 15: Luyện tập chung (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100

Giáo án toán 3 kết nối bài 29: Luyện tập chung (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DUNG TÍCH, NHIỆT ĐỘ

Giáo án toán 3 kết nối bài 35: Luyện tập chung (2 tiết) trang 95

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1 000

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: CÁC SỐ ĐẾN 10 000

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH PHẲNG

Giáo án toán 3 kết nối bài 53: Luyện tập chung chủ đề 9 (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: CỘNG, TRỪ, NHẬN, CHIA TRONG PHẠM VI 10 000

Giáo án toán 3 kết nối bài 62: Luyện tập chung chủ đề 11 (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 12: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án toán 3 kết nối tri thức bài 65: Luyện tập chung (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 13: XEM ĐỒNG HỒ, THÁNG- NĂM, TIỀN VIỆT NAM

Giáo án toán 3 kết nối tri thức bài 69: Luyện tập chung (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 14: NHÂN, CHIA TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án toán 3 kết nối tri thức bài 72: Luyện tập chung (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 15: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 3 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử bài 8 : Luyện tập chung trang 24

GIÁO ÁN POWERPOINT 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Giáo án điện tử bài 15: Luyện tập chung trang 46

GIÁO ÁN POWERPOINT 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI

Giáo án điện tử bài 22: Luyện tập chung trang 65

GIÁO ÁN POWERPOINT 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 29: Luyện tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT 5: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DUNG TÍCH, NHIỆT ĐỘ

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 35: Luyện tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT 6: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1 000

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 44: Ôn tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT 8: CÁC SỐ ĐẾN 10 000

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 49: Luyện tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT 9: CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH PHẲNG

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 53: Luyện tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT 10: CỘNG, TRỪ, NHẬN, CHIA TRONG PHẠM VI 10 000

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 58: Luyện tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT 11: CÁC SỐ ĐẾN 100 000

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 62: Luyện tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT 12: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 65: Luyện tập chung trang 76

GIÁO ÁN POWERPOINT 13: XEM ĐỒNG HỒ, THÁNG- NĂM, TIỀN VIỆT NAM

Giáo án điện tử toán 3 kết nối bài 69: luyện tập chung trang 88

GIÁO ÁN POWERPOINT 14: NHÂN, CHIA TRONG PHẠM VI 100 000

Chat hỗ trợ
Chat ngay