Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Thuộc chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án điện tử Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức

BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

VĂN BẢN 2: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Hãy kể ngắn gọn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của đất nước ta trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn tế

GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu: Trình bày một số đặc trưng của thể loại văn tế.

Sản phẩm dự kiến:

I. Đặc trưng của văn tế

Khái niệm: Văn tế (tế văn, ai điều, ai vãn,..) là một kiểu loại văn bản thường dùng trong đời sống, có chức năng cơ bản là tế vong hồn, ca tụng và ghi nhớ công đức người đã khuất. 

- Văn tế có thể viết theo nhiều thể: văn xuôi, văn vẫn, biền văn hoặc phối hợp các thể văn. 

- Cấu trúc nội dung của bài văn tế nói chung gồm ba phần: Tán (thể hiện nhận định, đánh giá, thường là ca ngợi công đức người được tế); Thán (khái quát về sự nghiệp, công lao, tải năng, đức độ,... của người được tế); Ai (bày tỏ niềm đau đớn, thương xót, sự kính trọng, ghi nhớ công ơn,... với người được tế). 

- Đối tượng: Tùy vào thể văn được lựa chọn, đối tượng người được tế là tập thể hay cá nhân, ảnh hưởng của người được tế đối với nhân dân, sáng tạo riêng của người viết,.. mà cấu trúc nội dung trên có thể có sự điều chỉnh. 

- Về ngôn ngữ, văn tế nhìn chung sử dụng ngôn từ trang nghiêm, giản dị, dễ hiểu để thể hiện sự chân thành, kính trọng,.. với người được tế. Ngoài ra, văn tế cũng thường có những câu từ mang tính chất khuôn mẫu. 

- Bút pháp có thể phối hợp đa dạng các yếu tố như nghị luận, tự sự, trữ tình, biểu cảm.

Nhiệm vụ 2:  Tìm hiểu chung về văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện những yêu cầu sau:

  • Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Chiếu, hoàn cảnh sáng tác văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

  • Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.

  • Xác định đối tượng của bài văn tế và ý nghĩa nhan đề “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

 

Sản phẩm dự kiến:

1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

a. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.  Quê ông ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù.

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh.

- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ.

⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân.

- Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm:

+ Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử - Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược.

+ Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... sáng tác sau khi Pháp xâm lược.

b. Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và trong lịch sử văn học dân tộc.

- Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), giặc Pháp tiếp tục mở rộng chiến tranh thôn tỉnh ra nhiều vùng lân cận; nhân dân Nam Bộ đã anh dũng tổ chức kháng chiến, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra. Đêm 16/12/1861, những nghĩa sĩ nông dân lam lũ, trong tay chỉ có những vũ khí thô sơ, nhưng với tinh thần quả cảm và lòng căm thù giặc ngút trời, đã tổ chức đánh đồn giặc ở Cần Giuộc. 

- Trận đánh thu được một số thắng lợi, nhưng gần 20 nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh. Sự hi sinh của nghĩa binh trận Cần Giuộc đã để lại niềm xúc động vô cùng lớn lao trong nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã nhận uỷ thác từ Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, viết bài ván này để đọc tại lễ truy điệu các chiến sĩ. 

- Bài văn tế ngay sau đó đã được vua Tự Đức ra lệnh cho truyền chép và phổ biến ở nhiều địa phương trong nước tác phẩm cũng được nhiều văn nhân thi sĩ các đời ca tụng. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là áng văn bi tráng khắc tạc bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh vì Tổ quốc, trong một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc. 

=> Bài văn cũng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật văn tế. 

2. Bố cục và nội dung chính từng phần của văn bản

+ Đoạn 1 (gồm 9 câu đầu, ứng với phần Tán trong cấu trúc nội dung bài văn tế): ca ngợi tấm lòng vì nghĩa lớn của người nông dân nghèo khổ.

+ Đoạn 2 (6 câu tiếp theo, ứng với nửa trước của phần Thần trong cấu trúc nội dung bài văn tế): tinh thần dũng cảm kiên cường của người nghĩa sĩ nông dân trước sức mạnh súng đạn của kẻ thù xâm lược.

+ Đoạn 3 (10 câu tiếp theo, ứng với nửa sau của phần Thán trong cấu trúc nội dung bài văn tế): lí giải nguyên nhân, cơ sở của hành động hi sinh vì nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân.

+ Đoạn 4 (5 câu còn lại, ứng với phần Ai trong cấu trúc nội dung bài văn tế): ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân.

3. Đối tượng của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đối tượng của bài văn tế là vong linh những người lính nông dân tự nguyện dấn thân cho đất nước; khi sống, họ là những người “vô danh”, vốn không thể có vinh dự được nhận bất kì ân điển nào của nhà nước phong kiến. Văn bản bài văn tế do Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang uỷ thác cho Nguyễn Đình Chiểu soạn. Như vậy, đây là văn bản có tính chính danh nhà nước, là áng văn có tính chất trang trọng đặc biệt, mang tính quốc gia. Bài văn lại được đích thân vua Tự Đức ra lệnh cho truyền chép và phổ biến rộng rãi, do vậy, văn bản này có tính quan phương, thể hiện rõ ý chí của triều đình trước một sự kiện đặc biệt, trong một hoàn cảnh đặc biệt.

4. Ý nghĩa nhan đề Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Nhan đề tác phẩm: Trong các tư liệu, nhan đề tác phẩm còn có cách ghi khác là Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn, phỏng đoán là cách ghi có trước, có thể là nhan đề vốn có mà tác giả đã viết (nhiều tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, tuy là sáng tác chữ Nôm, nhưng nhan đề thường có cấu trúc Hán văn: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Lục Vân Tiên truyện, Xúc cảnh,...). Nếu đúng vậy, cách nói tôn xưng sĩ dân (người dân có học) đã thể hiện rõ sự trân trọng hiếm có của tác giả dành cho người dân nghèo yêu nước. Một bài văn tế khác của Nguyễn Đình Chiểu cũng đã dùng từ này: Tế Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh). 

- Một đặc điểm đáng chú ý: Các tác phẩm văn học chức năng thời trung đại thường gắn tên thể loại hoặc loại văn bản; trong trường hợp này, từ” văn tế ở đầu tác phẩm đã xác định kiểu loại văn bản.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

Nhiệm vụ 1: Phân tích lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc

GV đưa ra câu hỏi: 

  • Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế?

  • Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào?

Sản phẩm dự kiến:

1. Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ”

– Câu văn mở đầu mang ý nghị luận, nằm trong đoạn văn mở đầu vốn có chức năng khái quát nội dung tư tưởng chung của bài văn. Câu văn nhấn mạnh cuộc đối đầu giữa lòng dân và súng đạn kẻ thù.

+ Tình thế đất nước nguy cấp, tiếng súng quân giặc làm rung chuyển non sông. Làm dân của một quốc gia có truyền thống tự chủ thì vận mệnh dân tộc là điều thiêng liêng mà mỗi công dân phải đặt lên trên hết.

+ Lúc đất nước nguy nan mới hiểu hết lòng dân. Tác giả đã từ nhãn quan thời trung đại và xuất phát từ sự chiêm nghiệm về vận nước để nhấn mạnh: Chi trời cao thanh bạch mới tỏ tường hết phẩm đức trung trinh của người dân vốn lặng lẽ bình thường; chỉ có sức mạnh lòng dân mới xoay chuyển được vận mệnh quốc gia.

+“Lòng dân” là cái vô hình, nhưng sẽ được chuyển hoá thành sức mạnh vật chất cụ thể “súng giặc đất rền” là uy lực vũ khí kẻ thù đang tâm chĩa vào lương tri nhân loại, là tội ác không thể dung tha.

– Câu văn “mang ý nghĩa khái quát cả bối cảnh thời đại và chân dung tinh thần của người nghĩa binh Cần Giuộc. Chỉ với hai về câu ngắn gọn mà cô đúc đặt trong thế đối ngẫu “súng giặc” -“lòng dân" tác giả đã định hướng cho chúng ta tâm điểm của hình tượng chính. Toàn bộ kết cấu, ngôn từ của bài văn tế đều tập trung thể hiện cái tâm điểm “lòng dân” đó trong hoàn cảnh thử thách ác nghiệt nhất – giặc đến nhà. Chữ nghĩa của cụ Đồ Chiều giản dị nôm na mà cực kì sâu sắc đối chọi với kẻ ngoại xâm hùng mạnh vũ khí áp đảo lấn lướt, người dân Việt lúc đó chỉ có một tấc lòng yêu nước hầu trời” (Trần Thị Hoa Lê, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - khúc bi hùng ca về người dân nghèo cứu nước, in trong Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2011, tr. 165). Tư tưởng chung của bài văn tế là ca ngợi tinh thần, suy nghĩ, hành động của người nghĩa sĩ nông dân tay không tấc sắt nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc và đã anh dũng xả thân cứu nước. Câu văn mở đầu, vì thế mang tính luận đề rõ rệt.

 

…………………

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

A. Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ 

B. Vì sự bền vững của triều đình 

C. Giữ gìn từng miếng cơm manh áo 

D. Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Câu 2: Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" viết về:

A. Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp 

B. Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp 

C. Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp 

D. Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp

Câu 3: Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

A. Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh 

B. Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc 

C. Thủ pháp liệt kê, đối lập 

D. Ngôn ngữ, hình ảnh bóng bẩy 

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại. 

B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. 

C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc. 

D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Câu 5: Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?

A. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) 

B. Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu) 

C. Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương) 

D. Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1 - BCâu 2 - CCâu 3 - DCâu 4 - C Câu 5 - C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Câu 1: Viết đoạn văn phân tích hình ảnh người nông dân được tái hiện trong văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

Câu 2: Theo bạn, vì sao những tiếng khóc trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” tuy đau thương nhưng lại không hề bi lụy?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 1000k/năm

=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Kết nối tri thức

Chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay