Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 4: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 4: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh). Thuộc chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức
BÀI 4: TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH
ĐỌC: THUYỀN VÀ BIỂN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau?
Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số những ca khúc ấy.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đọc văn bản
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
1. Tác giả
Tìm hiểu và giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh?
Thơ của Xuân Quỳnh thường phản ánh điều gì trong tình yêu?
2. Tác phẩm
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Thuyền và biển”? Bài thơ được in trong tập thơ nào?
Hình ảnh “thuyền” và “biển” được nói đến trong bài thơ đại diện cho điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả
- Xuân Quỳnh, nữ nhà thơ Việt Nam (1942-1988), nổi tiếng với thơ và văn xuôi đa dạng về tình yêu, gia đình, trẻ em.
- Thơ của bà phản ánh niềm khao khát yêu thương và lo âu về sự mong manh của tình yêu.
2. Tác phẩm
- Bài thơ nói về tình yêu, viết vào tháng 4/1963 tại biển Diêm Điền, thuộc tập "Không bao giờ là cuối".
- Hình ảnh "thuyền" và "biển" đại diện cho mối quan hệ đối trọng và vĩnh cửu trong tình yêu.
Hoạt động 2. Khám phá văn bản
Nhiệm vụ 1. Thuyền và biển trong sự đối trọng về tình yêu
GV đưa ra câu hỏi:
Chỉ ra sự đối trọng trong mối quan hệ tình yêu?
Hai đối tượng thuyền và biển được đặt trong tương quan nào?
Liệt kê những từ ngữ thể hiện đa dạng cảm xúc trong tình yêu?
Qua câu chuyện "Thuyền" và "biển" bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và gặp trong tình yêu đôi lứa?
Sự lồng ghép hai câu chuyện bên trong bài thơ nhằm thể hiện điều gì? Từ những câu chuyện đó gợi cho bạn suy nghĩ và cảm nhận gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Sự đối trọng trong mối quan hệ tình yêu
+ "Thuyền" và "biển" là cặp tình nhân, tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó xung đột.
+ Sử dụng từ ngữ như nghe lời, khát vọng, tình, bao la, thì thầm, hiểu, biết để thể hiện đa dạng cảm xúc tình yêu.
- Tình yêu trong sự “hiểu”, “biết” và “gặp”
+ "Hiểu" và "biết" thể hiện sự thấu hiểu và chia sẻ.
+ "Gặp" biểu lộ sự quấn quýt hoặc cách xa, làm thử thách và làm rõ bản chất của tình yêu.
- Sự lồng ghép hai câu chuyện bên trong bài thơ
+ Câu chuyện giữa "thuyền" và "biển" là khung, hình ảnh rõ nhất về tình yêu.
+ Lồng ghép hai câu chuyện tạo ấn tượng mạnh về tình yêu, làm nổi bật những điều trữ tình của nhân vật.
Nhiệm vụ 2. Nỗi niềm khát vọng của chủ thể trữ tình
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Nêu cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Thuyền và biển”?
Từ đó cho thấy chủ thể trữ tình thể hiện nỗi niềm khát vọng như thế nào trong tình yêu?
Sản phẩm dự kiến:
- Nhân vật trữ tình tả lại câu chuyện tình yêu chân thực, chung thủy và sâu sắc.
- Biểu hiện nỗi khát vọng chung tình, khám phá sự bao la và vĩnh cửu của tình yêu.
….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Tác phẩm Thuyền và biển in trong tập nào?
A. Hoa dọc chiến hào
B. Gió Lào, cát trắng
C. Không bao giờ là cuối
D. Cây trong phố - chờ trăng
Câu 2: Bài thơ Thuyền và biển được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Ngũ ngôn
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Lục bát
Câu 3: Bài thơ “Thuyền và biển” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
B. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
C. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
D. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương
Câu 4: Thuyền và biển trong bài thơ là ẩn dụ tượng trưng cho?
A. Người thiếu phụ và người chồng đã đi xa
B. Người con gái và người con trai yêu nhau
C. Người con trai và người con gái đã đi lấy chồng
D. Người con gái và người con trai đã đi lấy vợ
Câu 5: Cho đoạn thơ sau:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 khổ thơ trên?
A. Ẩn dụ và nhân hóa
B. Hoán dụ và nhân hóa
C. Ẩn dụ và hoán dụ
D. So sánh và điệp ngữ
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Phân tích khổ thơ thứ hai và thứ ba.
Câu 2: Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức