Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 9 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 9: ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(9 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Em hãy trình bày chức năng và đặc điểm của câu kể, câu hỏi, câu cảm và câu khiến.

Trả lời:

Kiểu câu

Chức năng

Đặc điểm

Câu kể (Câu trần thuật)

Kể, miêu tả, thông báo, nhận định,…

Thường kết thúc bằng dấu chấm.

Câu hỏi (Câu nghi vấn)

Dùng để hỏi.

- Sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì sao, bao giờ,…)

- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Câu cảm

Biểu lộ cảm xúc của người nói (hoặc người viết).

- Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi, chao, chao ôi, chà, trời,… hoặc các từ chỉ mức độ của cảm xúc như: quá, lắm, thật,..

- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu khiến

Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh,…

- Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ; đi, nào,…

- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.

 

Câu 2: Em hãy cho biết chức năng và đặc điểm của câu khẳng định, câu phủ định.

Trả lời:

Kiểu câu

Chức năng

Đặc điểm

Câu khẳng định

Khẳng định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng trong câu.

- Thường không có phương tiện diễn đạt riêng.

- Có thể bắt gặp trong câu khẳng định những cấu trúc: không phải không, không thể không, không ai không,…

Câu phủ định

Phủ định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng trong câu.

- Thường sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, chẳng, không phải, chẳng phải, chả,…

- Có thể bắt gặp trong câu phủ định những cấu trúc: làm gì…, mà…

Ví dụ: Nó làm gì biết.

 

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Tìm trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng ba câu hỏi, ba câu kể, dấu hiệu nhận biết các kiểu câu đó và điền vào bảng sau:

Câu văn

Kiểu câu

 

Trả lời:

Câu văn

Kiểu câu

Chàng giữ vẻ uy nghiêm của một vị chỉ huy.

Câu kể (miêu tả vẻ uy nghiêm của một vị chỉ huy).

Hoài Văn Hầu mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm gia truyền, mình ngồi trên một con ngựa trắng phau.

Câu kể (miêu tả trang phục, dáng vóc của Hoài Văn Hầu).

Tiếng chiêng tiếng trống rập rình.

Câu kể (miêu tả âm thanh của tiêng chiêng tiếng trống).

Nhưng quan quân ở đâu?


Câu hỏi (có dấu chấm hỏi cuối câu).

Chúng bay còn chạy đi đâu?

Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao?

 

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Khi quân ra đến sông Giản, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt, liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

  1. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên và hoàn thành bảng sau:
  2. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a.

Kiểu câu

Câu văn

Dấu hiệu nhận biết

1. Câu khẳng định

Khi quân ra đến sông Giản, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước.

Hình thức: Kết thúc bằng dấu chấm câu.

Nội dung: Khẳng định sự việc nghĩa binh trấn thủ đã tan vỡ.

Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt, liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát.

Hình thức: Kết thúc bằng dấu chấm câu.

Nội dung: Khẳng định sự việc bắt sông được tất cả, không có tên nào chạy thoát.

2. Câu phủ định

Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

Chứa các cụm từ “không hề”, “không biết”.

 

  1. Tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên:

- Tác dụng của câu khẳng định: dùng để khẳng định, thể hiện, diễn đạt thông tin về sự vật, sự việc đã xảy ra.

- Tác dụng của câu phủ định: dùng để thông báo, xác thực rằng không có sự vật, sự việc nào xảy ra. (“không hề có ai chạy về báo tin”, “đều không biết gì cả”).

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

– Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

  1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?
  2. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cảm hay câu khiến? Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Đoạn văn trên là lời nói của vua Quang Trung nói với các tướng.
  2. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cầu khiến.

Việc dùng câu cầu khiến để kết thúc lời thoại có tác dụng nhấn mạnh yêu cầu của vua Quang Trung đối với các tướng rằng hãy nhớ lấy lời mình nói và khẳng định điều mình nói là thật, không nói khoác.

 

Câu 2: Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng một câu khẳng định và một câu phủ định.

Trả lời:

Tôi (quay sang Linh, nói): Linh ơi, hôm qua bạn để quên đồ ở lớp.

Linh: Tớ chắc chắn không quên gì cả.

Tôi (đưa cho Linh): Hôm qua, cậu để quên vở bài tập về nhà ở lớp đó.

Linh: Vậy á? Tớ không hề nhớ. Cảm ơn cậu đã cầm giúp tớ.

*Chú thích:

- Câu khẳng định: Tớ chắc chắn không quên gì cả.

- Câu phủ định: Tớ không hề nhớ.

Câu 3: Cho câu sau: Nam đang đọc truyện lịch sử.

  1. Dựa vào câu trên, thêm/ bớt từ ngữ để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
  2. Trao đổi kết quả câu a với bạn ngồi cùng bàn. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các kiểu câu này trong bài làm của bạn mình.

Trả lời:

Câu hỏi: Nam đang đọc truyện lịch sử hả?

Câu cảm: Ôi, Nam đang đọc truyện lịch sử!

Câu khiến: Nam hãy đọc truyện lịch sử đi!

  1. (Các em thực hiện trao đổi kết quả với bạn).

 

Câu 4: Dùng cụm danh từ “Vua Quang Trung” hoặc “quân đội nhà Thanh” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Trả lời:

*Đặt câu với cụm danh từ: “Vua Quang Trung”

- Câu khẳng định: Nhắc đến các vị vua có công lớn với nước nhà, không thể không nhắc đến vua Quang Trung.

- Câu phủ định: Vua Quang Trung không thể biết bản thân mình đã góp phần vô cùng to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:

  1. Tôi không thể làm điều đó.
  2. Tôi không thể không làm điều đó.

Trả lời:

- Giống: 

+ Hình thức: Cả hai câu đều có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.

                   : Đều có chủ ngữ là “Tôi”, từ “không” xuất hiện trong câu.

- Khác:

Câu a: Câu phủ định -> Thể hiện thái độ phủ nhận, không thể làm điều đó.

Câu b: Câu khẳng định -> Thể hiện thái độ chắc chắn phải làm điều đó. (“không thể không làm” -> phải làm).

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 TH tiếng Việt: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; Câu khẳng định, câu phủ định

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay