Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều CĐ 1 Phần II: Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1 Phần II: Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/….

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN II: NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • Trình bày được yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại, các vấn đề cần nghiên cứu qua từng giai đoạn.

  • Trình bày được một số đặc điểm, thời kì của văn học hiện đại Việt Nam.

  • Biết cách nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học hiện đại và hậu hiện đại.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của giai đoạn phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại.

  • Năng lực phân tích và cảm nhận về thành tựu nội dung cũng như nghệ thuật của giai đoạn văn học hiện đại và hậu hiện đại.

  • Năng lực phân tích, so sánh quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của tác giả cùng thời kì.

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học của văn học hiện đại và hậu hiện đại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Tranh ảnh về các tác giả tác phẩm thời kì hiện đại và hậu hiện đại.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học văn học hiện đại và hậu hiện đại.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS.

c.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

dTổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam được chia thành mấy giai đoạn? Trình bày đặc điểm của mỗi giai đoạn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe và suy nghĩ trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV nhận xét. 

- GV dẫn dắt vào bài: Ở phần 1 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về văn học hiện đại và hậu hiện đại Việt Nam rồi đến phần 2 này sẽ cùng nhau nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại.

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã có trong SGK để nắm được các yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại.

c. Sản phẩm học tập: Các yêu cầu mà HS nắm được khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

  • Dựa vào kiến thức SGK, GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi liên quan yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại: 

+Khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu gì?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  •  HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

  • + Phải nắm chắc khái niệm công cụ, đặc biệt là những khái niệm liên quan đến tri thức về thể loại văn học (nhân vật, tình huống truyện, điểm nhìn, cái “tôi” trữ tình, thơ tượng trưng, siêu thực…)

  • + Cần có sự kết hợp giữa định tính và định lượng:

  • * Phân tích, khái quát: định tính.

  • * Phân loại, thống kê: định lượng.

  • + Phải đảm bảo tính vừa sức. Nên đi vào những đề tài nhỏ, cụ thể.

  • + Nên bắt đầu từ những vấn đề, những sự kiện mà mình thấy rung động, thích thú khi tiếp xúc với văn bản.

  • + Các nghiên cứu cần được công bố, thảo luận trong cộng đồng học tập để nhận được sự góp ý phản biện từ giáo viên và các bạn trong lớp.

  • + Hoạt động nghiên cứu có thể tiến hành độc lập hoặc bởi một nhóm nghiên cứu.

 

Hoạt động 2: Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại.

a. Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm riêng trong mỗi giai đoạn văn học để xác định một vấn đề nghiên cứu phù hợp.

b. Nội dung: HS dựa trên các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại để xác định vấn đề nghiên cứu.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại.

  •  GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

 

  • GV yêu cầu HS đọc kiến thức trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày các vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại chia theo từng giai đoạn cụ thể?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại.

Nhóm 1: Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

  • Tính chất hiện đại của nền văn học thể hiện tập trung ở việc học tập các kĩ thuật, lối viết, các mô hình thể loại của văn học phương Tây để sáng tạo những cách viết mới, những thể loại mới, thoát khỏi những khuôn mẫu của văn học trung đại. Một số đề tài nghiên cứu vì thế có thể triển khai bao gồm:

+ Tính chất hiện đại của Xuân Diệu ở Đây mùa thu tới trong so sánh với các bài thơ về mùa thu đã học/ đã đọc thuộc văn học trung đại.

+ Thiên nhiên trong sáng tác của một số nhà thơ mới tiêu biểu (Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận) trong sự so sánh với thiên nhiên ở sáng tác của các nhà thơ trung đại.

+ Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn hiện đại (khảo sát qua các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam và Nam Cao).

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao.

  • Ở một phương diện khác, tính chất hiện đại của văn học giai đoạn này còn là sự phát hiện về con người trong đời sống sinh hoạt thường ngày, với những trải nghiệm nhân sinh phổ biến (cái đói, tuổi già, bệnh tật…) sự phát hiện và quan tâm đến những con người bé nhỏ, những con người dưới đáy xã hội. Từ góc nhìn này, có thể triển khai một số đề tài nghiên cứu gồm có:

+ Hình tượng trẻ em/ người phụ nữ trong một số sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng…

+Tuổi già/bệnh tật/miếng ăn/cái chết trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no…)

+ Sự kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại ở những bài thơ đã học của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.

Nhóm 2: Giai đoạn từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay

  1. Từ cách mạng tháng Tám 1945 cho đến 1975

  • Điểm nổi trội cho giai đoạn này đó chính là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhưng không phải vì thế mà không có những tìm tòi cách tân có ý nghĩa (đặc biệt là trong thơ). Một số đề tài nghiên cứu có thể triển khai:

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong một số tác phẩm thơ tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975.

+ Mối quan hệ giữa chất hiện thực và chất thơ trong thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp qua Đồng chí của Chính Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng.

+ Hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 qua một số tác phẩm đã học.

  1. Từ năm 1975 đến nay

  • Đây là giai đoạn văn học mở cửa với thế giới và vì thế có nhiều đổi mới, cách tân. Nhưng các tác giả xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn chưa thật nhiều, chưa có được độ lùi thời gian cần thiết để có thể thẩm định một cách chính xác, vì thế việc tập nghiên cứu là không dễ. Tuy vậy có thể triển khai một số đề tài sau:

+ Sự đối thoại với khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

+ Ý thức về sinh thái trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp.

+ Những đổi mới về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau năm 1975 qua truyện ngắn Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh và đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi (trích Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh.

+ Giới thiệu một tác giả/ tác phẩm/ hiện tượng văn học đương đại mà em tâm đắc.

+ Những biểu hiện của thơ tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo, nguyễn Quang Thiều….

+ Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam từ sau năm 1975 (khảo sát qua Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp).

Nhóm 3: Cũng có thể hình thành những nghiên cứu xuyên suốt trong cả hai giai đoạn.

  • Những nghiên cứu này mang tính quy mô và đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn:

+ Khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực từ thơ mới đến thơ đương đại qua một số tác giả tiêu biểu đã học.

+ Hình tượng những con người dưới đáy xã hội/bé nhỏ trong văn học hiện đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu đã học.

+  Hình tượng nhà văn, người nghệ sĩ trong một số truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

+ Những ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ/ văn xuôi/ văn học Việt Nam hiện đại.

+ Những đổi mới về nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Hoạt động 3: Một số phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại.

a. Mục tiêu: HS nắm được các phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại.

b. Nội dung: HS tìm hiểu các phương pháp sử dụng để nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Một số phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại 

  •  GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS để tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại thông qua các trạm dừng chân sau đây:

  • GV yêu cầu HS đọc kiến thức trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Trạm 1: Trình bày hiểu biết của em về phương pháp thống kê – phân loại?

+Trạm 2: Trình bày hiểu biết của em về phương pháp so sánh?

+ Trạm 3: Trình bày hiểu biết của em về phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại?

+ Trạm 4: Trình bày hiểu biết của em về phương pháp lịch sử?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

III. Một số phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại 

Trạm 1: Thống kê – phân loại

Hai phương pháp thường sóng đôi với nhau trong đó:

+ Thống kê: Giúp nhận biết đối tượng một cách định lượng. Ví dụ có thể thống kê trong truyện ngắn của Nam Cao, tỉ lệ của điểm nhìn từ ngôi thứ ba có tính toàn tri là bao nhiêu phần trăm, nhiều hơn hay ít hơn trong sự so sánh với điểm nhìn từ ngôi thứ ba giới hạn theo trường nhìn của nhân vật (hạn tri).

+ Phân loại: chia nhỏ đối tượng nghiên cứu qua đó hiểu sâu, hiểu chi tiết hơn về đối tượng. Ví dụ, với đối tượng nghiên cứu là điểm nhìn, ta có thể phân loại thành điểm nhìn từ ngôi thứ ba và điểm nhìn từ ngôi thứ nhất. trong điểm nhìn từ ngôi thứ ba lại có thể chia nhỏ hơn: điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri, điểm nhìn từ ngôi thứ ba giới hạn theo trường nhìn của nhân vật….

Trạm 2: Phương pháp so sánh

  • Đây là phương pháp nhằm chỉ ra điểm giống nhau hoặc sự độc đáo, khác biệt của đối tượng nghiên cứu.

  • So sánh là phương pháp đặc biệt quan trọng để phát hiện và hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu. Ví dụ để tìm hiểu sự mới mẻ của điểm nhìn trần thuật văn học hiện đại thì phải so sánh với điểm nhìn trần thuật trong văn học trung đại. Để hiểu được vì sao miêu tả những con người trong cuộc sống đời thường ở văn học hiện đại, hậu hiện đại lại là một cách tân phải so sánh với con người trong văn học trung đại. Để hiểu được sự độc đáo trong miêu tả những con người dưới đáy xã hội của Nam Cao thì phải so sánh với Thạch Lam, với Vũ Trọng Phụng,….

  • Theo chiều ngược lại có thể thông qua so sánh để nhận ra sự tương đồng của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Sự tương đồng trong cách miêu tả về người nông dân ở sáng tác của Ngô Tất Tố và Nam Cao, sự tương đồng của hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.

Trạm 3: Phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại

…………………..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 350k
  • Giáo án Powerpoint: 450k
  • Trọn bộ word + PPT: 750k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 -20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Một số đề kiểm tra giữa kì I - với ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay