Giáo án dạy thêm Toán 4 cánh diều Bài 26: Phép cộng, phép trừ

Dưới đây là giáo án Bài 26: Phép cộng, phép trừ. Bài học nằm trong chương trình Toán 4 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án toán 4 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Toán 4 cánh diều Bài 26: Phép cộng, phép trừ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 cánh diều cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

BÀI 26: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức: Ôn tập, củng cố và bồi dưỡng kiến thức:

- Vận dụng số có nhiều chữ số trong cuộc sống ở các lĩnh vực khác nhau thông qua việc tự tìm kiếm thông tin, lựa chọn sắp xếp và trình bày một số thông tin nổi bật về việc sử dụng số có nhiều chữ số trong cuộc sống

- Hiểu ý nghĩa của từng chữ số tỏng hoạt động thực hành tạo mã số, mã định danh gắn với tình huống cụ thể

- Lắp ghép, xếp hình khối nhằm phát hình trí tưởng tượng không gian.

  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học.
  • Năng lực giao tiếp toán học.
  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”:

+ GV đọc một phép tính cộng với số tròn nghìn bất kì. Ví dụ: 5 000 + 8 000.

+ GV chỉ vào 1 bạn bất kì trong lớp, bạn được chọn phải đọc ngay kết quả phép tính. Nếu sai sẽ bị nhận 1 hình phạt (múa, hát,..). Nếu đúng được quyền đọc một phép tính cộng với số tròn nghìn khác và chỉ định bạn tiếp theo trả lời.

- Sau 3p, GV kết thúc trò chơi, tuyên dương các bạn trả lời tốt, chuyển sang nội dung ôn tập.

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Ôn tập về phép cộng, phép trừ thông qua bài tập.

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Tính nhẩm

a) 45 000 + 75 000

250 000 – 30 000

600 000 + 900 000

b) 100 000 + 80 000 – 90 000

140 000 + 30 000 – 70 000

600 000 – 400 000 + 100 000

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân.

- GV mời đại diện 3 HS lên bảng lớp điền nhanh kết quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

 

 

Bài tập 2: Đặt tính rồi tính

a) 6 826 + 2 472

b) 45 927 + 23 976

c) 19 824 – 5 726

d) 182 734 – 78 625

 

 

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV mời 4 HS lên bảng lớp thực hiện đặt tính và tính

- HS còn lại chú ý đối chiếu đáp án, nhận xét.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.

Bài tập 3: Biểu thức nào dưới đây có giá trị bé nhất, biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn nhất?

a) A = 120 000 + 80 000 + 9 872

b) B = 485 908 – (500 000 – 300 000)

c) C = 29 876 – 8 761

d) D = 234 796 – 91 763

 

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện 2 HS lên bảng trình bày đáp án.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

 

 

 

Bài tập 4: Giải bài tập: 

Mẹ mua cho Hoa một bộ quần áo, đôi giày, và chiếc mũ hết tất cả 450 000 đồng. Trong đó, tổng số tiền của bộ quần áo và đôi giày là 355 000 đồng. Tính giá tiền của mỗi loại, biết rằng tiền của đôi giày nhiều hơn giá tiền của chiếc mũ là 110 000 đồng.

 

 

 

 

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm rồi tự trình bày vào vở.

- GV mời một HS lên bảng trình bày bài.

- GV chữa bài, nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 1:

a) 45 000 + 75 000 = 120 000

250 000 – 30 000 = 220 000

600 000 + 900 000 = 1 500 000

b) 100 000 + 80 000 – 90 000 = 180 000 – 90 000 = 90 000

140 000 + 30 000 – 70 000 = 170 000 – 70 000 = 100 000

600 000 – 400 000 + 100 000 = 200 000 + 100 000 = 300 000

 

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

Đáp án bài 2:

a)

b)

c)

d)

 

 

- HS nhận xét, chữa bài.

Đáp án bài 3:

a) A = 120 000 + 80 000 + 9 872 = 200 000 + 9 872 = 209 872

b) B = 485 908 – (500 000 – 300 000) = 485 908 – 200 000 = 285 908

c) C = 29 876 – 8 761 = 21 115

d) D = 234 796 – 91 763 = 143 033

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

 

Đáp án bài 4:

Bài giải

Gía tiền của chiếc mũ là:

450 000 – 355 000 = 95 000 (đồng)

Gía tiền của đôi giày là:

110 000 + 95 000 = 205 000 (đồng)

Gía tiền của bộ quần áo là:

355 000 – 205 000 = 150 000 (đồng)

Đáp số: 95 000 đồng; 205 000 đồng; 150 000 đồng

 

 

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Phép tính 560 000 + 40 000 có kết quả là

A. 560 000

B. 600 000

C. 500 000

D. 520 000

Câu 2: Phép tính 900 800 – 200 400 có kết quả là

A. 700 000

B. 407 000

C. 700 400

D. 704 000

Câu 3: Kết quả của phép tính 39 763 – 18 726 là

A. 21 007

B. 21 073

C. 21 037

D. 23 071

Câu 4: Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là

248 081 ...... 300 001

A. Không có dấu phù hợp

B. >

C. =

D. <

Câu 5: Gía trị của biểu thức 510 000 + 90 000 – 320 000 là

A. 280 000

B. 240 000

C. 282 000

D. 180 000

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 cánh diều cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 1: SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 2: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 3: PHÂN SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM PHẦN 4: CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

Chat hỗ trợ
Chat ngay